Cuộc xung đột Nga - Ukraine: Cơ hội nào cho ngoại giao?

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang tuần thứ 3 liên tiếp và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong khi đó mọi nỗ lực ngoại giao tới nay đều không đạt tiến triển rõ rệt.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 12/3 yêu cầu phương Tây không gửi thêm vũ khí cho Ukraine, đồng thời cảnh báo những đoàn xe vũ khí như vậy giờ đây có thể được xem là “mục tiêu hợp pháp” của các lực lượng vũ trang Nga. Kịch bản này nếu xảy ra sẽ đẩy căng thẳng lên một nấc leo thang mới khi không chỉ là xung đột giữa Nga và Ukraine, mà còn giữa Nga và NATO.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine càng kéo dài càng làm tăng nguy cơ can dự của các bên thứ 3. Những tuần qua, phương Tây đã gia tăng trừng phạt chống Nga, với mục tiêu cao nhất là khiến nước này bị cô lập về địa chính trị, kinh tế, tài chính và dễ bị tổn thương hơn. Tuy nhiên, vấn đề khiến phương Tây khó xử nhất lại chính là mức độ hỗ trợ quân sự mà những nước này có thể và nên mở rộng dành cho Ukraine. Dù không phải là thành viên NATO, song Ukraine là một đồng minh thân phương Tây, quan trọng về mặt địa chính trị với vai trò là “quốc gia vùng đệm” giữa Nga và phần còn lại của châu Âu.

Ngoại trưởng Belarus Vladimir Makei ngày 12/3 cảnh báo, những động thái của phương Tây đang chỉ càng củng cố những lo ngại an ninh của Nga và giải pháp chỉ có thể tồn tại nếu tất cả các bên liên quan thoát khỏi sự can thiệp từ bên ngoài và tìm kiếm một thỏa hiệp dựa trên cân bằng lợi ích.

“Vấn đề chính là phương Tây luôn phớt lờ những lo ngại của Nga về an ninh khu vực. NATO liên tục mở rộng về phía Đông mặc dù đã cam kết không làm như vậy. Nhưng các giải pháp vẫn tồn tại. Tôi nghĩ, trước hết, tất cả các bên liên quan cần loại bỏ sự can thiệp từ bên ngoài và thứ 2 là chân thành tìm kiếm một thỏa hiệp dựa trên sự cân bằng lợi ích”, ông Makei nói.

Những gì đang diễn ra cho thấy, giữa các bên xung đột đã đánh mất lòng tin vào nhau và đây sẽ là nguyên nhân khiến cho tình hình tiếp tục căng thẳng. Trong khi Nga quyết không từ bỏ “lằn ranh đỏ” của mình đó là Ukraine phải từ bỏ nỗ lực gia nhập Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và áp dụng quy chế trung lập, công nhận chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea, cũng như nền độc lập của các khu vực ly khai ở miền Đông và đồng ý phi quân sự hóa, thì Ukraine lại yêu cầu một lệnh ngừng bắn trước khi thảo luận bất kỳ điều kiện nào.

Tổng thống Ukraine Zelensky nhấn mạnh: “Điểm bắt đầu của bất kỳ tiến trình hòa bình  nào cũng nên là một lệnh ngừng bắn. Điều  này sẽ giúp chúng ta thúc đẩy tiến trình nhân đạo, sơ tán, hỗ trợ thực phẩm, nước uống và thuốc men cho người dân. Chúng tôi không đồng ý với bất kỳ tối hậu thư nào”.

Các nỗ lực ngoại giao vẫn tiếp tục nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn toàn diện tại Ukraine và đặc biệt tuần qua đã chứng kiến những nhân tố mới. Nếu như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thành công trong việc thúc đẩy một cuộc gặp giữa các Ngoại trưởng Nga-Ukraine, cấp cao nhất kể từ khi xung đột nổ ra, thì Thủ tướng Israel Naftali Bennett cũng tăng cường các nỗ lực ngoại giao con thoi giữa Moscow và Kiev. Dù các nỗ lực tới nay đều không mang lại tiến triển rõ rệt, song rõ ràng cơ hội cho ngoại giao vẫn chưa khép lại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 12/3
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 12/3

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính liên quan đến tình hình chiến sự Nga - Ukraine trong ngày 12/3/2022.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 12/3

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 12/3

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính liên quan đến tình hình chiến sự Nga - Ukraine trong ngày 12/3/2022.

Diễn biến chính chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/3
Diễn biến chính chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/3

VOV.VN - Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 11/3.

Diễn biến chính chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/3

Diễn biến chính chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/3

VOV.VN - Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 11/3.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 10/3
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 10/3

VOV.VN - 24 giờ qua ghi nhận nhiều diễn biến quan trọng của chiến sự tại Ukraine, trong đó đáng chú ý là cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 10/3

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 10/3

VOV.VN - 24 giờ qua ghi nhận nhiều diễn biến quan trọng của chiến sự tại Ukraine, trong đó đáng chú ý là cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba tại Thổ Nhĩ Kỳ.