Ấn Độ tính mời Australia dự tập trận hải quân

VOV.VN - Tới thời điểm này, hải quân Mỹ và Nhật Bản đã nhận lời của Ấn Độ.

Báo chí Ấn Độ ngày 10/7 đưa tin, Hải quân nước này đang lên kế hoạch mời Australia dự cuộc tập trận Hải quân thường niên Malabar vào cuối năm nay. Tới thời điểm này, hải quân Mỹ và Nhật Bản đã nhận lời của Ấn Độ. Nếu dự định này thành sự thật, đây sẽ là lần đầu tiên hải quân của 4 quốc gia trong Nhóm Bộ Tứ tại khu vực Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương sẽ cùng xuất hiện trong một cuộc diễn tập.

hai_quan_ad.jpg

Một nhóm tài chiến của Hải quân Ấn Độ trình diễn trên biển. Ảnh: ANI

Dự kiến, Ấn Độ sẽ đưa ra lời mời chính thức với Australia trong tuần tới sau khi hoàn tất các thủ tục trong nước cũng như tham vấn với Mỹ và Nhật Bản. Đặt trong bối cảnh Ấn Độ vừa trải qua cuộc xung đột biên giới nghiêm trọng nhất với Trung Quốc trong suốt 40 năm qua, sự xuất hiện của Australia tại cuộc tập trận hải quân Malabar có thể sẽ khiến Trung Quốc tức giận.

“Thời điểm Ấn Độ mời Australia tham gia vào tập trận Malabar sẽ rất đáng chú ý trong bối cảnh hiện nay. Nó sẽ gửi đi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc rằng Nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ - trên thực tế đang cùng nhau diễn tập hải quân, dù về mặt kỹ thuật đây không phải là sự kiện chính thức của Nhóm Bộ Tứ”, Derek Grossman, nhà nghiên cứu của Tổ chức RAND – một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Washinton (Mỹ) nhận xét.

Trung Quốc thời gian gần đây tỏ ra không hoan nghênh một liên minh không chính thức của 4 quốc gia này. Nhóm Bộ Tứ được hình thành năm 2004 nhằm giúp đỡ các nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương chịu thiệt hại nặng nề do vụ động đất, sóng thần lịch sử. Ý tưởng này được khôi phục năm 2017. Trong năm 2020, khi đại dịch Covid-19 khiến thế giới chao đảo, hàng tháng, Nhóm Bộ Tứ vẫn duy trì kết nối cùng 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand để phối hợp trao đổi thông tin ngăn chặn đại dịch.

Việc Ấn Độ mời Australia tham gia cuộc tập trận Hải quân Malabar trong năm 2020 được cho là dựa trên cơ sở một thỏa thuận quốc phòng, cũng như việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Thỏa thuận hỗ trợ cơ sở hậu cần chung mà thủ tướng hai nước công bố hồi tháng Năm sẽ cho phép Hải quân Ấn Độ và Australia sử dụng các cảng và căn cứ của nhau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Indonesia sẽ là ổ dịch Covid-19 thứ ba ở Châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ
Indonesia sẽ là ổ dịch Covid-19 thứ ba ở Châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ

VOV.VN - Nếu số ca Covid-19 tại Indonesia tiếp tục tăng như hiện nay, nước này sẽ sớm trở thành "ổ dịch Covid-19" lớn thứ ba ở châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Indonesia sẽ là ổ dịch Covid-19 thứ ba ở Châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ

Indonesia sẽ là ổ dịch Covid-19 thứ ba ở Châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ

VOV.VN - Nếu số ca Covid-19 tại Indonesia tiếp tục tăng như hiện nay, nước này sẽ sớm trở thành "ổ dịch Covid-19" lớn thứ ba ở châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Ấn Độ báo động cao vì châu chấu sa mạc trong 4 tuần tới
Ấn Độ báo động cao vì châu chấu sa mạc trong 4 tuần tới

VOV.VN - Ấn Độ đang phải vật lộn với nạn châu chấu sa mạc tồi tệ nhất trong vòng 26 năm qua.

Ấn Độ báo động cao vì châu chấu sa mạc trong 4 tuần tới

Ấn Độ báo động cao vì châu chấu sa mạc trong 4 tuần tới

VOV.VN - Ấn Độ đang phải vật lộn với nạn châu chấu sa mạc tồi tệ nhất trong vòng 26 năm qua.

Ấn Độ và Nhật Bản tập trận chung: Thông điệp ngầm gửi đến Trung Quốc?
Ấn Độ và Nhật Bản tập trận chung: Thông điệp ngầm gửi đến Trung Quốc?

VOV.VN - Cuộc tập trận dường như muốn gửi đến Bắc Kinh thông điệp về sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động ngoại giao hơn là các hành vi gây hấn.

Ấn Độ và Nhật Bản tập trận chung: Thông điệp ngầm gửi đến Trung Quốc?

Ấn Độ và Nhật Bản tập trận chung: Thông điệp ngầm gửi đến Trung Quốc?

VOV.VN - Cuộc tập trận dường như muốn gửi đến Bắc Kinh thông điệp về sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động ngoại giao hơn là các hành vi gây hấn.