Vì sao Điều 4 và Điều 5 của NATO được nhắc đến sau vụ nổ ở Ba Lan?

VOV.VN - Điều 4 là cơ chế được kích hoạt trong trường hợp một thành viên NATO cảm thấy bị đe dọa. Trong khi đó, Điều 5 nêu rõ một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một nước thành viên NATO sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các thành viên của khối.

Theo giới chức Ba Lan, 2 người đã thiệt mạng trong vụ nổ ngày 15/11 ở làng Przewodow của nước này, gần biên giới với Ukraine.

Cùng ngày, Nga cũng tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Ukraine, tuy nhiên vẫn chưa rõ quả tên lửa rơi ở Ba Lan được phóng từ đâu, và liệu đây có phải là hành động có chủ đích hay không.

Do Ba Lan là thành viên NATO, liên minh quân sự gồm 30 thành viên, một cuộc tấn công nhằm vào nước này có thể đánh dấu bước ngoặt trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, tùy thuộc vào những gì đã thực sự xảy ra.

Nếu có bằng chứng rõ ràng về một cuộc tấn công có chủ ý của Nga vào Ba Lan, về mặt lý thuyết có thể khiến một quốc gia thành viên NATO viện dẫn Điều 5 của liên minh, nhưng chính quyền Ba Lan vẫn chưa cung cấp chi tiết chứng minh điều đó. Các quan chức Mỹ và châu Âu nhấn mạnh họ vẫn đang thu thập thông tin và phối hợp giữa các đồng minh.

Một khả năng khác là Ba Lan có thể viện dẫn Điều 4 của Hiệp ước thành lập NATO, cho phép các thành viên đưa bất kỳ vấn đề nào, đặc biệt là liên quan đến an ninh, ra thảo luận tại Hội đồng Bắc Đại Tây Dương - cơ quan ra quyết định chính trị của liên minh. Điều này sẽ giúp các thành viên có cơ hội gặp nhau để thảo luận về các bước tiếp theo.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 15/11 đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp của hội đồng an ninh và quốc phòng quốc gia.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ không tấn công bất kỳ mục tiêu nào trong hoặc gần Ba Lan.

Oana Lungescu, Người phát ngôn của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, cho biết ông sẽ chủ trì một cuộc họp của các đại sứ NATO vào sáng 16/11 tại Brussels để thảo luận về vụ việc trên.

Điều 4 là gì?

Điều 4 của hiến chương NATO nói rằng các quốc gia thành viên sẽ cùng nhau tham vấn, theo đề xuất của bất kỳ thành viên nào, bất cứ khi nào sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh của một thành viên khác bị đe dọa.

Điều 4 thiết lập một cơ chế tham vấn giữa các thành viên, “để trao đổi thông tin, đồng thời thảo luận các vấn đề trước khi đạt được thỏa thuận và hành động”, theo giải thích trên trang web của NATO. “Nó cũng mang lại cho NATO một vai trò tích cực trong ngoại giao phòng ngừa bằng cách cung cấp các biện pháp giúp tránh xung đột quân sự”.

Diễn đàn chính cho các cuộc thảo luận như vậy là Hội đồng Bắc Đại Tây Dương - cơ quan ra quyết định chính trị của liên minh.

Điều 4 đã được viện dẫn 7 lần kể từ khi NATO thành lập vào năm 1949. Gần đây nhất, Latvia, Litva, Ba Lan, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Romania và Slovakia đã sử dụng Điều 4 để tổ chức các cuộc họp sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Các quốc gia thành viên không bắt buộc phải hành động nếu Điều 4 được viện dẫn, mặc dù các cuộc thảo luận có thể dẫn đến quyết định thực hiện hành động chung của NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ từng viện dẫn Điều 4 vào năm 2015 sau vụ đánh bom tự sát gần biên giới với Syria khiến ít nhất 30 người thiệt mạng. Thời điểm đó, Ankara muốn thông báo cho các đồng minh NATO về các biện pháp mà họ đang thực hiện để đáp trả cuộc tấn công.

Sau cuộc họp, Hội đồng Bắc Đại Tây Dương đã ra tuyên bố nói rằng các thành viên NATO “lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ”, nhưng họ không có thêm hành động nào.

Điều 5 là gì?

Điều 5 của NATO nêu rõ một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một nước thành viên sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các thành viên của khối.

Theo Điều 5, mỗi thành viên của NATO phải thực hiện “hành động như vậy nếu cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, để khôi phục và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương”.

Điều khoản phòng thủ tập thể này chỉ được viện dẫn một lần, sau các cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ ngày 11/9/2001. Các lực lượng NATO sau đó đã được triển khai tới Afghanistan.

Khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2, NATO đã kích hoạt Lực lượng Phản ứng - một lực lượng đa quốc gia gồm 40.000 quân nhân trên bộ, trên không, trên biển và các hoạt động đặc biệt. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử NATO có động thái như vậy.

NATO sau đó đã điều lực lượng đến các quốc gia có biên giới với Nga và Ukraine, bao gồm Romania và Hungary, để tăng cường cho các nhóm chiến đấu đồn trú ở các quốc gia vùng Baltic và Ba Lan.

Cuối tháng 1/2022, trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết: “Điều 5 nêu rất rõ về điểm này - một cuộc tấn công chống lại một thành viên NATO là một cuộc tấn công chống lại tất cả chúng ta. Như Tổng thống Biden đã nói, Mỹ coi đây là nghĩa vụ thiêng liêng và chúng tôi sẽ thực hiện đúng theo cam kết đó”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ bắn tên lửa vào Ba Lan có khiến NATO kích hoạt Điều 5?
Vụ bắn tên lửa vào Ba Lan có khiến NATO kích hoạt Điều 5?

VOV.VN - Điều 5 Hiến chương NATO: Cuộc tấn công vào một thành viên là cuộc tấn công vào toàn liên minh. Một số nhà quan sát cho rằng vụ bắn tên lửa vào Ba Lan ngày 15/11 vừa qua không thể kích hoạt Điều 5.

Vụ bắn tên lửa vào Ba Lan có khiến NATO kích hoạt Điều 5?

Vụ bắn tên lửa vào Ba Lan có khiến NATO kích hoạt Điều 5?

VOV.VN - Điều 5 Hiến chương NATO: Cuộc tấn công vào một thành viên là cuộc tấn công vào toàn liên minh. Một số nhà quan sát cho rằng vụ bắn tên lửa vào Ba Lan ngày 15/11 vừa qua không thể kích hoạt Điều 5.

Tổng thống Biden họp khẩn cấp với lãnh đạo G7 và NATO sau vụ nổ ở Ba Lan
Tổng thống Biden họp khẩn cấp với lãnh đạo G7 và NATO sau vụ nổ ở Ba Lan

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden và lãnh đạo các nước G7 và NATO đang tổ chức cuộc họp khẩn cấp tại Bali để thảo luận về vụ nổ ở Ba Lan khiến 2 người thiệt mạng.

Tổng thống Biden họp khẩn cấp với lãnh đạo G7 và NATO sau vụ nổ ở Ba Lan

Tổng thống Biden họp khẩn cấp với lãnh đạo G7 và NATO sau vụ nổ ở Ba Lan

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden và lãnh đạo các nước G7 và NATO đang tổ chức cuộc họp khẩn cấp tại Bali để thảo luận về vụ nổ ở Ba Lan khiến 2 người thiệt mạng.

Điều 4 của NATO có thể được kích hoạt sau vụ bắn tên lửa vào Ba Lan
Điều 4 của NATO có thể được kích hoạt sau vụ bắn tên lửa vào Ba Lan

VOV.VN - Điều 4 Hiến chương NATO là một cơ chế được kích hoạt trong trường hợp một thành viên NATO cảm thấy bị đe dọa. Ba Lan đã đặt quân đội trong cảnh báo và đang thảo luận về việc liệu có kích hoạt Điều 4 này hay không.

Điều 4 của NATO có thể được kích hoạt sau vụ bắn tên lửa vào Ba Lan

Điều 4 của NATO có thể được kích hoạt sau vụ bắn tên lửa vào Ba Lan

VOV.VN - Điều 4 Hiến chương NATO là một cơ chế được kích hoạt trong trường hợp một thành viên NATO cảm thấy bị đe dọa. Ba Lan đã đặt quân đội trong cảnh báo và đang thảo luận về việc liệu có kích hoạt Điều 4 này hay không.