Lừa đảo qua mạng: Nạn nhân chẳng biết kêu ai?

VOV.VN - Thời gian gần đây, tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng gia tăng với thủ đoạn tinh vi phức tạp.

Tính đến hết năm 2018, Việt Nam có hơn 57 triệu người dùng Internet, hơn 36 triệu người sử dụng Internet trên di động, chiếm 60% dân số. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đến cuối năm 2018, tổng số lượng thẻ phát hành lũy kế lên tới trên 141 triệu thẻ. Bên cạnh sự phát triển của khoa học công nghệ thì vấn đề tội phạm an ninh mạng cũng đang đặt ra nhiều thách thức đối với các ngành chức năng.

Rất nhiều người là nạn nhân của đối tượng lừa đảo qua mạng( Ảnh minh họa)

Chị Nguyễn Thị Hoa, ở Hà Nội nhận được tin nhắn của bạn nhờ chuyển tiền vào một tài khoản để trả đặt hàng qua mạng. Khi biết mình bị lừa, chị đã gọi ngay đến Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam BIDV, là nơi có tài khoản của đối tượng lừa đảo chuyển tiền, thì được trả lời không được phép kiểm tra tài khoản này nếu như không có thông báo từ phía công an tài khoản có vấn đề.

“Họ cho tôi điện thoại đường dây nóng của Công an phòng chống tội phạm an ninh mạng nhưng tôi gọi nhiều lần không được. Tôi đã trình báo công an phường nhưng hơn một tháng cũng không thấy trả lời của công an và ngân hàng” - chị Hoa chia sẻ.

Bị lừa đảo qua mạng qua hình thức đội lốt người quen nhờ chuyển tiền không phải là hiếm. Tuy nhiên, việc xử lý, ngăn chặn của ngân hàng cũng như lực lượng chức năng với đối tượng lừa đảo qua mạng còn chậm.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Hội Luật gia thành phố Hà Nội cho rằng, khi khách hàng biết bị lừa đảo ngay lập tức phải báo ngân hàng để phong tỏa tài khoản và báo cơ quan điều tra làm rõ. Ngân hàng cũng phải có biện pháp chủ động hơn nữa để xử lý loại tội phạm lợi dụng lòng tin lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản.      

Thời gian gần đây, tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng gia tăng với thủ đoạn tinh vi phức tạp hơn. Nhiều đối tượng là người nước ngoài cấu kết với đối tượng trong nước thiết lập tổng đài trên nền tảng Internet, thực hiện các cuộc gọi giả mạo cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án để đe dọa yêu cầu chuyển tiền đến các tài khoản với lý do kiểm tra liên quan đến vi phạm, rồi chiếm đoạt. Đối tượng còn tạo ra website có giao diện gần giống các ngân hàng, cơ quan tổ chức xã hội, lừa người dùng đăng nhập để đánh cắp thông tin bảo mật. Sau đó đăng nhập vào tài khoản người dùng nhắn tin lừa bạn bè, người thân trong danh bạ qua hình thức nhờ chuyển tiền, mua thẻ điện thoại, thẻ game... Hay như bằng hình thức đăng tải nội dung bán hàng trên mạng xã hội quần áo, mỹ phẩm...yêu cầu người mua chuyển tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt.

Thiếu tá Vũ Việt Anh, Phòng An ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội cho biết: Tội phạm công nghệ cao thường dùng máy chủ từ nước ngoài. Trong quá trình đấu tranh khó khăn nhất là phối hợp với các nhà mạng như Facbook. Hiện các đối tượng thường dùng thủ đoạn mua lại tài khoản ngân hàng đứng tên của những người có hoàn cảnh khó khăn để đi lừa đảo.

Thiếu tá Vũ Việt Anh khuyến cáo, người dùng Facebook cần cảnh giác với tin nhắn làm quen với người nước ngoài, thông báo trúng thưởng, người thân vay tiền  nếu có thông tin chuyển tiền thì phải kiểm tra lại người thân để tránh mất tài sản.

Để đấu tranh phòng ngừa với loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, trước tiên cần nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân. Cùng với đó, cần có quy chế phối hợp, gắn trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị liên quan. Cụ thể, phía ngân hàng phải chủ động trong việc thông báo cho cơ quan công an và phải có trách nhiệm xử lý ngăn chặn kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/1: Người dùng Facebook cần lưu ý
Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/1: Người dùng Facebook cần lưu ý

VOV.VN - Để tránh những vi phạm được quy định trong luật, người dùng mạng xã hội cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đăng hoặc chia sẻ trên trang cá nhân

Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/1: Người dùng Facebook cần lưu ý

Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/1: Người dùng Facebook cần lưu ý

VOV.VN - Để tránh những vi phạm được quy định trong luật, người dùng mạng xã hội cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đăng hoặc chia sẻ trên trang cá nhân

Toàn văn dự thảo Nghị định về Luật An ninh mạng
Toàn văn dự thảo Nghị định về Luật An ninh mạng

VOV.VN - VOV trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật an ninh mạng.

Toàn văn dự thảo Nghị định về Luật An ninh mạng

Toàn văn dự thảo Nghị định về Luật An ninh mạng

VOV.VN - VOV trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật an ninh mạng.

Luật an ninh mạng có hiệu lực từ 1/1/2019: Siết chặt hoạt động trên mạng
Luật an ninh mạng có hiệu lực từ 1/1/2019: Siết chặt hoạt động trên mạng

VOV.VN - Luật An ninh mạng với 7 chương, 43 điều đã được gần 87% tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thông qua ngày 12/6/2018.

Luật an ninh mạng có hiệu lực từ 1/1/2019: Siết chặt hoạt động trên mạng

Luật an ninh mạng có hiệu lực từ 1/1/2019: Siết chặt hoạt động trên mạng

VOV.VN - Luật An ninh mạng với 7 chương, 43 điều đã được gần 87% tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thông qua ngày 12/6/2018.