Ba tiêm kích hiện đại có bán kính chiến đấu lớn nhất

VOV.VN - Xin cung cấp ý kiến của chuyên gia Vladimir Lytkin về các máy bay có bán kính chiến đấu lớn nhất để bạn đọc tham khảo.

Có rất nhiều tiêu chí xếp hạng máy bay tiêm kích hiện đại - trần bay, vũ khí trang bị, khả năng phát hiện kẻ thù… Theo tôi, xếp hạng như vậy không hoàn toàn đúng, vì mỗi máy bay là một cỗ máy hoàn chỉnh được thiết kế để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định.

Một máy bay tiêm kích có thể có tốc độ cao, nhưng không leo lên được lên độ cao lớn; chiếc khác - mang nhiều vũ khí, đồng thời có bán kính chiến đấu nhỏ. Nhưng cả hai đều là máy bay tiêm kích, chỉ là một chiếc tốt hơn ở tính năng này, chiếc kia ở tính năng khác và việc xếp hạng vẫn tiếp tục được thực hiện. Chúng ta sẽ xem xét Top 3 máy bay chiến đấu hiện đại có tầm bay xa nhất mà không cần tiếp nhiên liệu và không cần sử dụng thêm thùng xăng phụ bên ngoài.

Như đã đề cập từ đầu, chúng ta sẽ xem xét bán kính chiến đấu chứ không phải tầm bay thực tế. Phạm vi bay thực tế là khoảng cách mà máy bay có thể bay trong một trạng thái nhất định của khí quyển, có tính đến mức tiêu thụ nhiên liệu cho quá trình khởi động, cất cánh, bay, hạ cánh và chạy trên đường băng, có tính đến dự trữ nhiên liệu dẫn đường hàng không. Bán kính chiến đấu là khoảng cách mà máy bay chiến đấu có thể giải quyết nhiệm vụ được giao với lượng nhiên liệu dự trữ đã được ấn định và trở về sân bay đồn trú.

Su-57

Vị trí đầu tiên là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 chưa được đưa vào trang bị Su-57 của Nga. Theo dữ liệu được công bố trước đây, bán kính chiến đấu của Su-57 ở tốc độ cận âm là 2.064km và ở tốc độ siêu âm - 1.050km, vượt xa các chỉ số tương tự tương ứng là 1.080/760 km của tiêm kích F-35 (Mỹ), và 1.250/760 km của F-22 (Mỹ). Tất cả dữ liệu về máy bay chiến đấu được lấy từ động cơ giai đoạn đầu. Tầm hoạt động thực tế của Su-57 được công bố là 4.300km khi không mang bình xăng bổ sung, và 5.500km, nếu có.

F-15
Máy bay của Mỹ được tạo ra từ những năm 70 của thế kỷ 20 này chiếm vị trí thứ hai. F-15 Eagle vốn được thiết kế như một máy bay chiếm ưu thế trên không, hiện vẫn đang được phục vụ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bán kính chiến đấu của F-15 là 1.900 km, lớn thứ hai trong số các máy bay chiến đấu hiện đại của thế giới.

Theo chỉ số này, F-15 bỏ xa các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 và F-22. Đồng thời, tầm bay thực tế của nó là 5.600km. Máy bay được chế tạo theo thiết kế khí động học thông thường, trọng lượng cất cánh tối đa là 30,9 tấn, tốc độ tối đa 2.700km/h. Tiêm kích được trang bị pháo M61 20mm với cơ số đạn 940 viên và 11 điểm treo tên lửa, bom với ​​tổng trọng lượng lên tới 7,3 tấn.

Cho đến thời điểm hiện tại, tiêm kích F-15 và những cải tiến của nó được coi là một trong những tiêm kích tốt nhất thế giới. Giữa tháng 7 năm nay, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đặt hàng những chiếc máy bay chiến đấu F-15EX được hiện đại hóa đầu tiên; tổng cộng, họ có kế hoạch mua 144 chiếc, được cho là sẽ được sử dụng làm phương tiện mang vũ khí siêu thanh.

Su-35

Vị trí thứ ba thuộc về máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Su-35S, được đưa vào biên chế của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga gần đây. Theo dữ liệu mở, máy bay chiến đấu của Nga có bán kính chiến đấu 1.500km, tầm hoạt động thực tế của nó là 3.600km. Bản thân chiếc máy bay này được coi là một máy bay tiêm kích đa năng siêu cơ động thuộc thế hệ "4 ++", với động cơ có điều khiển véc tơ lực đẩy. Máy bay có khả năng mang tải trọng chiến đấu tới 8 tấn. "Thế hệ 4 ++" là quy ước và chỉ ra rằng xét về tổng thể các đặc điểm của nó, máy bay chiến đấu rất gần với các đặc điểm của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, ngoại trừ công nghệ tàng hình.

Về bản chất, Su-35 là phiên bản chuyển tiếp từ Su-27 sang Su-57. Máy bay được thiết kế để giải quyết các nhiệm vụ giành và duy trì ưu thế trên không, hỗ trợ đường không cho lục quân trong các cuộc xung đột ở mọi quy mô, cô lập khu vực tác chiến… Hiện nay, tiêm kích này đã chính thức có trong biên chế của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga và Không quân Trung Quốc. Gần đây, có thông tin rằng Su-35 sắp được đưa vào trang bị cho Không quân Ai Cập.

Vị trí thứ tư và sau đó…

Mặc dù bài báo này nói về 3 máy bay tiêm kích hàng đầu về phạm vi bay, có thể bổ sung: nối gót Su-35 của Nga là máy bay chiến đấu châu Âu Eurofighter Typhoon FGR4 hay còn gọi là EF2000 - một máy bay tiêm kích hai động cơ đa mục đích thế hệ thứ 4, với cánh mũi và cánh tam giác. Bán kính chiến đấu của loại máy bay này là 1.390km với tầm bay thực tế là 3.790km. Sau Eurofighter Typhoonlà tiêm kích F-16 của Mỹ với bán kính chiến đấu 1.315km và tầm hoạt động thực tế 3.862km.

Kết luận

Trong tác chiến hiện đại, máy bay chiến đấu có một vai trò đặc biệt, không hề suy giảm theo thời gian. Nhiệm vụ tạo vùng cấm bay, chế áp hệ thống phòng không của đối phương và hộ tống tàu, máy bay sẽ đặt lên “vai” của các máy bay tiêm kích. Và để hoàn thành mỗi nhiệm vụ cần có máy bay tiêm kích đặc biệt hoặc máy bay đa chức năng riêng. Xin nhắc lại, việc so sánh các máy bay tiêm kích khác nhau theo bất kỳ tiêu chí xếp hạng nào đều không hoàn toàn chính xác, nhưng hoàn toàn có thể được thực hiện, chỉ để biết thông tin./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức đặt mua 45 máy bay chiến đấu của Boeing
Đức đặt mua 45 máy bay chiến đấu của Boeing

VOV.VN - Hôm 19/4, tạp chí Der Spiegel đưa tin, Đức sẽ đặt mua 45 máy bay chiến đấu từ Boeing để thay thế số phi cơ phản lực Tornado Luftwaffe hết hạn sử dụng.

Đức đặt mua 45 máy bay chiến đấu của Boeing

Đức đặt mua 45 máy bay chiến đấu của Boeing

VOV.VN - Hôm 19/4, tạp chí Der Spiegel đưa tin, Đức sẽ đặt mua 45 máy bay chiến đấu từ Boeing để thay thế số phi cơ phản lực Tornado Luftwaffe hết hạn sử dụng.

Máy bay chiến đấu Su-27 của Nga bị rơi ở Biển Đen
Máy bay chiến đấu Su-27 của Nga bị rơi ở Biển Đen

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận, ngày 25/03, máy bay SU-27 đã biến mất khỏi màn hình radar trong chuyến bay trên biển Đen và rơi xuống biển.

Máy bay chiến đấu Su-27 của Nga bị rơi ở Biển Đen

Máy bay chiến đấu Su-27 của Nga bị rơi ở Biển Đen

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận, ngày 25/03, máy bay SU-27 đã biến mất khỏi màn hình radar trong chuyến bay trên biển Đen và rơi xuống biển.

Hàn Quốc điều máy bay chiến đấu đối phó với máy bay Trung Quốc
Hàn Quốc điều máy bay chiến đấu đối phó với máy bay Trung Quốc

VOV.VN - Hàn Quốc phát hiện máy bay quân sự Trung Quốc từ trước khi máy bay này tiến vào Vùng nhận dạng phòng không và điều động máy bay chiến đấu đối phó.

Hàn Quốc điều máy bay chiến đấu đối phó với máy bay Trung Quốc

Hàn Quốc điều máy bay chiến đấu đối phó với máy bay Trung Quốc

VOV.VN - Hàn Quốc phát hiện máy bay quân sự Trung Quốc từ trước khi máy bay này tiến vào Vùng nhận dạng phòng không và điều động máy bay chiến đấu đối phó.