Bên trong tàu ngầm của hải quân Mỹ trên hành trình tới Bắc Cực

VOV.VN - Nhiệm vụ của các tàu ngầm hải quân Mỹ là tối mật. Tuy nhiên, một cuộc huấn luyện trong môi trường băng giá có thể mang lại cái nhìn thoáng qua về cuộc sống của quân nhân dưới lòng biển sâu cũng như cách Lầu Năm Góc chuẩn bị cho một cuộc chiến tiềm ẩn dưới các vùng biển đóng băng.

Vào một ngày của tháng 3, cột buồm đen của tàu ngầm tấn công dài 109 mét được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk và ngư lôi đã xuyên qua lớp băng dày trên Biển Beaufort, phía Bắc Alaska, trong Chiến dịch Ice Camp (Trại Băng) để nổi lên bề mặt.

Đối với nhiều người trong số 152 thủy thủ trên tàu USS Hampton, đây là cuộc tuần tra đầu tiên của họ.

Việc vận hành một tàu ngầm ở Bắc Cực đặc biệt khó khăn. Đầu tiên là việc di chuyển. Ở những vùng nước nông, con tàu phải di chuyển trên một lối đi hẹp giữa lớp băng bên trên và đáy đại dương bên dưới.

Những tảng băng khổng lồ như ngọn núi lật ngược hướng xuống dưới cũng là một mối nguy hiểm. Đó là những gì Chỉ huy Mike Brown và thủy thủ đoàn của ông trên tàu Hampton đã gặp phải khi đi qua eo biển Bering.

“Chúng tôi điều khiển con tàu di chuyển cách đáy 6 mét và cách lớp băng bên trên 12-18 mét để tránh những tảng băng khổng lồ như vậy”, Chỉ huy Brown cho biết.

Thách thức thứ hai là tình trạng ngưng tụ do nước biển đóng băng trên thân tàu có thể gây ra nguy cơ chập điện bên trong tàu ngầm.

Mất điện có thể khiến tàu bị mất lực đẩy và điều đó có nghĩa là con tàu sẽ bị mắc kẹt dưới lớp băng. Do đó, giữ cho bộ phát điện hạt nhân của tàu ngầm ở trạng thái tốt nhất trở thành vấn đề quan trọng sống còn.

Trên bất kỳ tàu ngầm nào, không gian cũng trở thành điều “xa xỉ”.

Các thủy thủ làm việc theo ca và phải dùng chung giường. Các đầu bếp thường xuyên nướng bánh mì tươi để không phải dự trữ những ổ bánh mì làm sẵn. Thực đơn phải được lên kế hoạch tỉ mỉ trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ dưới mặt nước. Trong trường hợp khẩn cấp, phẫu thuật có thể được thực hiện trên bàn trong phòng chung.

Khu vực ăn uống nhỏ dành cho sĩ quan và thủy thủ là một trong số ít nơi mà thủy thủ đoàn có thể cùng nhau thư giãn và nghiên cứu những chi tiết nhỏ về hoạt động của tàu ngầm suốt hàng giờ liền.

Các thành viên thủy thủ đoàn có thể chơi bài để giết thời gian. Một số giải trí bằng điện thoại thông minh, đọc tin nhắn cũ hoặc xem các chương trình truyền hình hay phim được tải xuống từ trước chuyến đi.

“Ngày thứ 31 đôi khi là lúc mọi người xuống tinh thần nhất khi các ứng dụng như Spotify hay Netflix hết hạn”. Mickaila Johnston, một nhân viên y tế trên tàu ngầm cho biết.

Các thủy thủ cho biết, thực hiện nhiệm vụ trên tàu ngầm giống như làm việc trong một không gian văn phòng nhỏ không có cửa sổ, không có lối thoát, không có Wi-Fi và không có sóng điện thoại di động. Các quyết định quân sự quan trọng được thực hiện hoàn toàn trên tàu, không có liên lạc bên ngoài.

Cách bố trí của tàu ngầm giống như một mê cung kéo dài với những lối đi cực kỳ tối tăm, chỉ hẹp bằng lối đi trên xe buýt. Các thủy thủ phải tránh sang một bên khi đi qua nhau. Lối đi giữa hai tầng chính cũng rất hẹp nên mỗi lần chỉ có một người có thể sử dụng.

Sau hành trình dưới biển sâu, tàu Hampton nổi lên để tới Ice Camp - một nhiệm vụ kéo dài 3 tuần để kiểm tra năng lực chiến đấu của thủy thủ đoàn ở một trong những nơi khắc nghiệt nhất trên Trái Đất.

Cách đó vài km, các quân nhân và nhà nghiên cứu khác đã xây dựng Camp Whale (Trại Cá voi), một tổ hợp lều mùa đông và một trung tâm chỉ huy nhỏ trên một tảng băng lớn trôi với tốc độ gần 1km/h trên đại dương đóng băng.

Cuộc sống ở đó rất khắc nghiệt. Nước chưa kịp chảy đã đóng băng. Không khí bên ngoài xuống tới âm 40 độ C.

“Thủy thủ đoàn của tôi gồm toàn những người chưa bao giờ đến đây, chưa bao giờ ở dưới lớp băng Bắc Cực. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ chính của tôi là huấn luyện thế hệ thủy thủ tiếp theo”, chỉ huy Brown cho biết.

Các tàu ngầm của Hải quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ bí mật trên khắp thế giới mỗi ngày. Các tàu tấn công như Hampton có thể thu thập thông tin tình báo về tàu chiến đối phương, trong khi các tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớn hơn nhiều có thể lặn tới 90 ngày mỗi lần và luôn mang theo cả các đầu đạn hạt nhân.

Khi thủy thủ đoàn của tàu USS Hampton kết thúc nhiệm vụ ở Biển Beaufort, tàu ngầm hướng về phía Bắc và sẽ nổi lên ở Bắc Cực. Sau đó, con tàu ngầm sẽ lại tiếp tục hành trình dưới vùng biển băng giá trong im lặng.

Cuối cùng, khi các thủy thủ trở về nhà, họ sẽ không thể kể chi tiết về hành trình trên biển vì hầu hết những gì họ làm đều là bí mật.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiến dịch Muskox: Mỹ từng chuẩn bị chiến đấu với Liên Xô ở Bắc Cực
Chiến dịch Muskox: Mỹ từng chuẩn bị chiến đấu với Liên Xô ở Bắc Cực

VOV.VN - Mặc dù thực tế là về mặt địa lý, với cái lạnh, đầy tuyết và băng, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi đối với Canada trong bảo vệ biên giới phía bắc đất nước, nhưng Ottawa vẫn luôn bất an về vấn đề này.

Chiến dịch Muskox: Mỹ từng chuẩn bị chiến đấu với Liên Xô ở Bắc Cực

Chiến dịch Muskox: Mỹ từng chuẩn bị chiến đấu với Liên Xô ở Bắc Cực

VOV.VN - Mặc dù thực tế là về mặt địa lý, với cái lạnh, đầy tuyết và băng, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi đối với Canada trong bảo vệ biên giới phía bắc đất nước, nhưng Ottawa vẫn luôn bất an về vấn đề này.

Cận cảnh tàu chiến Nga bắn đạn thật trong tập trận Bắc cực
Cận cảnh tàu chiến Nga bắn đạn thật trong tập trận Bắc cực

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi cảnh các tàu chiến thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga bắn đạn thật trong khuôn khổ tập trận ở Bắc cực.

Cận cảnh tàu chiến Nga bắn đạn thật trong tập trận Bắc cực

Cận cảnh tàu chiến Nga bắn đạn thật trong tập trận Bắc cực

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi cảnh các tàu chiến thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga bắn đạn thật trong khuôn khổ tập trận ở Bắc cực.

Xung đột Nga-Ukraine đã thay đổi cục diện Bắc Cực ra sao?
Xung đột Nga-Ukraine đã thay đổi cục diện Bắc Cực ra sao?

VOV.VN - Nga sở hữu 60% đường bờ biển Bắc Cực và một nửa dân số trong khu vực. Trong lịch sử gần đây, NATO không quá quan tâm đến Bắc Cực vì Mỹ chủ yếu tập trung vào Trung Đông. Điều này đã thay đổi sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Xung đột Nga-Ukraine đã thay đổi cục diện Bắc Cực ra sao?

Xung đột Nga-Ukraine đã thay đổi cục diện Bắc Cực ra sao?

VOV.VN - Nga sở hữu 60% đường bờ biển Bắc Cực và một nửa dân số trong khu vực. Trong lịch sử gần đây, NATO không quá quan tâm đến Bắc Cực vì Mỹ chủ yếu tập trung vào Trung Đông. Điều này đã thay đổi sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.