Ca sĩ Út Mai tiết lộ kỷ niệm về thời đi học cùng Tùng Dương

VOV.VN - Út Mai cho biết, nhờ âm nhạc, chị đã trưởng thành hơn rất nhiều. Nghĩ lại những tháng ngày mới ra Hà Nội lập nghiệp, nữ ca sĩ nhớ mãi không quên.

Út Mai tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, hiện chị đang là giảng viên Thanh nhạc của trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Năm 2003, chị giành giải Nhì cuộc thi Tiếng hát truyền hình Thanh Hoá 2003, tham gia cuộc thi Sao Mai 2003 và lọt vào Top 10 thí sinh trong đêm chung kết toàn quốc. Năm 2004, chị giành Huy chương Vàng cuộc thi Tiếng hát sinh viên các trường nghệ thuật toàn quốc do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức; giành Huy chương Vàng cuộc thi Tiếng hát sinh viên, học sinh Trung học chuyên nghiệp toàn quốc…

Với hơn 20 năm theo đuổi sự nghiệp ca hát, Út Mai đã ra mắt các album: "Sao không là bài ca", CD, DVD "Bến xuân xưa". Cuối năm 2023, chị có ra album "Quê ơi"…  Mới đây, nữ ca sĩ gốc Thanh Hoá thực hiện hơn 20 bài hát dân ca các vùng miền như: "Lỡ hẹn với dòng Lam", "Tìm em câu ví sông Lam", "Nhớ quê", "Hà Tĩnh quê ơi", "Đường về xứ Thanh"… để phát trên Youtube. 

Út Mai từng thể hiện rất thành công và được nhiều người yêu mến qua các ca khúc: "Đất nước lời ru", "Bài ca Hà Nội", "Mùa chim én bay", "Khát vọng", "Gần lắm Trường Sa", "Khúc hát sông quê", "Quảng Bình quê ta ơi"… Nữ ca sĩ cho hay, việc chị ít xuất hiện trước công chúng và ít ra sản phẩm mới là do bận rộn với việc giảng dạy thanh nhạc.

Chị chia sẻ thêm rằng, trước khi vào Học viện Âm nhạc Quốc gia, chị từng học thanh nhạc ở Đại học Văn hoá -Thể thao và Du lịch Thanh Hóa và được giữ làm giảng viên. Sau đó, chị được trường cử đi học tại chức ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, nhưng một năm chỉ học 3 tháng. Vì thích đi học nên chị quyết định nghỉ trong Thanh Hoá để ra thi đại học chính quy ở Học viện. 

Út Mai tiết lộ rằng, chị và Tùng Dương từng học cùng lớp nhau. Chị ấn tượng về nam ca sĩ là một người thông minh nhưng… mải chơi, hay mượn tài liệu của chị và cả 2 chơi với nhau rất vô tư. “Tôi và Tùng Dương hay xưng ông - tôi, cậu ấy hay gọi tôi là “bà Út", Dương học nhạc nhẹ nên học cũng vất vả nhưng khi thi hay chọn bài chuẩn nên thi điểm cũng cao”, Út Mai chia sẻ.

Nữ ca sĩ kể lại, những ngày đầu tiên ra Hà Nội lập nghiệp, chị gặp nhiều khó khăn: “Hồi đó, tôi đi từ Thanh Hoá ra học là tay trắng, tự mình lo liệu, tìm hiểu hết. Năm học đầu tiên, tôi đã đi diễn ở các quán cà phê, tụ điểm ca nhạc với cát-xê 70.000 - 80.000 đồng, ở nhà trọ trong căn nhà 7m2 cùng ca sĩ Thành Lê, tôi cũng cố gắng vừa học vừa đi làm thêm để đảm bảo cuộc sống và việc học tập của mình”.

Út Mai kể lại, hồi đó chị từng được NSND Thanh Hoa mời đi hát ở quán cà phê, NSND Thanh Hoa cũng ưu ái chị khi được bà trả cát-xê 120.000 đồng/đêm diễn. Nữ ca sĩ nói, tên khai sinh của mình là Út nên NSND Thanh Hoa bảo “hay tìm một nghệ danh nào đó đi", sau đó chính cô Thanh Hoa đã đặt tên cho chị là Út Mai vì chị từng tham gia cuộc thi Sao Mai 2003.

“Tôi luôn biết ơn cô vì những ngày đầu chân ướt chân ráo ra Hà Nội, cô đã tạo điều kiện, giúp đỡ mình rất nhiều. Tên của cô đặt cho tôi cũng rất “lộc", nhiều người cũng đã biết đến Út Mai và mời đi biểu diễn", chị tâm sự.

Ca sĩ Út Mai cho biết: “Từ khi là sinh viên còn ngồi trên ghế giảng đường, đến khi trở thành giảng viên âm nhạc, ca sĩ chuyên nghiệp tôi đều tự mình cố gắng. Gia đình không ai theo nghệ thuật, cũng không có điều kiện, thậm chí còn ăn không đủ no nên nếu tôi không cố gắng, mình sẽ mãi dậm chân tại chỗ. May mắn khi ra Hà Nội học, được các thầy cô dìu dắt và chỉ bảo rất nhiều".

Nữ ca sĩ nói, chị có hơn 10 năm học về âm nhạc, chị thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều, từ một cô bé quê Thanh Hoá, chị đang đứng trên bục giảng để dạy các em sinh viên. Đây là giấc mơ của chị. “Nhiều khi nghĩ lại, tôi thấy đời mình như một giấc mơ, vì nếu không nỗ lực, tôi đã không có được ngày hôm nay”, chị chia sẻ.

Chị kể lại, năm thi Sao Mai chị có hát nhạc thính phòng, sau đó chuyển sang dòng nhạc dân gian. Chị có thể hát những dòng nhạc khác nhau nhưng chủ yếu là nhạc chính thống. “Mới đây, bác Diệu Thuý - nguyên trưởng Khoa Thanh Nhạc, Học viện Âm nhạc có nói với tôi: “Bác thấy con hát dân gian đúng với con nhất, đúng sở trường và hơi thở tốt nhất". Có lẽ tôi được sống với đam mê của mình nên vẫn giữ được phong độ giọng hát", chị bộc bạch.

Út Mai thi Sao Mai 2003 cùng Khánh Linh, Hoàng Tùng, Phương Thảo… thời đó cuộc thi này vẫn chưa chia dòng nhạc nên các thí sinh có thể hát nhiều loại nhạc. “Ngày đó, các thí sinh dự thi đều chân chất. Tôi có 1 bộ áo dài mặc hết qua các vòng loại rồi vào đến chung kết. Hôm giao lưu trên biển với công nhân mỏ ở Quảng Ninh, tôi và một thí sinh bị lạc mà không có điện thoại di động. Sau đó, người bạn đi cùng tôi cũng tìm đường để hai anh em trở về được”, nữ ca sĩ kể.

Út Mai cho hay, hiện tại, ngoài việc đi dạy ở trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, chị còn đi hát nếu có lời mời: “Tôi cũng được Tổ đãi nên có những lúc chạy show liên tục, có ngày hát đến 7 show diễn, riêng việc di chuyển giữa các nơi cũng phải căn ke sao cho hợp lý. Tuy nhiên, sau dịch Covid-19 thì show diễn không còn nhiều nữa. Tôi quan niệm thôi thì mình vẫn có công việc ổn định, nếu có lời mời thì tôi đi diễn chứ không phải tìm mọi cách để được mời... Đời nghệ sĩ như con tằm nhả tơ, cứ chăm chỉ mang lại tiếng hát cho đời thì cũng có “quả ngọt" sau những nỗ lực của mình. Qua nhiều thăng trầm, hiện tại tôi có một cuộc sống ổn định. Tôi nghĩ, mình cứ bằng lòng với những gì mình có, được đi hát là hạnh phúc rồi".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

MV “Bản tình ca màu nắng” ra mắt đúng dịp Valentine
MV “Bản tình ca màu nắng” ra mắt đúng dịp Valentine

VOV.VN - Nhân mùa Valentine 2024, Phạm Phương Thảo ra mắt MV mới “Bản tình ca màu nắng”. Ca khúc là sáng tác mới của chính Phạm Phương Thảo, về một cảm xúc tình yêu bất chợt, nhưng đầy rung động, không kém phần thuỷ chung sâu sắc.

MV “Bản tình ca màu nắng” ra mắt đúng dịp Valentine

MV “Bản tình ca màu nắng” ra mắt đúng dịp Valentine

VOV.VN - Nhân mùa Valentine 2024, Phạm Phương Thảo ra mắt MV mới “Bản tình ca màu nắng”. Ca khúc là sáng tác mới của chính Phạm Phương Thảo, về một cảm xúc tình yêu bất chợt, nhưng đầy rung động, không kém phần thuỷ chung sâu sắc.

"Mùa chim én bay" - bản tình ca của yêu đương và hạnh phúc
"Mùa chim én bay" - bản tình ca của yêu đương và hạnh phúc

VOV.VN - Ca khúc "Mùa chim én bay" mở ra cho ta như thấy mùa xuân đang ùa về với gió đồng nhè nhẹ thổi, hương hoa ngan ngát, chim én bay lượn rợp trời. Tình yêu của tuổi trẻ, của lứa đôi trong mùa chim én bay gợi cho tất cả chúng ta những giây phút yêu đương và hạnh phúc.

"Mùa chim én bay" - bản tình ca của yêu đương và hạnh phúc

"Mùa chim én bay" - bản tình ca của yêu đương và hạnh phúc

VOV.VN - Ca khúc "Mùa chim én bay" mở ra cho ta như thấy mùa xuân đang ùa về với gió đồng nhè nhẹ thổi, hương hoa ngan ngát, chim én bay lượn rợp trời. Tình yêu của tuổi trẻ, của lứa đôi trong mùa chim én bay gợi cho tất cả chúng ta những giây phút yêu đương và hạnh phúc.

Bài hát "Xuân chiến khu" - Còn đó lâng lâng một ước vọng thanh bình
Bài hát "Xuân chiến khu" - Còn đó lâng lâng một ước vọng thanh bình

VOV.VN - "Xuân chiến khu" bài hát giản dị và hồn nhiên như một giấc mộng thanh bình, như mai vàng chợt nở. Có cái gì đó trong trẻo và mộc mạc trong cả lời ca và âm nhạc.

Bài hát "Xuân chiến khu" - Còn đó lâng lâng một ước vọng thanh bình

Bài hát "Xuân chiến khu" - Còn đó lâng lâng một ước vọng thanh bình

VOV.VN - "Xuân chiến khu" bài hát giản dị và hồn nhiên như một giấc mộng thanh bình, như mai vàng chợt nở. Có cái gì đó trong trẻo và mộc mạc trong cả lời ca và âm nhạc.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và ca khúc “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân”
Nhạc sĩ Phạm Tuyên và ca khúc “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân”

VOV.VN - Nhạc sĩ Phạm Tuyên kể: “Tôi sáng tác ca khúc này khi đang học trên Việt Bắc. Khi đó nhà thơ Lê Đạt, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng có mang lên một số tài liệu tiếng Pháp. Tôi đọc, trong đó có câu rất cảm động: “Chủ nghĩa cộng sản là mùa xuân của nhân loại”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và ca khúc “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân”

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và ca khúc “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân”

VOV.VN - Nhạc sĩ Phạm Tuyên kể: “Tôi sáng tác ca khúc này khi đang học trên Việt Bắc. Khi đó nhà thơ Lê Đạt, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng có mang lên một số tài liệu tiếng Pháp. Tôi đọc, trong đó có câu rất cảm động: “Chủ nghĩa cộng sản là mùa xuân của nhân loại”.