Australia giải thích lý do cần trang bị tàu ngầm hạt nhân

VOV.VN - Sau khi Australia, Mỹ và Anh công bố kế hoạch trang bị tàu ngầm hạt nhân cho Australia trong dự án trị giá lên tới 368 tỷ AUD (AUD), dư luận nước này đặt câu hỏi về việc hạm đội tàu ngầm này sẽ bảo vệ Australia như thế nào. Hôm nay, câu hỏi này đã được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia giải đáp.

Tuần qua, Australia đã quyết định đầu tư vào một dự án quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay khi mua từ 3 đến 5 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia của Mỹ, tự đóng mới 8 tàu theo thiết kế của Anh và sử dụng công nghệ của Mỹ. Tàu ngầm lớp Virginia đầu tiên sẽ được chuyển đến vào năm 2033 và tàu ngầm thế hệ mới SSN AUKUS đầu tiên do Australia chế tạo sẽ đi vào hoạt động vào năm 2042.

Việc trang bị hạm đội tàu ngầm này đã góp phần hiện đaị hóa và gia tăng năng lực cho lực lượng quốc phòng của nước này. Tuy vậy đây là một dự án lớn nên trong dư luận Australia những ngày qua đã đặt ra câu hỏi rằng liệu nước này có thật sự cần trang bị tàu ngầm chạy bằng hạt nhân hay không?

Trả lời câu hỏi này, hôm nay (19/3), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cho biết hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ giúp đảm bảo sự an toàn cho khu vực nơi mà các tàu thương mại của Australia qua lại:

“Chúng ta là một quốc gia thương mại nhưng lại nằm trên đảo, cách xa những nơi mà chúng ta xuất khẩu hàng hóa, điều này có nghĩa là chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào các tuyến đường thương mại trên biển… Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể ở dưới nước hàng tháng, hạn chế duy nhất là thực phẩm cho thủy thủ. Vì thế mà chúng ta cần sở hữu các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai”.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles cho biết, hơn 90% giá trị trao đổi thương mại của Australia đến từ các con tàu. Nếu vào những năm 1990 thương mại chiếm 32% GDP của Australia thì đến những năm 2020, thương mại chiếm tới 45% GDP.

Cụ thể với đối nhiên liệu hóa lỏng, Bộ trưởng Marles cho biết, nếu như những năm 1990 nước này có 8 nhà máy lọc dầu ở trong nước thì hiện đã giảm xuống còn 2. Và hiện tại đa phần nhiên liệu lỏng của Australia đều phải nhập khẩu từ Singapore. Vì vậy, Bộ trưởng Richard Marles khẳng định, hải quân Australia cần đủ năng lực để có thể ngăn chặn các yếu tố làm gián đoạn các tuyến đường thương mại cũng như sự kết nối của Australia đối với thế giới. Trong bối cảnh hiện tại, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là phương tiện cần thiết để giúp Australia đạt được các mục tiêu này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia ký thoả thuận trị giá 1,3 tỷ AUD mua tên lửa Tomahawk của Mỹ 
Australia ký thoả thuận trị giá 1,3 tỷ AUD mua tên lửa Tomahawk của Mỹ 

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Australia vừa công bố hợp đồng mua 220 tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, trị giá 1,3 tỷ AUD, có thể trang bị cho các tàu ngầm lớp Virginia mà Australia sắp mua của Mỹ.

Australia ký thoả thuận trị giá 1,3 tỷ AUD mua tên lửa Tomahawk của Mỹ 

Australia ký thoả thuận trị giá 1,3 tỷ AUD mua tên lửa Tomahawk của Mỹ 

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Australia vừa công bố hợp đồng mua 220 tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, trị giá 1,3 tỷ AUD, có thể trang bị cho các tàu ngầm lớp Virginia mà Australia sắp mua của Mỹ.

Thủ tướng Australia thăm Mỹ, ký thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân
Thủ tướng Australia thăm Mỹ, ký thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân

VOV.VN - Thủ tướng Australia Anthony Albanese hôm nay (8/3) cho biết ông sẽ đến Mỹ và có cuộc gặp song phương với Tổng thống Joe Biden sau chuyến công du Ấn Độ vào tuần này.

Thủ tướng Australia thăm Mỹ, ký thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân

Thủ tướng Australia thăm Mỹ, ký thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân

VOV.VN - Thủ tướng Australia Anthony Albanese hôm nay (8/3) cho biết ông sẽ đến Mỹ và có cuộc gặp song phương với Tổng thống Joe Biden sau chuyến công du Ấn Độ vào tuần này.

Australia dành 751 triệu AUD mua sắm hàng loạt tên lửa của Mỹ
Australia dành 751 triệu AUD mua sắm hàng loạt tên lửa của Mỹ

VOV.VN - Ngày 6/3, Bộ Quốc phòng Australia chính thức thông báo về việc ký hợp đồng trị giá 751 triệu AUD để mua 63 tên lửa dẫn đường không đối đất và 20 tên lửa huấn luyện trên không của Mỹ.

Australia dành 751 triệu AUD mua sắm hàng loạt tên lửa của Mỹ

Australia dành 751 triệu AUD mua sắm hàng loạt tên lửa của Mỹ

VOV.VN - Ngày 6/3, Bộ Quốc phòng Australia chính thức thông báo về việc ký hợp đồng trị giá 751 triệu AUD để mua 63 tên lửa dẫn đường không đối đất và 20 tên lửa huấn luyện trên không của Mỹ.

Australia ký kết hợp đồng trị giá 4,2 tỷ AUD mua 29 máy bay trực thăng Apache của Mỹ
Australia ký kết hợp đồng trị giá 4,2 tỷ AUD mua 29 máy bay trực thăng Apache của Mỹ

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Australia hôm 1/3 ký kết với Mỹ chương trình mua sắm một phi đội gồm 29 trực thăng chiến đấu Apache trị giá 4,2 tỷ đôla Australia (AUD).

Australia ký kết hợp đồng trị giá 4,2 tỷ AUD mua 29 máy bay trực thăng Apache của Mỹ

Australia ký kết hợp đồng trị giá 4,2 tỷ AUD mua 29 máy bay trực thăng Apache của Mỹ

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Australia hôm 1/3 ký kết với Mỹ chương trình mua sắm một phi đội gồm 29 trực thăng chiến đấu Apache trị giá 4,2 tỷ đôla Australia (AUD).

Mỹ, Anh và Australia tập trận không quân chung
Mỹ, Anh và Australia tập trận không quân chung

VOV.VN - Mỹ, Anh và Australia hôm qua (8/2) đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận không quân chung mang tên "Cờ đỏ" (Red Flag) kéo dài 3 tuần ở trong và ngoài khu vực sa mạc Nevada thuộc bang Nevada của Mỹ. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm mô phỏng các hoạt động tác chiến cao cấp.

Mỹ, Anh và Australia tập trận không quân chung

Mỹ, Anh và Australia tập trận không quân chung

VOV.VN - Mỹ, Anh và Australia hôm qua (8/2) đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận không quân chung mang tên "Cờ đỏ" (Red Flag) kéo dài 3 tuần ở trong và ngoài khu vực sa mạc Nevada thuộc bang Nevada của Mỹ. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm mô phỏng các hoạt động tác chiến cao cấp.