Vì sao tử tù không được hiến, ghép tạng cho người sống?

VOV.VN - Theo chuyên gia, khi tử tù bị tiêm thuốc độc thì các bộ phận trên cơ thể đã nhiễm chất độc nên không thể ghép cho người khác được nữa.

Tử tù xin hiến tạng không phải là câu chuyện mới đặt ra trong trường hợp của tử tù Nguyễn Hữu Tình (SN 2000, quê An Giang) – kẻ gây ra vụ thảm án giết 5 người trong cùng một gia đình này vừa bị TAND TPHCM tuyên án tử về 2 tội Giết người và Cướp tài sản.

Trước đó, tử tù Nguyễn Hải Dương cũng bàn bạc với người thân xin được thực hiện nguyện vọng cuối cùng là hiến tạng, nhằm chuộc lại một phần lỗi lầm mình gây ra trong quá khứ.

Bị cáo Nguyễn Hữu Tình tại phiên tòa sáng 9/7.
Đã có rất nhiều tranh luận khi bàn về nguyện vọng hiến xác của những tử tù. Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế).

PV: Nguyện vọng hiến tạng của một cá nhân, bất kể họ là ai đều đáng trân trọng. Tuy nhiên việc tử tù hiến tạng lại tạo ra 2 luồng ý kiến khác nhau. Luật hiến và nhận mô bộ phận cơ thể người thì có quy định cho đối tượng này hay không, thưa ông?

Ông Nguyễn Huy Quang: Việc các tử tù mong muốn được hiến mô bộ phận cơ thể mình trước khi thi hành án là nghĩa cử cao đẹp, đáng được trân trọng. Luật quy định chung cho những người muốn hiến bộ phận cơ thể người thì phải bảo đảm các điều kiện: trên 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có năng lực về mặt pháp luật...

Qua phân tích như vậy cho thấy, trường hợp trên không đáp ứng được yêu cầu đó, vì mô tạng của tử tù mà hiện nay theo Luật thi hành án hình sự thì phải tiêm thuốc độc. Khi tiêm thuốc độc rồi thì mô tạng không đủ tiêu chuẩn để ghép cho người khác nữa. Chính vì vậy, không đặt vấn đề lấy mô bộ phận cơ thể của tử tù hiến cho người khác.

PV: Nếu đặt vấn đề lấy mô tạng trước khi thi hành án thì như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Huy Quang: Có thể nói chưa có quốc gia nào trên thế giới quy định vấn đề về tử tù hiến mô bộ phận cơ thể người và Việt Nam cũng như vậy. Bởi vì khi lấy bộ phận cơ thể của người sống, thì phải xét nghiệm, chiếu chụp xem bộ phận cơ thể đó có phù hợp hay không. Các tử tù đang trong giai đoạn biệt giam, họ không được quyền ra ngoài để thực hiện các việc trên, nên đây cũng là vấn đề khó.

Hơn nữa, trong khi thi hành án thì họ phải đủ nhận thức đến ngày này, với tội danh thế này thì bị thi hành án và cơ quan thi hành án phải đọc cáo trạng trước khi tiêm thuốc độc.

Chúng ta cứ thử hình dung, một tử tù chuẩn bị tiêm thuốc độc rồi nhưng trước đó lại bị gây mê, lấy bộ phận cơ thể của họ hiến cho người khác, thì về mặt đạo đức, truyền thống văn hóa xã hội không ai chấp nhận. Ngay cả bản thân những người làm với tử tù đó cũng vô nhân đạo.

PV: Cơ thể người hiến tạng sẽ được sử dụng vào 2 mục đích: cho nghiên cứu khoa học và cấy ghép vào cơ thể người khác. Tranh luận phát sinh chủ yếu ở mục đích thứ 2. Còn nếu tử tù có nguyện vọng và việc hiến xác chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học thì liệu có được chấp thuận không, thưa ông?

Ông Nguyễn Huy Quang: Vấn đề về nghiên cứu khoa học thì trước đây trên thế giới không lưu giữ xác của một tử tù nào để nghiên cứu khoa học. Bởi vì người hiến không phải là tử tù thì vẫn thừa cho việc nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật còn có những dạng hình người mang tính chất mô phỏng nên nhu cầu đó không cần nữa.

PV: Những bệnh nhân đang có nhu cầu ghép tạng, đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết thì nhận tạng giữa người tốt hay xấu, với họ kết quả không có gì khác nhau. Ở góc độ của mình, ông nghĩ như thế nào?

Ông Nguyễn Huy Quang: Tạng của tử tù hay của một người tốt đều giống nhau cả, với tư cách cùng là vật chất, tức là một bộ phận cơ thể người. Nếu bộ phận cơ thể người đó đủ điều kiện về sức khỏe ghép cho người khác có sự tương ứng về mặt sinh học thì vẫn thực hiện được. Nên việc người bệnh không phân biệt tạng của tử tù hay người tốt cũng là đúng.

PV: Liệu rằng có đề xuất, hướng giải quyết đối với tử tù có nguyện vọng được hiến tạng vừa đảm bảo pháp luật, công lý được thực thi nhưng vẫn có khả năng sử dụng những mô tạng đó để cứu những sinh mạng khác không, thưa ông?

Ông Nguyễn Huy Quang: Chúng ta đã chuyển từ hình thức tử hình bằng xử bắn sang hình thức tiêm thuốc độc, thì các bộ phận cơ thể người đã nhiễm tất cả các chất độc thì cũng không thể nào lấy được nữa. Các nước khác cũng không có luật cho phép lấy mô tạng của tử tù.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hung thủ gây thảm án ở Bình Tân sẽ đối diện mức án nào?
Hung thủ gây thảm án ở Bình Tân sẽ đối diện mức án nào?

VOV.VN - Hai vụ thảm án khiến 5 người trong một nhà ở quận Bình Tân (TPHCM) và 6 người trong một nhà ở Bình Phước bị sát hại đều có chung nguyên nhân thù tức

Hung thủ gây thảm án ở Bình Tân sẽ đối diện mức án nào?

Hung thủ gây thảm án ở Bình Tân sẽ đối diện mức án nào?

VOV.VN - Hai vụ thảm án khiến 5 người trong một nhà ở quận Bình Tân (TPHCM) và 6 người trong một nhà ở Bình Phước bị sát hại đều có chung nguyên nhân thù tức

Tuyên án tử hình kẻ giết 5 người tại huyện Bình Tân
Tuyên án tử hình kẻ giết 5 người tại huyện Bình Tân

VOV.VN- Bị cáo Tình xin lỗi bị hại, xin lỗi cha mẹ, đồng thời nói muốn hiến tạng sau khi thi hành án. 

Tuyên án tử hình kẻ giết 5 người tại huyện Bình Tân

Tuyên án tử hình kẻ giết 5 người tại huyện Bình Tân

VOV.VN- Bị cáo Tình xin lỗi bị hại, xin lỗi cha mẹ, đồng thời nói muốn hiến tạng sau khi thi hành án. 

Kẻ gây thảm án ở Hà Nội muốn hiến tạng dù “sống hay chết“
Kẻ gây thảm án ở Hà Nội muốn hiến tạng dù “sống hay chết“

VOV.VN -Nguyễn Văn Kỳ - kẻ gây thảm án ở Hà Nội tại phiên tòa phúc thẩm vẫn quyết tâm xin được hiến tạng cho khoa học dù sống hay chết.

Kẻ gây thảm án ở Hà Nội muốn hiến tạng dù “sống hay chết“

Kẻ gây thảm án ở Hà Nội muốn hiến tạng dù “sống hay chết“

VOV.VN -Nguyễn Văn Kỳ - kẻ gây thảm án ở Hà Nội tại phiên tòa phúc thẩm vẫn quyết tâm xin được hiến tạng cho khoa học dù sống hay chết.

Cận cảnh hiện trường vụ thảm sát 5 người trong một nhà ở Bình Tân
Cận cảnh hiện trường vụ thảm sát 5 người trong một nhà ở Bình Tân

VOV.VN - Sáng 30/3, VKSND và Công an TP.HCM đã tiến hành kiểm tra hiện trường vụ thảm sát 5 người trong gia đình tại quận Bình Tân.

Cận cảnh hiện trường vụ thảm sát 5 người trong một nhà ở Bình Tân

Cận cảnh hiện trường vụ thảm sát 5 người trong một nhà ở Bình Tân

VOV.VN - Sáng 30/3, VKSND và Công an TP.HCM đã tiến hành kiểm tra hiện trường vụ thảm sát 5 người trong gia đình tại quận Bình Tân.

Tình tiết mới vụ giết 5 người trong một gia đình ở Bình Tân, TP HCM
Tình tiết mới vụ giết 5 người trong một gia đình ở Bình Tân, TP HCM

VOV.VN- Không chỉ giết cả nhà ông chủ và cướp xe máy, Nguyễn Hữu Tình còn lấy đi nhiều tài sản khác của gia chủ.

Tình tiết mới vụ giết 5 người trong một gia đình ở Bình Tân, TP HCM

Tình tiết mới vụ giết 5 người trong một gia đình ở Bình Tân, TP HCM

VOV.VN- Không chỉ giết cả nhà ông chủ và cướp xe máy, Nguyễn Hữu Tình còn lấy đi nhiều tài sản khác của gia chủ.

Dựng lại hiện trường vụ thảm án ở Bình Tân, sao lại không?
Dựng lại hiện trường vụ thảm án ở Bình Tân, sao lại không?

VOV.VN - Theo quy định của BLTTHS 2015, việc dựng lại hiện trường do cơ quan điều tra quyết định, tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp của từng vụ án. 

Dựng lại hiện trường vụ thảm án ở Bình Tân, sao lại không?

Dựng lại hiện trường vụ thảm án ở Bình Tân, sao lại không?

VOV.VN - Theo quy định của BLTTHS 2015, việc dựng lại hiện trường do cơ quan điều tra quyết định, tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp của từng vụ án. 

Hiện trường vụ thảm án hiếp dâm không thành giết 4 người ở Cao Bằng
Hiện trường vụ thảm án hiếp dâm không thành giết 4 người ở Cao Bằng

VOV.VN - Trong vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng tại xóm Nà Phạc, xã Quang Trọng, huyện Thạch An, Cao Bằng, 4 người đã thiệt mạng và 1 căn nhà bị thiêu rụi.

Hiện trường vụ thảm án hiếp dâm không thành giết 4 người ở Cao Bằng

Hiện trường vụ thảm án hiếp dâm không thành giết 4 người ở Cao Bằng

VOV.VN - Trong vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng tại xóm Nà Phạc, xã Quang Trọng, huyện Thạch An, Cao Bằng, 4 người đã thiệt mạng và 1 căn nhà bị thiêu rụi.