Những giải pháp của Trung Quốc để cứu thị trường bất động sản

VOV.VN - Thị trường bất động sản Trung Quốc đã "sa lầy" trong nợ nần trong vài năm qua. Những tai ương của thị trường bất động sản nước này được cho là vẫn còn hiện hữu, song Bắc Kinh khẳng định không có khủng hoảng.

Nhiều "ông lớn" BĐS Trung Quốc thua lỗ nặng

Theo ước tính của Bloomberg, tình trạng sụt giảm nhà ở chưa từng có của Trung Quốc và việc ngừng xây dựng đã khiến các nhà phát triển bất động sản tại quốc gia này điêu đứng. Doanh thu bất động sản năm vừa qua lao dốc mạnh và chạm mức thấp nhất 7 năm.

Trong số 60 công ty bất động sản niêm yết ở Trung Quốc đại lục đưa ra thông báo về lợi nhuận trước hạn vào ngày 31/1/2023, có tới 60% thua lỗ trong năm ngoái. Cuộc khủng hoảng tín dụng đã gây ra làn sóng chấn động khắp ngành bất động sản và dẫn đến tình trạng vỡ nợ của một số “ông lớn” trong ngành.

Tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu trung bình tại 80 công ty bất động sản hàng đầu của Trung Quốc đã tăng lên 152% vào quý 2 năm 2022 - gấp đôi so với mức vào giữa năm 2020 trước khi các hạn chế nợ đối với các nhà phát triển bất động sản được đưa ra.

Chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản để phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế từng bị tê liệt sau ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19.

Thị trường bất động sản Trung Quốc năm 2022 đã chứng kiến đợt suy giảm trầm trọng nhất trong thời gian gần đây. Doanh số bán bất động sản giảm nhanh hơn so với trước đó; đầu tư bất động sản cũng giảm lần đầu tiên tính từ khi các số liệu được tính toán từ cách đây hơn 1 thập kỷ.

Mạnh tay "giải cứu" thị trường BĐS

Mới đây, Bắc Kinh bắt đầu áp dụng hàng loạt chính sách, như kế hoạch nới lỏng vay vốn cho các nhà phát triển bất động sản, giải quyết nguy cơ “khát” vốn. Các nhà chức trách cũng đang xem xét đưa ra tỉ lệ thế chấp thấp hơn để thúc đẩy giao dịch bất động sản.

Một điểm đáng chú ý trong kế hoạch "giải cứu" thị trường bất động sản của Trung Quốc là thay vì hỗ trợ trên toàn ngành, Chính phủ đang chủ yếu hỗ trợ các công ty mạnh trên thị trường.

Ủy ban Phát triển và Ổn định tài chính Trung Quốc (FSDC) đã yêu cầu các cơ quan quản lý ngân hàng và chứng khoán hỗ trợ củng cố bảng cân đối kế toán của các công ty phát triển bất động sản quan trọng và không gặp vấn đề về kiểm toán cũng như chưa từng có vi phạm nghiêm trọng.

Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế về tài chính cho ngành bất động sản được ít tháng. Song, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc cần phải nỗ lực nhiều hơn để giải quyết các vấn đề liên quan tới bất động sản.

Báo cáo của IMF chỉ ra rằng, một lượng lớn các nhà đầu tư vào trái phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tính đến tháng 11/2022, nhiều công ty bất động sản đã vỡ nợ hoặc có khả năng vỡ nợ cao - giá trái phiếu trung bình dưới 40% mệnh giá chứng khoán - đại diện cho 38% thị phần năm 2020 của các công ty.

IMF nhận định, cuộc khủng hoảng bất động sản "vẫn chưa được giải quyết" và tăng trưởng của nước này vẫn "chịu áp lực".

Theo Economist, chương trình “giải cứu” hiện tại của chính quyền Trung Quốc có thể giúp khôi phục thị trường bất động sản của quốc gia đông dân nhất thế giới, nhưng nếu Chính phủ không có những cải cách thực sự thì lĩnh vực này sẽ lặp lại chu kỳ bùng nổ-suy thoái như vừa qua.

Về phía Trung Quốc, lại có quan điểm trái ngược, khi cho rằng thị trường bất động sản của nước này nhìn chung “hoạt động trơn tru” và không ở trong tình trạng “khủng hoảng”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc đang xem xét cải thiện tình hình nợ của ngành bất động sản
Trung Quốc đang xem xét cải thiện tình hình nợ của ngành bất động sản

VOV.VN - Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện tình trạng nợ tài sản của ngành bất động sản, giúp phục hồi kỳ vọng và niềm tin của thị trường.

Trung Quốc đang xem xét cải thiện tình hình nợ của ngành bất động sản

Trung Quốc đang xem xét cải thiện tình hình nợ của ngành bất động sản

VOV.VN - Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện tình trạng nợ tài sản của ngành bất động sản, giúp phục hồi kỳ vọng và niềm tin của thị trường.

Trung Quốc tiếp tục các giải pháp “mạnh  tay” ổn định thị trường bất động sản
Trung Quốc tiếp tục các giải pháp “mạnh  tay” ổn định thị trường bất động sản

VOV.VN - Số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 16/11 cho thấy, giá trung bình của nhà ở thương mại mới tại 70 thành phố lớn và vừa trên toàn Trung Quốc đã giảm 0,37% trong tháng 10 so với mức giảm 0,28% của tháng 9.

Trung Quốc tiếp tục các giải pháp “mạnh  tay” ổn định thị trường bất động sản

Trung Quốc tiếp tục các giải pháp “mạnh  tay” ổn định thị trường bất động sản

VOV.VN - Số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 16/11 cho thấy, giá trung bình của nhà ở thương mại mới tại 70 thành phố lớn và vừa trên toàn Trung Quốc đã giảm 0,37% trong tháng 10 so với mức giảm 0,28% của tháng 9.

Trung Quốc có thoát khủng hoảng bất động sản sau loạt biện pháp "giải cứu"?
Trung Quốc có thoát khủng hoảng bất động sản sau loạt biện pháp "giải cứu"?

VOV.VN - Các nhà chức trách Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp "giải cứu" để chấm dứt cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản vốn đã đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong năm qua.

Trung Quốc có thoát khủng hoảng bất động sản sau loạt biện pháp "giải cứu"?

Trung Quốc có thoát khủng hoảng bất động sản sau loạt biện pháp "giải cứu"?

VOV.VN - Các nhà chức trách Trung Quốc đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp "giải cứu" để chấm dứt cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản vốn đã đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong năm qua.

Hơn 100 dự án bất động sản ở Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ thế chấp
Hơn 100 dự án bất động sản ở Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ thế chấp

VOV.VN - Hơn 100 dự án bất động sản chưa được bàn giao ở Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ thế chấp do người mua từ chối trả các khoản nợ ngân hàng với lý do chủ đầu tư không thể giao nhà. Các ngân hàng nước này đã phải đồng loạt lên tiếng khẳng định rủi ro vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Hơn 100 dự án bất động sản ở Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ thế chấp

Hơn 100 dự án bất động sản ở Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ thế chấp

VOV.VN - Hơn 100 dự án bất động sản chưa được bàn giao ở Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ thế chấp do người mua từ chối trả các khoản nợ ngân hàng với lý do chủ đầu tư không thể giao nhà. Các ngân hàng nước này đã phải đồng loạt lên tiếng khẳng định rủi ro vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Thị trường bất động sản Trung Quốc có dấu hiệu ổn định trở lại
Thị trường bất động sản Trung Quốc có dấu hiệu ổn định trở lại

VOV.VN - Số liệu mới nhất do Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc vừa công bố cho thấy, giá nhà ở mới và nhà đã qua sử dụng tại 70 thành phố trên toàn Trung Quốc đã có sự thay đổi, đặc biệt là giá nhà ở 4 thành phố lớn Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến có xu hướng phục hồi.

Thị trường bất động sản Trung Quốc có dấu hiệu ổn định trở lại

Thị trường bất động sản Trung Quốc có dấu hiệu ổn định trở lại

VOV.VN - Số liệu mới nhất do Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc vừa công bố cho thấy, giá nhà ở mới và nhà đã qua sử dụng tại 70 thành phố trên toàn Trung Quốc đã có sự thay đổi, đặc biệt là giá nhà ở 4 thành phố lớn Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến có xu hướng phục hồi.