Vụ ông lão 79 tuổi quỳ ở Tòa án Đồng Nai: "Vô phúc đáo tụng đình"!

VOV.VN - Nhiều điểm vô lý trong các phán quyết đối với vụ án lão nông 79 tuổi theo đuổi vụ kiện gần 20 năm vẫn chưa được làm rõ. Mỗi phiên tòa đưa ra một quan điểm xét xử.

Nhiều điểm phi lý!

20 năm kể từ ngày khởi kiện, 9 năm sau quyết định giám đốc thẩm hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm của tòa án các cấp ở Đồng Nai, ngày 3/10/2019, Tòa án Nhân dân huyện Vĩnh Cửu mới đưa ra phán quyết cấp sơ thẩm đối với vụ việc “Tranh chấp hợp đồng nhận thuê khoán hồ vườn ươm” giữa nguyên đơn là ông Trần Hữu Sỹ (79 tuổi ngụ tại Ấp 2, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) với bị đơn là Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai. Toà buộc bị đơn phải hoàn trả ông Sỹ 1,23 tỷ đồng cho khoản đầu tư xây dựng và cải tạo diện tích hồ thuê khoán. 

Ông Trần Hữu Sỹ thắng kiện nhưng vẫn tiếp tục kháng cáo, bởi sự phi lý trong bản án sơ thẩm. Ông Sỹ cho biết, đã phải bán 13ha đất với giá 1,3 tỷ đồng, để cải tạo một vùng trũng thành 27ha hồ như ngày hôm nay. Nhưng khi xem xét toà án huyện Vĩnh Cửu yêu cầu bị đơn bồi thường 1,23 tỷ đồng, vì lâm trường không có lỗi trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng nên không phải chịu tiền lãi suất ngân hàng.

Theo ông Sỹ, điều này là bất hợp lý bởi việc Toà án nhân dân tối cao huỷ hai bản án yêu cầu xét xử lại từ đầu vì một trong những lý do: Lâm trường Mã Đà (nay là Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai) đã vi phạm hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa hai bên là 20 năm; theo định kỳ 5 năm sẽ có một lần bàn bạc điều chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên, mới 2 năm 9 tháng lâm trường đã chủ động điều chỉnh. Vì vậy, lỗi hoàn toàn do lâm trường nên phải bồi thường thiệt hại cho ông Trần Hữu Sỹ.

Ông Sỹ cho biết, bản án sơ thẩm của Toà án Nhân dân huyện Vĩnh Cửu còn thể hiện sự vô lý ở chỗ là không bồi thường tiền mua 3 triệu con cá giống thả nuôi do không có hoá đơn mua cá. Điều này khác gì "đánh đố" người nông dân, vì thực tế thời điểm đó việc mua bán không hoá đơn, chứng từ là chuyện bình thường. Ngoài ra, những nhân chứng liên quan vụ kiện cũng không được triệu tập để làm sáng tỏ, dẫn đến những mù mờ phi lý tồn tại trong phán quyết của toà án huyện Vĩnh Cửu đối với vụ việc này.

Mỗi chủ tọa một quan điểm

Tính đến nay, vụ kiện trải qua 5 phiên toà các cấp. Trong đó, mỗi phiên toà, các thẩm phán đều đưa ra quan điểm khác nhau.

Tại phiên toà lần đầu vào năm 2003, thẩm phán, chủ toạ phiên toà ông Lê Hồng Hải khẳng định: Việc ký hợp đồng với ông Trần Hữu Sỹ ở hai thời điểm năm 1992 với Trung tâm Du lịch thuộc Lâm trường Mã Đà. Sau khi trung tâm du lịch giải thể thì năm 1995, Lâm trường trực tiếp ký với ông Sỹ là vi phạm pháp luật. Lỗi ký hợp đồng này do lâm trường gây ra nên lâm trường phải có trách nhiệm bồi thường cho nguyên đơn. Số tiền bồi thường gồm cả lãi suất ngân hàng tính từ năm 2000 là hơn 629 triệu đồng, trong đó bao gồm của tiền cá đã được thả nuôi.

Phiên toà phúc thẩm diễn ra vào tháng 6/2004 huỷ bản án sơ thẩm vì tư cách pháp nhân của bị đơn đã thay đổi từ Lâm trường Mã Đà đổi thành Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu. Bản án phúc thẩm đồng thời cân nhắc quan điểm của luật sư đó là: Hai hợp đồng ký giữa lâm trường và ông Sỹ có giá trị pháp lý; lâm trường ngừng hợp đồng trước thời hạn không để ông Sỹ thu lại tài sản là lỗi của lâm trường; chi phí dọn dẹp mới tính ở trên mặt đất chứ chưa tính chi phí cải tạo lòng hồ; đơn giá tính chưa chính xác…

Năm 2006, Toà án huyện Vĩnh Cửu xét xử lại vẫn cho rằng: Hai hợp đồng không có giá trị pháp lý vì những người ký hợp đồng không phải đại diện pháp nhân. Sai sót trên một phần lỗi là của lâm trường…. Căn cứ vào nhận định trên, toà tiếp tục yêu cầu lâm trường bồi thường số tiền 630 triệu đồng cho ông Sỹ. Các khoản khác do không có chứng cứ nên không xác định và không chấp nhận.

Năm 2007, Toà án tỉnh Đồng Nai xét xử phúc thẩm lại đưa ra quan điểm: Lỗi của việc ký kết hợp đồng hoàn toàn thuộc về lâm trường; ông Sỹ không có lỗi. Lâm trường phải có trách nhiệm bồi hoàn số tiền thiệt hại cho ông Sỹ. Nhưng toà vẫn cho rằng, số tiền yêu cầu bồi thường khoảng 1,3 tỷ đồng không có căn cứ, cơ sở nên không chấp nhận.

Phiên toà lần thứ 5 diễn ra vào cuối tháng năm 2019 lại cho rằng, hợp đồng ký giữa ông Sỹ và lâm trường là có giá trị pháp lý. Nhưng việc lâm trường đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải là lỗi của lâm trường. Trên căn cứ này, tòa sơ thẩm khẳng định: Lâm trường phải có trách nhiệm bồi thường cho ông Sỹ số tiền 1,23 tỷ đồng; nhưng không tính tiền cá bởi không có hơn đơn chứng từ.

Như vậy là, một vụ việc, mỗi phiên tòa đều có quan điểm khác nhau. Phải chăng đấy chính là nguyên nhân dẫn đến vụ việc kéo dài?

“Vô phúc đáo tụng đình”

Hình ảnh ông Trần Hữu Sỹ quỳ trong phòng xét xử trong ngày 8/9 vừa qua để xin kết thúc việc xét xử khiến dư luận phẫn nộ. Ông Lê Văn Sỹ - một cán bộ quân đội nghỉ hưu ngụ tại khu phố 3, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, cho biết, toàn bộ quá trình 20 năm ông Trần Hữu Sỹ theo kiện Lâm trường Mã Đà, ông đều theo dõi. Đặc biệt là đầu tháng 9 này khi các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc ông Trần Hữu Sỹ “quỳ gối đội đơn xin tòa xét xử” thì ông thấy rất bức xúc. Ông Lê Văn Sỹ cho rằng: “Việc ông Trần Hữu Sỹ quỳ gối không phải là do ông ấy tự tạo ra mà do tổ chức, chính quyền, ông ấy chỉ là nạn nhân”.

Vẫn biết “vô phúc đáo tụng đình” - nhưng ông Trần Hữu Sỹ cho biết, không thể không theo đuổi dù vụ kiện đã kéo dài 20 năm, là bởi công sức bỏ ra vẫn chưa không được xem xét thấu đáo.

Theo lời ông Sỹ kể, từ khi sau khi Tòa án tối cao hủy án, năm 2011, Chánh án huyện Vĩnh Cửu, Đào Thị Kiều Vân – thẩm phán được phân công xét xử vụ kiện của ông nhiều lần gọi lên viết lời khai. Nhùng nhằng mãi đến năm 2015 khi bà Vân chuyển công tác ở đơn vị khác thì vụ việc vẫn chưa được đưa ra xét xử. Khi thẩm phán Nguyễn Xuân Quang tiếp nhận vụ kiện thì phải đến 4 năm sau phiền tòa mới được mở. Nhưng gọi tới, gọi lui, mở hoãn liên tục phải mất gần 5 tháng mới đưa ra được bản án. “Có hôm đang nằm viện chữa bệnh, tòa gọi vẫn phải lên. Nhưng chưa ngồi được bao lâu lại phải hoãn”, ông Sỹ bức xúc.

Ông Sỹ mong phiên tòa phúc thẩm lần này sẽ xét xử công bằng, tránh để một vụ kiện kéo dài không đáng có./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguyên đơn bức xúc vì Chánh án tòa Đồng Nai nói "quỳ giữa tòa là dàn dựng"
Nguyên đơn bức xúc vì Chánh án tòa Đồng Nai nói "quỳ giữa tòa là dàn dựng"

VOV.VN - Trước phát ngôn trên, nguyên đơn 79 tuổi rất bức xúc và tuyên bố sẽ kiện phát ngôn của ông Chánh án TAND tỉnh Đồng Nai.

Nguyên đơn bức xúc vì Chánh án tòa Đồng Nai nói "quỳ giữa tòa là dàn dựng"

Nguyên đơn bức xúc vì Chánh án tòa Đồng Nai nói "quỳ giữa tòa là dàn dựng"

VOV.VN - Trước phát ngôn trên, nguyên đơn 79 tuổi rất bức xúc và tuyên bố sẽ kiện phát ngôn của ông Chánh án TAND tỉnh Đồng Nai.

Cụ ông 79 tuổi quỳ gối, đội đơn xin được xử án ở tòa Đồng Nai
Cụ ông 79 tuổi quỳ gối, đội đơn xin được xử án ở tòa Đồng Nai

VOV.VN - Mặc cho người nhà ra sức can ngăn, cụ ông Trần Hữu Sỹ vẫn quyết quỳ gối, đội đơn ngay trong phòng xử án xin TAND tỉnh Đồng Nai xét xử vụ án vào sáng 8/9.

Cụ ông 79 tuổi quỳ gối, đội đơn xin được xử án ở tòa Đồng Nai

Cụ ông 79 tuổi quỳ gối, đội đơn xin được xử án ở tòa Đồng Nai

VOV.VN - Mặc cho người nhà ra sức can ngăn, cụ ông Trần Hữu Sỹ vẫn quyết quỳ gối, đội đơn ngay trong phòng xử án xin TAND tỉnh Đồng Nai xét xử vụ án vào sáng 8/9.

Sửa quy định để thêm nguồn cán bộ làm Thẩm phán toà án tối cao
Sửa quy định để thêm nguồn cán bộ làm Thẩm phán toà án tối cao

VOV.VN - Chánh án Nguyễn Hoà Bình vừa có Tờ trình đề nghị Quốc hội sửa quy định để thêm nguồn bổ nhiệm Thẩm phán TANDTC.

Sửa quy định để thêm nguồn cán bộ làm Thẩm phán toà án tối cao

Sửa quy định để thêm nguồn cán bộ làm Thẩm phán toà án tối cao

VOV.VN - Chánh án Nguyễn Hoà Bình vừa có Tờ trình đề nghị Quốc hội sửa quy định để thêm nguồn bổ nhiệm Thẩm phán TANDTC.