Canada “thay máu” đội máy bay chiến đấu với F-18 và F-35

VOV.VN - Để có thể đồng thời đáp ứng các nhiệm vụ chiến đấu của Bộ Tư lệnh Phòng thủ Bắc Mỹ (NORAD) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Canada đã “thay máu” đội máy bay chiến đấu của Không quân nước này bằng F-18A/B Hornet và Lockheed Martin F-35 Lightning II.

Bổ sung 18 chiếc F-18A/B Hornet

Canada là một trong những nhà khai thác cuối cùng dòng máy bay F-18 Hornet với các tính năng thế hệ thứ tư cải tiến. Trước mắt, để Không quân Hoàng gia Canada có thể đồng thời đáp ứng các nhiệm vụ chiến đấu của NORAD và NATO, Ottawa đã đặt mua 18 chiếc F-18A/B (12 chiếc 1 chỗ ngồi và 6 chiếc 2 chỗ ngồi) đã qua sử dụng của Australia để bổ sung cho đội máy bay 75 chiếc F-18A/B Hornet hiện có của mình.

Tương tự như máy bay F-18 của Canada, F-18A/B Hornet của Australia được triển khai lần đầu tiên vào năm 1983. Không quân Canada đã bắt đầu Dự án kéo dài tuổi thọ Hornet (Hornet Extension Project - HEP) cho toàn bộ F/A-18 (bao gồm 18 chiếc mua từ Australia) để đáp ứng các quy định mới nhất của hàng không quốc tế và khả năng tương tác với các đồng minh. Việc nâng cấp liên quan đến phát sóng - giám sát phụ thuộc tự động (Automatic Dependent Surveillance-Broadcast - ADS-B), hệ thống định vị GPS/INS, đài AN/ARC-210 mới, máy bộ đàm chiến thuật, thiết bị nhắm mục tiêu, máy tính chuyên dụng và bộ phận truyền dữ liệu cải tiến.

Trong quá trình nâng cấp, các máy bay phản lực này sẽ được trang bị radar quét mảng điện tử chủ động (Active Electronically Scanned Array - AESA) APG-79 (V) 4, tên lửa không đối không AIM-9X Block II Sidewinder và tên lửa không đối không tầm xa (Joint StandOff Weapon - JSOW) AIM-120D AMRAAM, AGM-154, mồi nhử cải tiến ADM-141C và hệ thống tránh va chạm mặt đất tự động (Auto GCAS). Tổng chi phí của hai đợt nâng cấp vào khoảng 1,3 tỷ CAD. Sau khi hoàn thành, 36 chiếc hoạt động tốt nhất sẽ được nâng cấp thêm để có được khả năng chiến đấu nâng cao. Việc nâng cấp HEP sẽ giữ duy trì những chiếc Hornet cho đến năm 2032, khi có máy bay mới thay thế.

Mua 88 tàng hình cơ thế hệ năm F-35

Là một phần của Dự án Năng lực Máy bay Chiến đấu Tương lai (Future Fighter Capability Project - FFCP) và sau nhiều năm lựa chọn máy bay chiến đấu mới nhằm thay thế phi đội máy bay chiến đấu CF-18 Hornet cũ kỹ, Canada đã chọn phương án mua 88 máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed Martin F-35 Lightning II (Mỹ). Các cuộc đàm phán giữa Ottawa và nhà thầu chính Lockheed Martin sẽ bắt đầu trong tuần này, hợp đồng có thể được ký kết trước cuối năm nay.

Được xem xét theo một tiêu chí duy nhất, trong đó tập trung chủ yếu vào khả năng kỹ thuật của máy bay (60%), chi phí bảo dưỡng và vận hành trong suốt thời gian sử dụng (20%) và hiệu quả kinh tế đối với Canada (20%), F-35A đã vượt qua các đối thủ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Gripen E (Thụy Điển), Eurofighter (Châu Âu), Rafale (Pháp) và Boeing F-18E Super Hornet (Mỹ).

Đáng nói, Nội các Canada nhấn mạnh, các cuộc đàm phán không có nghĩa là thỏa thuận cho F-35 được hoàn tất, chính phủ vẫn có thể thương thảo với Saab về máy bay chiến đấu Gripen nếu các cuộc thảo luận với Lockheed Martin bị đình trệ. Gripen E có lợi thế về chi phí hoạt động thấp và dễ bảo trì nhất so với bất kỳ máy bay chiến đấu nào của phương Tây. Mẫu chiến đấu cơ này sở hữu hệ thống điện tử hàng không với độ tinh vi tương đương của F-35, có thể cất cánh trên đường băng cực ngắn, khả năng bay hành trình siêu âm và có thể mang tên lửa không đối không tầm xa Meteor vượt trội so với tên lửa AIM-120 của Mỹ.

Tuy nhiên, F-35A được coi là loại máy bay tiết kiệm chi phí hơn và mặc dù tỷ lệ sẵn sàng thấp hơn, nhưng khả năng tàng hình radar, bộ cảm biến mạnh hơn,… khiến nó trở nên phổ biến hơn nhiều. F-35 được thiết kế để kế thừa F-18 cũng như F-16 và Harrier II, đồng thời là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 duy nhất được sản xuất ở phương Tây. 

Thương vụ F-35 dự kiến sẽ tiêu tốn khoản ngân sách quốc phòng lên tới 15,2 tỷ USD của Canada; máy bay có thể bắt đầu giao hàng sớm nhất vào năm 2025 và chiếc cuối cùng vào khoảng năm 2032. Khoản đầu tư vào lực lượng không quân của Canada, theo một tuyên bố của chính phủ, sẽ là khoản đầu tư đáng kể nhất trong hơn 30 năm. Canada đang chuẩn bị hai cơ sở hoạt động chính cho máy bay chiến đấu tương lai của mình là 4 Wing Cold Lake và 3 Wing Bagotville. Mua 88 tàng hình cơ F-35, cùng với Nhật Bản và Anh, Canada trở thành một trong những khách hàng nước ngoài lớn nhất về máy bay phản lực tàng hình.

Trước đây, Canada là một trong 9 quốc gia đã đầu tư vào chương trình phát triển F-35 với tư cách là một đối tác công nghiệp khi chi 613 triệu USD cho chương trình từ năm 1997-2021 mặc dù không cam kết mua máy bay chiến đấu phản lực tàng hình tiên tiến, đa nhiệm và có khả năng tương tác này. Năm 2010, chính phủ của đảng Bảo thủ từng tuyên bố sẽ mua 65 chiến đấu cơ F-35 nhưng sau đó phải hủy bỏ quyết định này, tính đến nhiều yếu tố, bao gồm khả năng, chi phí, cũng như các tác động và lợi ích kinh tế.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Canada, Canada là một trong những nước có không phận lớn nhất thế giới và phải đảm bảo rằng phi đội máy bay chiến đấu tiếp theo linh hoạt, nhanh nhẹn và có thể đối mặt với nhiều mối đe dọa. Vai trò trung tâm của máy bay mới sẽ là cùng Không quân Mỹ tuần tra không gian Bắc Mỹ thuộc NORAD. Nhưng chúng cũng có thể được giao nhiệm vụ giúp củng cố hệ thống phòng thủ của NATO ở châu Âu hoặc các nhiệm vụ khác ở nước ngoại với khả năng tương thích.

Có một thực tế là đồng minh và các đối tác an ninh, từ Mỹ, Anh, Italy và Hà Lan trong NATO, đến Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiện đều đang sử dụng hoặc đang trong quá trình mua sắm F-35. Máy bay phản lực Lockheed Martin F-35 Lightning II dù vẫn gây tranh cãi, đã liên tục giành chiến thắng trong tất cả các cuộc đua mà nó đã tham gia, bao gồm cả các cuộc đấu thầu ở Thụy Sĩ, Ba Lan và Phần Lan.

Việc Ottawa mua F-35A được cho là sẽ gây áp lực ngày càng lớn đối với Nga, khi các hoạt động quân sự của Canada và Nga ở Bắc Cực thường xuyên gây ra căng thẳng và Ottawa cùng với các đồng minh NATO có quan điểm cứng rắn với Moscow. Ngoài sự gia tăng căng thẳng với Nga, việc bùng nổ chiến tranh Nga - Ukraine ngày 24/2/2022 có thể đã thúc đẩy chính phủ Canada đẩy nhanh quyết định tăng cường lực lượng không quân của mình, giống như việc Đức bất ngờ quyết định mua 35 chiếc F-35 trong thời gian ngắn sau khi chiến sự nổ ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều gì khiến dự án Cơ động Quân sự của EU hấp dẫn Mỹ, Canada và Na Uy?
Điều gì khiến dự án Cơ động Quân sự của EU hấp dẫn Mỹ, Canada và Na Uy?

VOV.VN - Dự án Cơ động Quân sự của Liên minh châu Âu hỗ trợ việc di chuyển tự do của các đơn vị quân đội và trang thiết bị kỹ thuật trên khắp châu Âu bằng việc dỡ bỏ các rào cản quan liêu và cải thiện cơ sở hạ tầng, đang được ủng hộ rộng rãi và được xúc tiến ráo riết.

Điều gì khiến dự án Cơ động Quân sự của EU hấp dẫn Mỹ, Canada và Na Uy?

Điều gì khiến dự án Cơ động Quân sự của EU hấp dẫn Mỹ, Canada và Na Uy?

VOV.VN - Dự án Cơ động Quân sự của Liên minh châu Âu hỗ trợ việc di chuyển tự do của các đơn vị quân đội và trang thiết bị kỹ thuật trên khắp châu Âu bằng việc dỡ bỏ các rào cản quan liêu và cải thiện cơ sở hạ tầng, đang được ủng hộ rộng rãi và được xúc tiến ráo riết.

Đức và Thụy Điển sẽ chuyển hàng nghìn vũ khí chống tăng cho Ukraine
Đức và Thụy Điển sẽ chuyển hàng nghìn vũ khí chống tăng cho Ukraine

VOV.VN - Ngày 23/3, Thụy Điển và Đức thông báo sẽ chuyển hàng nghìn vũ khí chống tăng cho Ukraine.

Đức và Thụy Điển sẽ chuyển hàng nghìn vũ khí chống tăng cho Ukraine

Đức và Thụy Điển sẽ chuyển hàng nghìn vũ khí chống tăng cho Ukraine

VOV.VN - Ngày 23/3, Thụy Điển và Đức thông báo sẽ chuyển hàng nghìn vũ khí chống tăng cho Ukraine.

Tính năng đặc biệt của súng chống tăng AT4 mà Mỹ viện trợ cho Ukraine
Tính năng đặc biệt của súng chống tăng AT4 mà Mỹ viện trợ cho Ukraine

VOV.VN - Dù có cấu tạo đơn giản và dễ sử dụng, nhưng súng chống tăng AT4 lại được coi là khắc tinh của xe tăng và xe thiết giáp.

Tính năng đặc biệt của súng chống tăng AT4 mà Mỹ viện trợ cho Ukraine

Tính năng đặc biệt của súng chống tăng AT4 mà Mỹ viện trợ cho Ukraine

VOV.VN - Dù có cấu tạo đơn giản và dễ sử dụng, nhưng súng chống tăng AT4 lại được coi là khắc tinh của xe tăng và xe thiết giáp.

Ngoại trưởng Đức: Lô tên lửa phòng không Strela đang trên đường tới Ukraine
Ngoại trưởng Đức: Lô tên lửa phòng không Strela đang trên đường tới Ukraine

VOV.VN - Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 23/3 cho biết, sau vài lần bị trì hoãn, các lô tên lửa Strela tiếp theo hiện đang trên đường được đưa tới Ukraine.

Ngoại trưởng Đức: Lô tên lửa phòng không Strela đang trên đường tới Ukraine

Ngoại trưởng Đức: Lô tên lửa phòng không Strela đang trên đường tới Ukraine

VOV.VN - Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 23/3 cho biết, sau vài lần bị trì hoãn, các lô tên lửa Strela tiếp theo hiện đang trên đường được đưa tới Ukraine.