Châu Âu từ chối F-35 của Mỹ vì đã có tiêm kích thế hệ thứ 6 của Pháp?

Pháp đã đề xuất Bỉ thay thế các tiêm kích F-16 và F-35 đắt đỏ hiện có do Mỹ sản xuất mà chuyển sang hợp tác với tập đoàn Rafale của nước này.

Pháp đã đề nghị với Bỉ về một dự án hợp tác quân sự chưa từng có, trong đó có việc từ chối tiêm kích F-16 và F-35 của Mỹ để theo đuổi các chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 trong tương lai do Tập đoàn Rafale của Pháp phát triển.

Chiến đấu cơ F-35 của Mỹ. Ảnh: Nationalinterest.

Điều này đã được tạp chí Air & Cosmos thông báo. Theo thông tin của các nhà báo, phía Pháp rất quyết liệt trong nâng cấp lực lượng không quân của mình và hiện đang muốn làm cho các nước đồng minh. Rõ ràng, một trong những đồng minh đó là Đức, theo đó người Pháp sẽ chế tạo tiêm kích thế hệ thứ 6 triển vọng SCAF, còn thứ hai là Bỉ.

Pháp đã đề xuất Bỉ thay thế các tiêm kích F-16 và F-35 đắt đỏ hiện có do Mỹ sản xuất mà chuyển sang hợp tác với tập đoàn Rafale để đạt tới sự thay đổi về chất lượng của không quân.

Theo thông tin mà các nhà báo nhận được từ các đại diện quốc phòng của Pháp, tiêm kích của Rafale hiện có tiêu chuẩn F3R, nhưng tới năm 2024 thì sẽ đạt được trình độ tiệm cận F4, điều này khiến chúng hiệu quả hơn so với các sản phẩm của Mỹ. Tiêm kích này có thể được sử dụng như một lực lượng nòng cốt của các phi đội trong bất cứ chiến trường nào.

Các nhà báo cho rằng, Pháp đang nỗ lực xây dựng một liên minh từ những đồng minh bên trong châu Âu, để thúc đẩy phát triển quân sự của mình và chia sẻ kinh nghiệm trong sử dụng lực lượng ở mức chiến thuật. Sau khi trang bị các tiêm kích của Pháp, Không quân Bỉ sẽ có thể tiếp cận được các tiêm kích thế hệ mới.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thể hiểu được đầy đủ về những nhiệm vụ mà máy bay này sẽ phải thực hiện và bằng cách nào chúng có thể tích hợp vào hệ thống không quân thống nhât của NATO. Không loại trừ trường hợp chúng sẽ được Pháp sử dụng để bảo vệ các lợi ích cốt lõi của mình.

Tuy nhiên, khả năng chế tạo tiêm kích loại này trong thời điểm hiện tại dường như rất đáng ngờ khi tính tới việc không một nước nào trong số các nước đó có khả năng sở hữu tiêm kích tấn công thế hệ thứ 5 hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ bí mật cài tiêm kích F-22 tấn công Syria, giỡn mặt phòng không Nga
Mỹ bí mật cài tiêm kích F-22 tấn công Syria, giỡn mặt phòng không Nga

VOV.VN - Mỹ, Anh, Pháp không chỉ huy động dàn vũ khí khủng, trong đó có máy bay F-22 tấn công Syria, mà còn áp dụng chiến thuật tác chiến mới để đạt mục tiêu.

Mỹ bí mật cài tiêm kích F-22 tấn công Syria, giỡn mặt phòng không Nga

Mỹ bí mật cài tiêm kích F-22 tấn công Syria, giỡn mặt phòng không Nga

VOV.VN - Mỹ, Anh, Pháp không chỉ huy động dàn vũ khí khủng, trong đó có máy bay F-22 tấn công Syria, mà còn áp dụng chiến thuật tác chiến mới để đạt mục tiêu.

Nga tiết lộ nguyên nhân bất ngờ khiến tiêm kích Su-30SM rơi tại Syria
Nga tiết lộ nguyên nhân bất ngờ khiến tiêm kích Su-30SM rơi tại Syria

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga cho biết, “theo các thông tin sơ bộ, nguyên nhân vụ tai nạn có thể do chim lọt vào động cơ” của chiếc tiêm kích Su-30SM xấu số.

Nga tiết lộ nguyên nhân bất ngờ khiến tiêm kích Su-30SM rơi tại Syria

Nga tiết lộ nguyên nhân bất ngờ khiến tiêm kích Su-30SM rơi tại Syria

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga cho biết, “theo các thông tin sơ bộ, nguyên nhân vụ tai nạn có thể do chim lọt vào động cơ” của chiếc tiêm kích Su-30SM xấu số.

Vì sao Nga chưa sản xuất hàng loạt siêu tiêm kích Su-57?
Vì sao Nga chưa sản xuất hàng loạt siêu tiêm kích Su-57?

VOV.VN - Nga đủ sức sản xuất hàng loạt tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57 nhưng Moscow chưa vội vàng sản xuất loại tiêm kích này.

Vì sao Nga chưa sản xuất hàng loạt siêu tiêm kích Su-57?

Vì sao Nga chưa sản xuất hàng loạt siêu tiêm kích Su-57?

VOV.VN - Nga đủ sức sản xuất hàng loạt tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57 nhưng Moscow chưa vội vàng sản xuất loại tiêm kích này.