Rạn nứt trong nội bộ NATO về việc trao cho Ukraine lộ trình gia nhập

VOV.VN - Mỹ đang phản đối những nỗ lực của một số nước châu Âu nhằm cung cấp cho Ukraine "lộ trình" trở thành thành viên NATO trong Hội nghị Thượng đỉnh của liên minh này vào tháng 7 tới, cho thấy những chia rẽ của phương Tây trong lập trường về tình trạng sau xung đột của Ukraine.

Rạn nứt trong nội bộ NATO về việc kết nạp Ukraine

Mỹ, Đức và Hungary đang phản đối nỗ lực từ một số quốc gia như Ba Lan và các nước vùng Baltic nhằm giúp Kiev thiết lập mối quan hệ sâu sắc hơn với NATO và thúc đẩy liên minh này đưa ra những tuyên bố rõ ràng về tư cách thành viên của Ukraine trong tương lai, 4 nguồn tin thân cận với vấn đề nhận định với Financial Times.

Sự chia rẽ đã ngày càng hiện rõ trong cuộc gặp của các Ngoại trưởng NATO tuần này ở Brussels khi các quan chức dự định dành ra 2 tháng tới để đàm phán trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng 7 ở Vilnius, Litva.

Các cuộc đàm phán cũng diễn ra giữa bối cảnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông chỉ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh trên nếu được đưa ra những bước đi cụ thể về việc trở thành thành viên NATO, chẳng hạn như những đảm bảo an ninh sau xung đột từ các nước thành viên hoặc sự hợp tác sâu sắc hơn với liên minh.

Năm 2008, NATO nhất trí Ukraine sẽ trở thành thành viên của liên minh vào một thời điểm nào đó nhưng không có tuyên bố đi xa hơn. Vào lúc đó, chính Mỹ đã kêu gọi NATO cung cấp cho Ukraine một khung thời gian gia nhập cụ thể, còn được gọi là Kế hoạch Thành động Thành viên nhưng Pháp và Đức đã phản đối do lo ngại động thái này sẽ khiêu khích Nga.

Ukraine chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào năm ngoái sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt. Phần Lan và Thụy Điển cũng có động thái tương tự. Đầu tuần này, Phần Lan đã chính thức gia nhập liên minh.

Tháng trước, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trình bày trước các nước thành viên một kế hoạch đề xuất, vạch ra những đề nghị "chính trị và thực tế" cho Kiev, các quan chức cho hay. Tài liệu này bao gồm một đề nghị tuyên bố mới về mối quan hệ giữa Ukraine với NATO, được xây dựng dựa trên tuyên bố năm 2008.

Các nhà ngoại giao tham gia các cuộc thảo luận tuần này cho biết, các ngoại trưởng NATO đã có cuộc tranh luận gay gắt ở Brussels về những gì nên được đề xuất cho Ukraine. Các nước thành viên đã cho thấy sự khác biệt rõ ràng về những yêu cầu của họ, trái với sự nhất trí rộng rãi mà NATO vẫn thường khẳng định kể từ Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2 năm ngoái.

"Chúng tôi đã trải qua một vài tuần đàm phán khó khăn trước khi thu hẹp khoảng cách và vạch ra một kết quả chính trị", một quan chức phương Tây nói.

Tất cả 31 thành viên NATO nhất trí rằng tư cách thành viên không phải là một lựa chọn ngắn hạn và sẽ không thể được thảo luận nghiêm túc trong khi xung đột diễn ra.

Lập trường của Mỹ

2 nguồn tin tiết lộ, ngày càng nhiều bên ủng hộ việc cung cấp cho Ukraine một "lộ trình chính trị" tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO vào tháng 7 nhằm "làm dày thêm" mối quan hệ giữa liên minh này và Kiev. Tuy nhiên, Mỹ đã phản đối đề xuất trên.

Thay vào đó, Washington hối thúc các đồng minh tập trung vào sự hỗ trợ nhân đạo, tài chính và quân sự trong ngắn hạn để giúp Ukraine chống cự cũng như đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga. Sự hỗ trợ thực tế như cung cấp đạn dược nên là ưu tiên chính tại Thượng đỉnh NATO, các quan chức Mỹ cho hay, đồng thời nhận định các cuộc thảo luận về quan hệ chính trị hậu xung đột sẽ chỉ làm loãng mục tiêu này.

Washington cũng lo ngại, việc làm sâu sắc mối quan hệ giữa Ukraine và NATO trong xung đột có thể dẫn đến đối đầu Nga - NATO và làm gia tăng nguy cơ triển khai vũ khí hạt nhân.

"Để giải quyết câu hỏi khi nào và bằng cách nào đưa Ukraine vào liên minh, như Tổng thư ký NATO đã tuyên bố, chúng ta phải đảm bảo Ukraine là một nước độc lập và có chủ quyền", một quan chức Mỹ cho hay.

Một lựa chọn đang được cân nhắc là nâng cao ủy ban NATO - Ukraine hiện tại thành hội đồng NATO – Ukraine, một bước đi nâng cấp Ukraine thành một đối tác của liên minh, đưa nước này tham gia vào nhiều cuộc họp và quá trình tham vấn của NATO, trong đó bao gồm cả việc tiếp cận các thông tin tình báo. Nga cũng có một hình thức như vậy với NATO nhưng đã bị trì hoãn sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

Các nước NATO cũng đang thảo luận về việc liệu có nên đưa ra một tuyên bố riêng về Ukraine trong Hội nghị Thượng đỉnh của liên minh hay không, hay vấn đề này nên được đưa vào tuyên bố chung của hội nghị.

Một người phát ngôn NATO đã chỉ ra những tuyên bố công khai của ông Stoltenberg sau các cuộc họp ngày 5/4, khi ông nhắc lại cam kết năm 2008 của NATO với Ukraine. Tuy nhiên, ông Stoltenberg cho biết, việc biến cam kết đó thành hiện thực phụ thuộc vào việc Ukraine "là một quốc gia độc lập có chủ quyền", đồng thời lực lượng vũ trang của nước này phải đáp ứng các học thuyết và hành động theo tiêu chuẩn NATO.

"Sự dịch chuyển đã bắt đầu nhưng chúng tôi nỗ lực này diễn ra nhiều hơn và nhanh hơn”, ông Stoltenberg nói.

Trong khi đó, tại trụ sở của NATO ngày 5/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhận định với báo giới, cánh cửa của liên minh vẫn để ngỏ cho Ukraine.

"Sẽ không có gì thay đổi về điều đó", ông Blinken nói, đồng thời cho biết trọng tâm trước mắt nên tập trung vào việc hỗ trợ Ukraine chuẩn bị cho cuộc phản công và đưa các lực lượng của nước "lên tầm tiêu chuẩn NATO"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi các bên tích lũy lòng tin cho hòa đàm về Ukraine
Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi các bên tích lũy lòng tin cho hòa đàm về Ukraine

VOV.VN - Phát biểu khi gặp Tổng thống Pháp và lãnh đạo châu Âu tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 6/4 cho rằng, để giải quyết vấn đề Ukraine, các bên cần tạo điều kiện cho đình chiến hòa đàm bằng tích lũy lòng tin.

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi các bên tích lũy lòng tin cho hòa đàm về Ukraine

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi các bên tích lũy lòng tin cho hòa đàm về Ukraine

VOV.VN - Phát biểu khi gặp Tổng thống Pháp và lãnh đạo châu Âu tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 6/4 cho rằng, để giải quyết vấn đề Ukraine, các bên cần tạo điều kiện cho đình chiến hòa đàm bằng tích lũy lòng tin.

3 mặt trận ác liệt nhất trong cuộc giao tranh ở phía Đông Ukraine
3 mặt trận ác liệt nhất trong cuộc giao tranh ở phía Đông Ukraine

VOV.VN - Các cuộc giao tranh dữ dội nhất đang diễn ra ở Bakhmut, Avdiivka và Mariinka thuộc phía Đông Ukraine trong khi các lực lượng của Kiev tập trung vào Bakhmut để cố gắng làm cạn kiệt nguồn lực của Nga, quân đội Ukraine cho hay ngày 6/4.

3 mặt trận ác liệt nhất trong cuộc giao tranh ở phía Đông Ukraine

3 mặt trận ác liệt nhất trong cuộc giao tranh ở phía Đông Ukraine

VOV.VN - Các cuộc giao tranh dữ dội nhất đang diễn ra ở Bakhmut, Avdiivka và Mariinka thuộc phía Đông Ukraine trong khi các lực lượng của Kiev tập trung vào Bakhmut để cố gắng làm cạn kiệt nguồn lực của Nga, quân đội Ukraine cho hay ngày 6/4.

Ukraine đưa “rồng phun lửa” UR-77 tới Bakhmut, Nga đáp trả bằng "hỏa thần" TOS-1A
Ukraine đưa “rồng phun lửa” UR-77 tới Bakhmut, Nga đáp trả bằng "hỏa thần" TOS-1A

VOV.VN - Ukraine được cho là đã triển khai tổ hợp phá mìn UR-77 có sức công phá lớn tại Bakhmut, còn Nga sử dụng hệ thống pháo phản lực nhiệt áp hạng nặng TOS-1A phóng tên lửa nhiệt áp cực mạnh vào cứ điểm của đối phương.

Ukraine đưa “rồng phun lửa” UR-77 tới Bakhmut, Nga đáp trả bằng "hỏa thần" TOS-1A

Ukraine đưa “rồng phun lửa” UR-77 tới Bakhmut, Nga đáp trả bằng "hỏa thần" TOS-1A

VOV.VN - Ukraine được cho là đã triển khai tổ hợp phá mìn UR-77 có sức công phá lớn tại Bakhmut, còn Nga sử dụng hệ thống pháo phản lực nhiệt áp hạng nặng TOS-1A phóng tên lửa nhiệt áp cực mạnh vào cứ điểm của đối phương.

Phản ứng của Nga khi Ukraine đề cập đàm phán về Crimea
Phản ứng của Nga khi Ukraine đề cập đàm phán về Crimea

VOV.VN - Ukraine đề cập các cuộc đàm phán về tình trạng bán đảo Crimea để chuyển hướng sự chú ý khỏi những thất bại mà các lực lượng của nước này đang đối mặt, Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Quốc tế của Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) Leonid Slutsky cho hay ngày 6/4.

Phản ứng của Nga khi Ukraine đề cập đàm phán về Crimea

Phản ứng của Nga khi Ukraine đề cập đàm phán về Crimea

VOV.VN - Ukraine đề cập các cuộc đàm phán về tình trạng bán đảo Crimea để chuyển hướng sự chú ý khỏi những thất bại mà các lực lượng của nước này đang đối mặt, Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Quốc tế của Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) Leonid Slutsky cho hay ngày 6/4.

Tass: Ukraine cố thủ ở Bakhmut bất chấp Nga tuyên bố kiểm soát thành phố
Tass: Ukraine cố thủ ở Bakhmut bất chấp Nga tuyên bố kiểm soát thành phố

VOV.VN - Quân đội Ukraine vẫn chưa rút khỏi Bakhmut, Giám đốc công ty quân sự tư nhân Wagner - ông Yevgeny Prigozhin cho hay ngày 6/4.

Tass: Ukraine cố thủ ở Bakhmut bất chấp Nga tuyên bố kiểm soát thành phố

Tass: Ukraine cố thủ ở Bakhmut bất chấp Nga tuyên bố kiểm soát thành phố

VOV.VN - Quân đội Ukraine vẫn chưa rút khỏi Bakhmut, Giám đốc công ty quân sự tư nhân Wagner - ông Yevgeny Prigozhin cho hay ngày 6/4.