Vụ phá rừng làm đường tại Tây Nguyên: Chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra quân đội

VOV.VN - Các đơn vị thi công đường Trường Sơn Đông đã tự ý phá rừng, san ủi hơn 10km xuyên qua 2 Vườn Quốc Gia, gây thiệt hại 187m3 gỗ và hơn 14.700 cây lồ ô.

Liên quan đến vụ phá rừng Vườn Quốc gia Bi Doup- Núi Bà để làm đường Trường Sơn Đông, ngày 12/5, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu đến cơ quan điều tra quân đội để làm rõ vụ việc.

Tổng cộng có 35 loại văn bản liên quan đến sai phạm của Ban quản lý dự án 46 được Sở NN&PTNT Lâm Đồng gửi đến Cơ quan điều tra hình sự- Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng). Việc chuyển hồ sơ, tài liệu thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Các văn bản, tài liệu được tổng hợp từ năm 2016 đến năm 2022, thể hiện việc thi công đường Trường Sơn Đông tại các Tiểu khu 22 và 26, lâm phần Vườn Quốc gia Bi Doup- Núi Bà, thuộc địa giới xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương khi chưa được cấp có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Diện tích tác động là 4,96ha; trong đó diện tích trong phần ranh giới đã giao để thực hiện dự án là 2,23ha, diện tích ngoài ranh giới là 2,73ha. Hiện trạng gồm rừng lá rộng thường xanh nghèo, rừng lá rộng rộng lá nghèo, rừng hỗn giao gỗ - lồ ô. Trữ lượng thiệt hại là 187m3 gỗ và hơn 14.700 cây lồ ô.

Trước đó, như VOV đã thông tin, cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm 2022, các cơ quan chức năng hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng phát hiện các đơn vị thi công đường Trường Sơn Đông đã tự ý phá rừng, san ủi hơn 10km xuyên qua 2 Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk) và Bi Doup- Núi Bà (Lâm Đồng). UBND hai tỉnh đã chỉ đạo các sở ngành vào cuộc và bước đầu xác định các đơn vị đã phá rừng khi chưa được cấp có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chưa thực hiện các bước tận thu gỗ trong khi hiện trường đã bị phá trắng.

Vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng, các cơ quan chức năng hai tỉnh đã đề nghị Cơ quan điều tra hình sự - Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng) điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ tự ý phá rừng đặc dụng làm đường ở Tây Nguyên: Gỗ đã đi về đâu?
Vụ tự ý phá rừng đặc dụng làm đường ở Tây Nguyên: Gỗ đã đi về đâu?

VOV.VN - Dư luận quan tâm số gỗ trên tuyến đường vừa mở xuyên qua rừng đặc dụng thuộc 2 Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) và Bi Đoup – Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) đã đi đâu, về đâu? Và ai phải chịu trách nhiệm cho việc tài nguyên quốc gia bị thất thoát?

Vụ tự ý phá rừng đặc dụng làm đường ở Tây Nguyên: Gỗ đã đi về đâu?

Vụ tự ý phá rừng đặc dụng làm đường ở Tây Nguyên: Gỗ đã đi về đâu?

VOV.VN - Dư luận quan tâm số gỗ trên tuyến đường vừa mở xuyên qua rừng đặc dụng thuộc 2 Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) và Bi Đoup – Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) đã đi đâu, về đâu? Và ai phải chịu trách nhiệm cho việc tài nguyên quốc gia bị thất thoát?

Vụ tự phá rừng làm đường: Đắk Lắk đề nghị đình chỉ thi công
Vụ tự phá rừng làm đường: Đắk Lắk đề nghị đình chỉ thi công

VOV.VN - Liên quan đến vụ việc tự ý phá rừng Vườn Quốc gia để làm đường Trường Sơn Đông, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản đề nghị Bộ Tổng tham mưu- Bộ Quốc phòng đình chỉ ngay việc thi công.

Vụ tự phá rừng làm đường: Đắk Lắk đề nghị đình chỉ thi công

Vụ tự phá rừng làm đường: Đắk Lắk đề nghị đình chỉ thi công

VOV.VN - Liên quan đến vụ việc tự ý phá rừng Vườn Quốc gia để làm đường Trường Sơn Đông, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản đề nghị Bộ Tổng tham mưu- Bộ Quốc phòng đình chỉ ngay việc thi công.

San ủi trái phép vườn quốc gia để làm đường ở Tây Nguyên: Kẽ hở lớn cho phá rừng
San ủi trái phép vườn quốc gia để làm đường ở Tây Nguyên: Kẽ hở lớn cho phá rừng

VOV.VN - Đơn vị thi công Dự án đường Trường Sơn Đông đi qua 7 tỉnh Miền trung và Tây Nguyên đã xé rừng cấm để làm đường mà chủ rừng và chính quyền địa phương không hề hay biết. 

San ủi trái phép vườn quốc gia để làm đường ở Tây Nguyên: Kẽ hở lớn cho phá rừng

San ủi trái phép vườn quốc gia để làm đường ở Tây Nguyên: Kẽ hở lớn cho phá rừng

VOV.VN - Đơn vị thi công Dự án đường Trường Sơn Đông đi qua 7 tỉnh Miền trung và Tây Nguyên đã xé rừng cấm để làm đường mà chủ rừng và chính quyền địa phương không hề hay biết.