Thực hiện chính sách đất đai: Người dân đứng ngoài cuộc?

VOV.VN - Nếu nhìn lại những khiếu kiện phức tạp, trở thành điểm nóng trong lĩnh
vực đất đai, có một điểm chung dễ nhận thấy là người dân thường đứng
ngoài cuộc trong quá trình thực thi chính sách đất đai của cấp chính
quyền.

Ngày 1/7/2015 là tròn một năm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành. Những điểm mới của luật đã phát huy ý nghĩa trong cuộc sống như thế nào? Nó giúp ích gì trong việc khắc tháo gỡ những nút thắt trong một lĩnh vực mà từ nhiều năm nay luôn có đến 70-80% đơn thư khiếu kiện, gây mất ổn định trật tự xã hội? Đối với các nhà quản lý cũng như người dân thì đây là những câu hỏi cần thiết được giải đáp một cách thỏa đáng, chính xác.

Nếu nhìn lại những khiếu kiện phức tạp, trở thành điểm nóng trong lĩnh vực đất đai, có một điểm chung dễ nhận thấy là người dân thường đứng ngoài cuộc trong quá trình thực thi chính sách đất đai của cấp chính quyền.

Các vị khách mời trong phòng thu của VOV

Đặc biệt, đối thoại với người dân, tăng cường giám sát của người dân trong xác định giá đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư gần như không được thực hiện hoặc thực hiện qua loa, hình thức. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự không đồng thuận, thậm chí, gây nên bức xúc lớn của người dân.

Đến thời điểm này, khi có Luật Đất đai năm 2013, những vấn đề này được thực thi như thế nào, điểm nghẽn, vướng mắc trong thực thi là gì? Trong chương trình “Đối thoại cuối tuần” phát trên Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1) của Đài Tiếng nói Việt Nam, phóng viên VOV sẽ trao đổi với 2 vị khách là Tiến sĩ Đào Trung Chính - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Quang Tuyến, Phó trưởng khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi:

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên