Ấn Độ và Nhật Bản ký Hiệp định trao đổi hậu cần quốc phòng

VOV.VN - Thỏa thuận được ký tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ giữa Thứ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Ajay Kumar và Đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ Suzuki Satoshi.

Ngày 9/9, Ấn Độ và Nhật Bản đã ký Hiệp định trao đổi hậu cần quốc phòng song phương trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngày càng lo ngại về các diễn biến địa chính trị tại khu vực gần đây.

Thỏa thuận được ký tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ giữa Thứ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Ajay Kumar và Đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ Suzuki Satoshi. Văn bản được kỳ vọng sẽ thiết lập một khuôn khổ cho hợp tác sâu rộng hơn giữa Quân đội Ấn Độ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đặc biệt trong việc trao đổi quân nhu và dịch vụ hậu cần quốc phòng.

Ấn Độ và Nhật Bản cũng sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trong các hoạt động huấn luyện song phương, các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, cứu trợ nhân đạo quốc tế và các hoạt động chung khác theo thỏa thuận. Hiệp định này được cho là sẽ giúp tăng cường khả năng tương tác, hiệp đồng giữa lực lượng phòng vệ của hai nước.

Trước khi ký kết thỏa thuận trao đổi hậu cần quốc phòng với Nhật Bản, Ấn Độ cũng đã ký các hiệp định tương tự với Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Singapore và Australia. Biên bản Thỏa thuận Trao đổi Hậu cần (LEMOA) ký năm 2016 với Mỹ cho phép quân đội Ấn Độ được tiếp cận các cơ sở tiếp liệu và căn cứ của Mỹ tại Djibouti, Diego Garcia, Guam và Vịnh Subic (Philippines).

Văn bản tương tự ký với Pháp năm 2018 mở rộng khả năng hoạt động của Hải quân Ấn Độ tại khu vực Tây Nam Ấn Độ Dương, nơi Pháp có các căn cứ tại quần đảo Reunion gần Madagascar và Djibouti ở Vùng Sừng châu Phi. Mới đây nhất, Thỏa thuận Hỗ trợ Hậu cần chung ký với Australia hồi tháng 6/2020 tăng cường khả năng hoạt động của tàu chiến Ấn Độ tại khu vực Nam Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.

Các thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quốc phòng song phương này có ý nghĩa rất quan trọng với Ấn Độ khi mà Trung Quốc đã và đang mở rộng sự hiện diện chiến lược tại khu vực Ấn Độ Dương sau khi đưa một căn cứ quân sự hải ngoại ở Djibouti vào hoạt động hồi tháng 8/2017. Trung Quốc cũng đã được phép tiếp cận và đang xây dựng các cảng tại thành phố Karachi và Gwadar ở Pakistan, để làm nơi neo đậu và sửa chữa cho các tàu chiến và tàu ngầm của nước này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ và Nhật Bản tập trận chung: Thông điệp ngầm gửi đến Trung Quốc?
Ấn Độ và Nhật Bản tập trận chung: Thông điệp ngầm gửi đến Trung Quốc?

VOV.VN - Cuộc tập trận dường như muốn gửi đến Bắc Kinh thông điệp về sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động ngoại giao hơn là các hành vi gây hấn.

Ấn Độ và Nhật Bản tập trận chung: Thông điệp ngầm gửi đến Trung Quốc?

Ấn Độ và Nhật Bản tập trận chung: Thông điệp ngầm gửi đến Trung Quốc?

VOV.VN - Cuộc tập trận dường như muốn gửi đến Bắc Kinh thông điệp về sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động ngoại giao hơn là các hành vi gây hấn.

Nhật Bản và Ấn Độ nhất trí nâng cấp quan hệ ngoại giao, quốc phòng
Nhật Bản và Ấn Độ nhất trí nâng cấp quan hệ ngoại giao, quốc phòng

VOV.VN - Hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ ngoại giao, quốc phòng (2+2), đồng thời thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.

Nhật Bản và Ấn Độ nhất trí nâng cấp quan hệ ngoại giao, quốc phòng

Nhật Bản và Ấn Độ nhất trí nâng cấp quan hệ ngoại giao, quốc phòng

VOV.VN - Hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ ngoại giao, quốc phòng (2+2), đồng thời thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.

Hội tụ Nhật Bản-Ấn Độ và sự đối trọng với Trung Quốc
Hội tụ Nhật Bản-Ấn Độ và sự đối trọng với Trung Quốc

VOV.VN - Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Ấn Độ tập trung thảo luận vấn đề hợp tác quốc phòng, kinh tế và chiến lược chung ứng phó với Trung Quốc.

Hội tụ Nhật Bản-Ấn Độ và sự đối trọng với Trung Quốc

Hội tụ Nhật Bản-Ấn Độ và sự đối trọng với Trung Quốc

VOV.VN - Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Ấn Độ tập trung thảo luận vấn đề hợp tác quốc phòng, kinh tế và chiến lược chung ứng phó với Trung Quốc.