Châu Âu lo lắng, Mỹ mừng thầm trước chiến lược của Anh dùng hải quân làm “át chủ bài”

VOV.VN - Hợp tác với Mỹ vẫn đóng vai trò nền tảng trong kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Anh thời kỳ hậu Brexit.

Hạm đội hùng hậu nhất của hải quân Anh chuẩn bị ra khơi trong tháng 5 này để thực hiện chuyến công du 40 quốc gia, tập trung chủ yếu tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong một nỗ lực thể hiện sức mạnh quân sự của Anh tại khu vực mà Mỹ đang tìm cách chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Kế hoạch cải tổ quân đội đầy tham vọng của Anh

Dẫn đầu hạm đội là HMS Queen Elizabeth – một trong 2 tàu sân bay mới, đóng vai trò trung tâm trong chính sách đối ngoại và quốc phòng mới của Anh.  Anh đang tìm cách tăng cường “mối quan hệ đặc biệt” với Mỹ song song với việc củng cố quan hệ  liên minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và trên toàn cầu.

Sau khi rời khỏi EU, nước này tuyên bố sẽ cải tổ quân đội, cam kết tăng chi tiêu quốc phòng lên mức cao nhất kể từ Chiến tranh Lạnh. London cũng đang xem xét thu hẹp quy mô và cắt giảm các lực lượng tăng thiết giáp để tập trung xây dựng một lực lượng quân đội tinh nhuệ, được tranh bị tối tân hơn, với nhiều đơn vị đặc nhiệm và máy bay không người lái hơn.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết: “Xét về sức mạnh quân sự, chúng ta đang cách xa siêu cường vài năm ánh sáng, vì thế không có lựa chọn nào ngoài việc tăng cường sự hiện diện ở tất cả các thời điểm”. Ông khẳng định, Anh không cần một đội quân đông để chống lại một cuộc chiến tranh truyền thống. Thay vào đó, nước này cần một quân đội tinh gọn, nhưng được trang bị tốt hơn, có thể triển khai tại nước ngoài để hỗ trợ các đồng minh và răn đe kẻ thù tại các khu vực tranh chấp trên toàn cầu.

Hợp tác với Mỹ vẫn đóng vai trò nền tảng trong kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Anh. Trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, 8 trong số các máy bay hiện đại nhất của Anh  - Lockheed Martin’s F-35B sẽ được một phi đội gồm 10 máy bay tương tự của Thủy quân lục chiến Mỹ hỗ trợ. Bên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ điều tàu khu trục đi cùng với nhóm tàu chiến của Hải quân hoàng gia Anh và 1 tàu khu trục nhỏ của Hà Lan, giúp chống lại các mối đe dọa trên không và trên biển.

Hạm đội do Anh dẫn đầu sẽ đi qua Biển Đông, nhằm củng cố viễn cảnh trở thành một quốc gia có ảnh hưởng về quân sự và kinh tế trên toàn cầu thời kỳ hậu Brexit. Năm 2020, Anh cho biết sẽ chi thêm 32 tỷ USD trong vòng 4 năm tới để củng cố quân đội và lấp đầy khoảng trống về kinh phí quốc phòng.

Mặt trái của chiến lược mới

Tất nhiên, chiến lược mới mà London theo đuổi vẫn có những mặt trái. Anh có kế hoạch thu hẹp quân số từ 76.000 binh sỹ ở thời điểm hiện tại xuống còn 72.500 vào năm 2025 và giảm số lượng xe tăng, mặc dù công việc nâng cấp những xe tăng hiện có đang được tiến hành. Kế hoạch này có thể làm giảm khả năng chống lại một cuộc chiến tranh trên bộ truyền thống ở châu Âu và hạn chế việc theo đuổi các hoạt động viễn chinh lớn tại nước ngoài, chẳng hạn như Iraq hay Afghanistan.

Ông John Healey – người phát ngôn của Công đảng đối lập Anh đã chỉ trích kế hoạch cắt giảm quân số của chính phủ: “Điều đó sẽ hạn chế nghiêm trọng năng lực các lực lượng của chúng ta trong việc triển khai ở nước ngoài, hỗ trợ đồng minh, duy trì khả năng phòng thủ và chống lại các mối đe dọa”.

Một số nhà lập pháp và nhà phân tích quốc phòng của Anh cho rằng, chiến lược mới cho thấy Anh chỉ đóng vai trò như một lực lượng hỗ trợ Mỹ và sẽ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ. Nhưng Bộ trưởng Wallace đánh giá đây là nhận định “hoàn toàn sai lầm”.

Ông cho biết Anh sẽ tập trung vào nhiều đối tác khác nhau chứ không chỉ riêng Mỹ, trong bối cảnh các cuộc xung đột ngày càng gia tăng tại các “vùng xám” hoặc những khu vực trên toàn cầu nơi các cường quốc tranh giành ảnh hưởng mà không để xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện.

Anh đang tăng cường đầu tư vào lĩnh vực tình báo, giám sát và trinh sát và chuẩn bị thành lập một Trung đoàn Biệt động quân mới, tương đương với lực lượng Mũ Nồi Xanh, để thực hiện các nhiệm vụ bí mật ở nước ngoài. Lực lượng này có thể xây dựng các liên minh trên thực địa mà không nhất thiết phải dựa vào Mỹ, Bộ trưởng Wallace cho biết. Anh đang phối hợp với một nhóm các quốc gia EU do Pháp dẫn đầu thực hiện các hoạt động tại khu vực Sahel của châu Phi để chống lại phiến quân Hồi giáo.

“Mỹ không thể đi một mình”

Ông Wallace nói: “Khi Mỹ thiên về chống Trung Quốc thì châu Âu – nơi đang phải đối mặt với mối đe dọa gia tăng từ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, phải hành động nhiều hơn ở châu Phi. Tuy vậy, các lực lượng châu Âu ở châu Phi vẫn cần sự hỗ trợ về hậu cần và tình báo của Mỹ”.

Giới phân tích cho rằng, kế hoạch thu hẹp quy mô quân đội của Anh có thể làm gia tăng áp lực đối với các đồng minh châu Âu trong NATO, khiến họ phải nỗ lực nhiều hơn để tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ trước Nga. Nhiều nước thành viên NATO đã bổ sung hàng tỷ USD cho ngân sách quốc phòng kể từ khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea vào năm 2014. Anh hiện đang dẫn đầu nhóm chiến đấu đa quốc gia của NATO ở Estonia – một trong 4 nhóm được thành lập nhằm chống lại mối đe dọa từ Nga.

Tuy vậy, việc Anh tăng cường năng lực hải quân trong thời điểm này đóng lại vai trò vô cùng quan trọng với Mỹ - quốc gia đang chịu nhiều sức ép trước sức mạnh của Hải quân Nga và sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc, cùng với những cam kết mà Washington đưa ra đối với Trung Đông. Trung Quốc đã thực hiện đợt nâng cấp và mở rộng lực lượng hải quân lớn nhất trong lịch sử hiện đại của nước này. Lực lượng hải quân Trung Quốc (PLAN) hiện vận hành 2 tàu sân bay và đang đóng thêm 2 tàu sân bay khác nhằm hướng đến mục tiêu sở hữu 6 nhóm tác chiến tàu sân bay vào giữa những năm 2030.

Các tàu sân bay của Anh sẽ giúp giảm gánh nặng cho hạm đội gồm 11 tàu sân bay của Mỹ, vốn đang căng thẳng vì các đợt triển khai kéo dài.

 “Mỹ không thể đi một mình”, ông James Foggo, cựu chỉ huy của Lực lượng Hải quân Mỹ tại châu Âu đánh giá. “Anh có tầm nhìn rõ ràng và họ đang đầu tư tiền vào đó”.

Nhóm tác chiến tàu ​​sân bay của Anh sẽ thực hiện hải trình dài 26.000 hải lý. thăm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.  Theo kế hoạch, nhóm này sẽ tham gia các cuộc tập trận ở Địa Trung Hải với tàu sân bay của Pháp, các tàu và máy bay của Canada, Đan Mạch, Hy Lạp, Israel, Italy, Nhật Bản và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Hạm đội của Anh cũng sẽ tập trận ở Thái Bình Dương cùng với Malaysia, Singapore, Australia và New Zealand./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay tới Trung Đông răn đe Iran
Mỹ triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay tới Trung Đông răn đe Iran

VOV.VN - Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton ngày 5/5 cho biết, Mỹ sẽ triển khai một nhóm tác chiến tàu sân bay và một nhóm máy bay ném bom tới Trung Đông.

Mỹ triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay tới Trung Đông răn đe Iran

Mỹ triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay tới Trung Đông răn đe Iran

VOV.VN - Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton ngày 5/5 cho biết, Mỹ sẽ triển khai một nhóm tác chiến tàu sân bay và một nhóm máy bay ném bom tới Trung Đông.

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson tiến vào vùng biển Nhật Bản
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson tiến vào vùng biển Nhật Bản

VOV.VN - Nhóm tàu chiến của Mỹ dẫn đầu là tàu sân bay USS Carl Vinson vừa vào vùng biển của Nhật Bản sau khi qua eo biển Tsushima.

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson tiến vào vùng biển Nhật Bản

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson tiến vào vùng biển Nhật Bản

VOV.VN - Nhóm tàu chiến của Mỹ dẫn đầu là tàu sân bay USS Carl Vinson vừa vào vùng biển của Nhật Bản sau khi qua eo biển Tsushima.

Nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ tiến sát Biển Đông
Nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ tiến sát Biển Đông

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz CSG của nước này đã rút khỏi Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ ở Trung Đông và được bàn giao cho Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ tiến sát Biển Đông

Nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ tiến sát Biển Đông

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz CSG của nước này đã rút khỏi Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ ở Trung Đông và được bàn giao cho Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.