Bí mật làm nên sức mạnh đáng sợ của “Đại bàng” F-15E Strike

VOV.VN - Sỹ quan điều khiển vũ khí (WSO) đóng vai trò rất quan trọng đối với tiêm kích F-15E Strike vì tất cả các thông tin đều được tiếp nhận thông qua cảm biến hiện đại trên máy bay.

“Hai cái đầu vẫn tốt hơn một”. Câu ngạn ngữ này dường như đúng với tiêm kích tấn công F-15E Strike Eagle của Lực lượng Không quân Mỹ - một máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi, trong đó phi công điều khiển ngồi phía trước và sỹ quan điều khiển vũ khí (WSO – đọc là wizzo) ngồi phía sau.

Đại tá Eric ‘Dorf’ Ostendorf – người đã có 33 năm kinh nghiệm điều khiển cả tiêm kích F-15E Strikes và máy bay ném bom phản lực F-111 Aardvarks cho biết: “Việc có 2 thành viên trong phi hành đoàn sẽ cho phép phân chia những nhiệm vụ phức tạp mà chiến thuật điều khiển máy bay chiến đấu hiện đại đòi hỏi”. Phi đội này chắc chắn sẽ có thể xử lý nhiều nhiệm vụ hơn.

F-15E Strike, còn có tên gọi khác là Mudhen, được phát triển vào những năm 1980 như một phiên bản cải tiến của máy bay F-15 Eagle tiêu chuẩn – vốn dành cho nhiệm vụ chiến đấu trên không. F-15 Eagle là chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không rất thành công của Mỹ. Tiêm kích này đã giành rất nhiều chiến thắng trong các trận không chiến và chưa từng bị đối phương bắn hạ, đây được coi là nỗi kinh hoàng đối với các đối thủ của không quân Mỹ.

F-15E Strike được thiết kế để tận dụng tất cả thế mạnh của dòng tiêm kích Eagle và có thêm khả năng tấn công không đối đất, về cơ bản cho phép nó xâm nhập vào không phận của đối phương, rải mưa bom, sau đó tìm cách bay ra ngoài khu vực nguy hiểm. Nhưng quá trình thực hiện nhiệm vụ không đối không và không đối đất rất phức tạp và có nhiều công việc phải xử lý, vì thế Strike cần phải có 2 thành viên trong phi hành đoàn.

Trả lời phỏng vấn tờ Aviation Geek Club, một sỹ quan điều khiển vũ khí cho biết: “Điều tuyệt vời đối với máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi là chúng tôi có thể phân chia nhiệm vụ và hành động hiệu quả hơn. Phi công ở ghế trước có thể kiểm soát hoạt động bay và tiếp nhiên liệu, trong khi WSO ở ghế sau có thể liên lạc với bộ phận chỉ huy, tìm mục tiêu và chuẩn bị vũ khí tấn công”.

WSO đóng vai trò rất quan trọng đối với F-15E Strike vì tất cả các thông tin đều được tiếp nhận thông qua cảm biến hiện đại trên máy bay. Nhiều tiêm kích Strike mang theo cả hệ thống Sniper và Litening – những cỗ máy công nghệ cao, sử dụng tia hồng ngoại, video và tia laser để thu thập thông tin tình báo, phát hiện và xác định các mục tiêu mặt đất, sau đó sử dụng vũ khí thông thường hoặc vũ khí dẫn đường bằng GPS hạ gục mục tiêu.

Buồng lái của WSO có 4 màn hình theo dõi của các mối đe dọa, vũ khí và trạng thái của máy bay, thông tin từ radar, tác chiến điện tử hoặc cảm biến hồng ngoại. Với hoạt động không đối đất, nhiệm vụ chính của WSO là tấn công đối phương dưới mặt đất, đặc biệt khi các lực lượng trên bộ cần hỗ trợ.

“Vai trò của WSO là tìm hiểu mục tiêu của đối phương cũng như ý định của chỉ huy các lực lượng trên mặt đất là gì, sau đó chúng tôi sẽ đưa ra đề xuất sử dụng vũ khí để phá hủy hoặc vô hiệu hóa lực lượng của đối phương. WSO sẽ thông báo cho phi công thả bom”, ông Lacie “Sonic” Hester, một quan chức của Lực lượng Không quân Mỹ nhấn mạnh.

Điều khiến F-15E Strike trở nên khác biệt so với các loại máy bay khác trong dòng Eagle là có màu sơn ngụy trang đậm hơn và được gắn thêm hai thùng nhiên liệu thích ứng (CFT) dưới thân, tạo ra ít lực cản hơn so với loại thùng gắn dưới cánh thông thường. 2 thùng nhiên liệu này có thể chứa 2.800l nhiên liệu, và có 6 giá treo gắn vũ khí bố trí thành 2 hàng. Những vũ khí này có thể là các loại tên lửa không đối đất (cả hạt nhân và thông thường), tên lửa không đối không. Tuy vậy, kiểu thiết kế này khiến F-15E Strike có trọng lượng nặng hơn so với các phiên bản khác của Eagle và khiến hạn chế về tính cơ động.

F-15E không phải là máy bay chiến đấu đa năng duy nhất trong kho vũ khí của Mỹ. Chiến đấu cơ F-16 Vipers của Không quân Mỹ và tiêm kích F/A-18E Super Hornet một chỗ ngồi của Hải quân cũng được sử dụng cho cả nhiệm vụ không đối không và không đối đất. Chúng chỉ có một phi công điều khiển toàn bộ hoạt động. Vì thế có một số ý kiến cho rằng việc có thêm một sỹ quan điều khiển vũ khí là không cần thiết, đặc biệt khi WSO không được huấn luyện bay chính thức.

Nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại, các phi công của F-35E cho biết, nhờ phối hợp với WSO, họ có thể gia tăng khả năng tấn công và yểm trợ. Phi công Richard “TAC” Turner, người từng tham gia Chiến dịch Tự do Bền vững tại Afghanistan chia sẻ: “Phi công điều khiển máy bay một chỗ ngồi chẳng hạn như F-35 và F-36 đều có những hạn chế riêng, bất kể họ được sự hỗ trợ từ các loại máy móc hiện đại. Họ khó có thể kiểm soát và sàng lọc được những dữ liệu cần thiết từ các cảm biến trên máy bay hoặc từ hệ thống kết nối liên lạc với trạm chỉ huy”.  

Ông Turner nói thêm: “Nhưng WSO có thể nắm bắt tất cả những thông tin đó. Chúng tôi có thể trao đổi ngắn gọn với nhau khi cần thực hiện cuộc tấn công”.

Mặc dù WSO không trải qua các khóa đào tạo bay chuyên sâu giống phi công, nhưng buồng lái của họ có hệ thống điều khiển gần giống buồng lái phía trước. Trong trường hợp cần thiết, WSO có thể kiểm soát chuyến bay thay cho phi công chính. Phi công Turner cho biết, từng có trường hợp phi công phía trước mất phương hướng hoặc hệ thống điều khiển của họ gặp trục trặc, WSO đã kiểm soát được máy bay và giúp phi hành đoàn thoát hiểm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Đại bàng chiến” F-15E của Mỹ sắp đảm nhận vai trò kép: Vừa chiến đấu, vừa tiếp vận
“Đại bàng chiến” F-15E của Mỹ sắp đảm nhận vai trò kép: Vừa chiến đấu, vừa tiếp vận

VOV.VN - Tiêm kích F-15E có thể được trang bị đầy đủ vũ khí tham chiến, hoặc cũng có thể hoạt động như một “phương tiện vận chuyển bom”, chuyên chở bom thông minh JDAM đến các căn cứ tiền tiêu.

“Đại bàng chiến” F-15E của Mỹ sắp đảm nhận vai trò kép: Vừa chiến đấu, vừa tiếp vận

“Đại bàng chiến” F-15E của Mỹ sắp đảm nhận vai trò kép: Vừa chiến đấu, vừa tiếp vận

VOV.VN - Tiêm kích F-15E có thể được trang bị đầy đủ vũ khí tham chiến, hoặc cũng có thể hoạt động như một “phương tiện vận chuyển bom”, chuyên chở bom thông minh JDAM đến các căn cứ tiền tiêu.

“Sự kết hợp hoàn hảo” của KC-10 và F-15E trong Không quân Mỹ
“Sự kết hợp hoàn hảo” của KC-10 và F-15E trong Không quân Mỹ

VOV.VN - KC-10 là trợ thủ đắc lực giúp “Đại bàng” F-15E thực hiện các nhiệm vụ tiếp cận và tấn công trên toàn cầu của Không quân Mỹ.

“Sự kết hợp hoàn hảo” của KC-10 và F-15E trong Không quân Mỹ

“Sự kết hợp hoàn hảo” của KC-10 và F-15E trong Không quân Mỹ

VOV.VN - KC-10 là trợ thủ đắc lực giúp “Đại bàng” F-15E thực hiện các nhiệm vụ tiếp cận và tấn công trên toàn cầu của Không quân Mỹ.

"Đại bàng" F-15E thử nghiệm khả năng phóng tên lửa JASSM-ER
"Đại bàng" F-15E thử nghiệm khả năng phóng tên lửa JASSM-ER

VOV.VN - Không quân Mỹ vừa công bố hình ảnh tiêm kích F-15E Strike Eagle phóng tên lửa hành trình không đối đất liên hợp AGM-158B, hay còn gọi là JASSM-ER.

"Đại bàng" F-15E thử nghiệm khả năng phóng tên lửa JASSM-ER

"Đại bàng" F-15E thử nghiệm khả năng phóng tên lửa JASSM-ER

VOV.VN - Không quân Mỹ vừa công bố hình ảnh tiêm kích F-15E Strike Eagle phóng tên lửa hành trình không đối đất liên hợp AGM-158B, hay còn gọi là JASSM-ER.

Xem "đại bàng" F-15E phô diễn kỹ thuật, chao lượn ấn tượng trên bầu trời
Xem "đại bàng" F-15E phô diễn kỹ thuật, chao lượn ấn tượng trên bầu trời

VOV.VN - Tiêm kích F-15E Strike Eagles của Phi đội máy bay chiến đấu 389 đã có màn chao lượn ấn tượng trên bầu trời, bay qua Căn cứ Không quân Mountain Home và các khu vực lân cận.

Xem "đại bàng" F-15E phô diễn kỹ thuật, chao lượn ấn tượng trên bầu trời

Xem "đại bàng" F-15E phô diễn kỹ thuật, chao lượn ấn tượng trên bầu trời

VOV.VN - Tiêm kích F-15E Strike Eagles của Phi đội máy bay chiến đấu 389 đã có màn chao lượn ấn tượng trên bầu trời, bay qua Căn cứ Không quân Mountain Home và các khu vực lân cận.