200 năm không bị chiến tranh, trưng cầu dân ý Thụy Sĩ chuẩn thuận mua tiêm kích mới

VOV.VN - Một thời gian dài không bị chiến tranh nhưng với chủ trương phải tự bảo vệ mình mà không dựa vào các nước khác, qua cuộc trưng cầu dân ý, các cử tri của nước Thụy Sĩ trung lập đã chuẩn thuận chi tiền mua tiêm kích mới nhằm đảm bảo sự ổn định và an ninh quốc gia.

Thụy Sĩ có thực sự cần tiêm kích hiện đại?

Không quân Thụy Sĩ hiện có trong trang bị 34 máy bay chiến đấu F/A-18C một chỗ ngồi và F/A-18D Hornet hai chỗ ngồi, 53 chiếc F-5 Tiger II, được mua vào những năm 1990, sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2030. Giới chức nước này muốn mua các máy bay chiến đấu mới trong số các ứng cử viên Eurofighter của Airbus, Rafale của Dassault, F/A-18 Super Hornet của Boeing, và F-35A Joint Strike Fighter của Lockheed Martin; mua chiếc đầu tiên vào năm 2025 và đủ để loại biên tất cả các máy bay cũ trước năm 2030.

Máy bay chiến đấu rất đắt đỏ và ngay cả nước Thụy Sĩ giàu có cũng không giữ chúng trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu 24/7. Không quân Thụy Sĩ làm việc theo giờ hành chính vào các ngày trong tuần và nghỉ vào cuối tuần. Thụy Sĩ đã có thỏa thuận với không quân các nước láng giềng để cho phép họ vào không phận Thụy Sĩ trong trường hợp khẩn cấp. Năm 2014, nhiều chính trị gia đã chỉ trích Không quân Thụy Sĩ sau khi các máy bay chiến đấu từ các nước láng giềng Pháp và Ý hộ tống 1 máy bay của Ethiopian Airlines bị cướp hạ cánh xuống sân bay quốc tế Geneva.

Trong bối cảnh các máy bay chiến đấu hiện có trong biên chế đã gần hết thời hạn sử dụng, ngày 19/12/2019, Quốc hội Thụy Sĩ đã phê chuẩn kế hoạch chi 6 tỷ Franc Thụy Sĩ (tương đương 6,5 tỷ USD) để mua 30 máy bay tiêm kích mới nhằm đảm bảo sự ổn định và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, có đủ 50.000 chữ ký của cử tri theo luật định, các nhóm cánh tả ở nước này đã đạt được ý nguyện tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc mua máy bay chiến đấu mới, diễn ra vào ngày 27/9/2020.

Thụy Sĩ là láng giềng của các quốc gia Đức, Pháp, Italia và Áo - những nước đều có lực lượng không quân chiến đấu được trang bị các máy bay hiện đại. Kẻ thù gần nhất có thể tưởng tượng của Thụy Sĩ là nước Nga, cách xa khoảng 1.000 dặm. Thụy Sĩ đã không trải qua chiến tranh kể từ trước khi máy bay được phát minh; đất nước này trung lập từ năm 1648 và đứng ngoài Thế chiến I, Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh.

Là nước láng giềng duy nhất không bị Đức Quốc xã chinh phục, Thụy Sĩ đã thực thi sự trung lập bằng cách thành lập một quân đội tinh nhuệ, có khả năng khiến bất kỳ kẻ xâm lược nào cũng phải trả giá đắt. Các pháo đài trên núi, một đội quân đáng gờm sẽ hoạt động hiệu quả trong thời chiến, và một lực lượng máy bay chiến đấu nhỏ, nhưng mạnh…, khiến việc xâm lược đất nước nhiều núi cao này là một mạo hiểm khó lường.

Trong Chiến tranh Lạnh, có thể tưởng tượng được rằng, quân đội Liên Xô và khối Hiệp ước Warsaw có thể vượt qua nước Áo láng giềng và tiến vào Thụy Sĩ. Ngày nay, Thụy Sĩ cách cường quốc thù địch gần nhất là Nga ít nhất ba quốc gia. Hầu hết các quốc gia đó đều là thành viên của NATO hoặc coi Nga là kẻ thù. Nói cách khác, Thụy Sĩ được cách ly tốt và an toàn nhất trước các cuộc chiến tranh địa chính trị có thể.

Việc tậu máy bay mới đang gây chú ý của dư luận không chỉ trong nước liên quan đến vị thế trung lập của Thụy Sĩ mà còn của các phương tiện truyền thông quốc tế nói chung. Không phải ai cũng nghĩ rằng những chiếc máy bay phản lực mới là cần thiết. Theo những người phản đối ý kiến này, quốc gia trung lập không có đủ khả năng và cũng không cần máy bay chiến đấu tối tân để bảo vệ lãnh thổ mà máy bay phản lực siêu thanh có thể vượt qua trong 10 phút. Do chính sách trung lập, máy bay Thụy Sĩ khó có thể được triển khai ở nơi khác ngoại trừ các cuộc tập trận.

Ireland, Malta và Luxembourg không có máy bay phản lực, Thụy Sĩ không phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh rõ ràng, nhiều công dân Thụy Sĩ tin rằng mua máy bay chiến đấu mới sẽ chỉ đơn giản là một sự lãng phí tiền bạc, không muốn chi hàng tỷ đồng tiền thuế của người dân cho những con chim sắt mang theo sự chết chóc và hủy diệt. Reuters trích lời một thành viên quốc hội Thụy Sĩ: “Ai là kẻ thù của chúng ta? Ai đang tấn công một quốc gia nhỏ, trung lập - được bao quanh bởi NATO? Điều đó thực sự vô lý".

Ý kiến khác cho rằng, Thụy Sĩ cần máy bay mới, điều đó không có gì phải bàn cãi, nhưng mua máy bay nhẹ hơn, đơn giản hơn là đủ - sẽ tốt hơn nếu có một chiếc Fiat (bình dân) thay vì một chiếc Maserati (quá đắt đỏ); các lựa chọn thay thế rẻ hơn, chẳng hạn như phiên bản chiến đấu của máy bay huấn luyện M346 của Leonardo, mang lại giá trị tốt hơn so với "đồ chơi đắt tiền" đang được xem xét.

Đây không phải là lần đầu tiên Thụy Sĩ bỏ phiếu về số phận của máy bay chiến đấu. Năm 2014, các cử tri đã làm đảo ngược quyết định của Quốc hội nước này - bác bỏ nỗ lực thay thế Hornet bằng 22 máy bay chiến đấu đa năng Gripen do Thụy Điển sản xuất. Thụy Sĩ cũng có một lịch sử về các hoạt động mua sắm máy bay mới không thành công hơn 50 năm trước với thiết kế P-16 bản địa, vụ bê bối Mirage những năm 1960 và "quyết định số 0" mua A-7 Corsair vào đầu những năm 1970.

Trưng cầu dân ý Thụy Sĩ nói “có” với việc mua tiêm kích mới

Mặc dù trung lập, Thụy Sĩ vẫn duy trì một quân đội hợp lý và việc phục vụ trong các lực lượng vũ trang là bắt buộc. Năm 1989, một đề xuất loại bỏ toàn bộ quân đội của Thụy Sĩ đã nhận được 35% sự ủng hộ của cử tri. Thụy Sĩ cũng không phải là quốc gia phương Tây giàu có đầu tiên có ý đồ loại bỏ máy bay chiến đấu - năm 2001, New Zealand loại bỏ phi đội máy bay phản lực tấn công A-4 Skyhawk.

Từ bỏ máy bay chiến đấu sẽ tiết kiệm cho Thụy Sĩ rất nhiều tiền. F-35A có giá khoảng 80 triệu USD trả trước và thêm 45.000 USD một giờ bay trong suốt vòng đời của nó. Tuy nhiên, việc không có máy bay chiến đấu trong những trường hợp khẩn cấp sẽ làm xói mòn chủ quyền quốc gia của đất nước và thật khó để tưởng tượng một quốc gia dựa vào các nước láng giềng để giám sát không phận của mình có thể thực sự trung lập như thế nào.

Sự trung lập về vũ trang là yếu tố quan trọng đối với cách Thụy Sĩ khẳng định mình; chính một quân đội Thụy Sĩ mạnh đã ngăn cản sự xâm lược của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Nhà lập pháp Thomas Hurter từ Đảng Nhân dân cánh hữu Thụy Sĩ - một cựu phi công quân sự - cho rằng, Thụy Sĩ phải tự bảo vệ mình mà nên không dựa vào các nước khác.

Theo vị nghị sĩ này, nếu Thụy Sĩ không thay thế những chiếc máy bay cũ này, có nghĩa là không còn lực lượng không quân, không có sự bảo vệ nào nữa và người Thụy Sĩ sẽ không thực hiện đúng Hiến pháp của mình. Các máy bay phản lực nhỏ hơn không thể bay đủ cao hoặc phải có gia tốc cần thiết để phản ứng nhanh với các trường hợp khẩn cấp. “Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra trong 50 năm tới, nhưng cần có đội cứu hỏa sẵn sàng khi có nhà cháy, nếu không thì sẽ quá muộn”.

Trong khi tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cho các cuộc trưng cầu dân ý thường ít hơn 50%, lần này là khoảng 58% và đã có 50,1% người Thụy Sĩ nhất trí rằng, Thụy Sĩ có thể trung lập, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không cần một lực lượng không quân hùng mạnh. Vẫn chưa rõ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) có thực sự được phép mua máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm hay không, F-35 Lockheed Martin Lightning II có thể sẽ hiện diện gần dãy Alps của Thụy Sĩ trong một vài năm nữa khi Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận việc bán chúng cho quốc gia trung lập lâu đời này. Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) cũng đã thông báo cho Quốc hội Mỹ về thương vụ.

Thụy Sĩ đang có kế hoạch mua 40 biến thể F-35A và các thiết bị liên quan theo một thỏa thuận trị giá khoảng 6,58 tỷ USD, cùng với 40 máy bay F/A-18E/F Super Hornet và các thiết bị liên quan trị giá ước tính 7,452 tỷ USD. Theo Airforce-Technology, thỏa thuận sẽ bao gồm 36 biến thể F/A-18E một chỗ ngồi cùng với 72 động cơ F414-GE-400; và 4 biến thể hai chỗ ngồi F/A-18F với 8 động cơ F4140GE-400.

Đối với thỏa thuận F-35, Thụy Sĩ đã yêu cầu 40 máy bay Cất cánh và Hạ cánh Thông thường F-35 (Conventional Take-Off and Landing - CTOL), 46 động cơ Pratt & Whitney F-135, 40 tên lửa chiến thuật Sidewinder AIM-9X Block II+ (Plus), 50 tên lửa huấn luyện Sidewinder AIM-9X Block II (Captive Air Training Missiles - CATM) và 6 tên lửa huấn luyện đặc biệt Sidewinder AIM-9X Block II (NATMS).

Ngoài ra, thỏa thuận mua Super Hornet sẽ bao gồm 16 động cơ dự phòng, 44 hệ thống pháo M61A2 20mm, 25 kính ngắm mục tiêu hồng ngoại tiên tiến (ATFLIR), 55 thiết bị đối phó chiến tranh điện tử AN/ALR-67 (V) 3 cùng 55 hệ thống đối phó tích hợp AN/ALQ-214. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã thông quan trước cho Thụy Sĩ mua 5 hệ thống phòng không Patriot với chi phí ước tính khoảng 2,2 tỷ USD. Trong tương lai gần, Không quân Thụy Sĩ sẽ duy trì hai máy tiêm kích trực sẵn sàng chiến đấu 24/7./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thụy Sĩ bỏ phiếu về hạn chế đi lại với công dân EU
Thụy Sĩ bỏ phiếu về hạn chế đi lại với công dân EU

VOV.VN - Theo kết quả công bố trong tối 27/9 (giờ địa phương), gần 62% cử tri Thụy Sĩ đã bỏ phiếu bác bỏ đề xuất về việc hạn chế đi lại với công dân Liên minh châu Âu.

Thụy Sĩ bỏ phiếu về hạn chế đi lại với công dân EU

Thụy Sĩ bỏ phiếu về hạn chế đi lại với công dân EU

VOV.VN - Theo kết quả công bố trong tối 27/9 (giờ địa phương), gần 62% cử tri Thụy Sĩ đã bỏ phiếu bác bỏ đề xuất về việc hạn chế đi lại với công dân Liên minh châu Âu.

Thụy Sĩ coi trọng quan hệ và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN
Thụy Sĩ coi trọng quan hệ và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN

VOV.VN - Thụy Sĩ khẳng định coi trọng quan hệ với ASEAN và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.

Thụy Sĩ coi trọng quan hệ và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN

Thụy Sĩ coi trọng quan hệ và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN

VOV.VN - Thụy Sĩ khẳng định coi trọng quan hệ với ASEAN và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.

Cử tri Thụy Sĩ ủng hộ siết chặt luật kiểm soát súng đạn
Cử tri Thụy Sĩ ủng hộ siết chặt luật kiểm soát súng đạn

VOV.VN - Hôm qua (19/5), dự luật sửa đổi kiểm soát súng đạn đã được đa số người dân Thụy Sĩ thông qua trong cuộc trưng cầu ý dân trên toàn quốc.

Cử tri Thụy Sĩ ủng hộ siết chặt luật kiểm soát súng đạn

Cử tri Thụy Sĩ ủng hộ siết chặt luật kiểm soát súng đạn

VOV.VN - Hôm qua (19/5), dự luật sửa đổi kiểm soát súng đạn đã được đa số người dân Thụy Sĩ thông qua trong cuộc trưng cầu ý dân trên toàn quốc.