Chống khủng bố là trọng tâm Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow lần thứ 5

VOV.VN - Nội dung nhận được nhiều sự quan tâm trong Hội nghị An ninh Moscow lần 5 là việc chống khủng bố, hợp tác quân sự vì an ninh toàn cầu. 

Ngày 27/4, tại thủ đô Moscow khai mạc Hội nghị An ninh Quốc tế lần thứ 5 với sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ 80 quốc gia, trong đó có 14 Bộ trưởng Quốc phòng và 10 đoàn đại biểu của các quốc gia thành viên ASEAN. Đoàn đại biểu Quân sự Việt Nam do Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch dẫn đầu tham dự Hội nghị. 

Toàn cảnh Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow lần thứ 5.

Nội dung chính của Hội nghị lần thứ 5 này là cuộc đấu tranh chống khủng bố. Các đại biểu tham dự Hội nghị năm nay cũng rất quan tâm vấn đề hợp tác quân sự vì mục đích củng cố an ninh toàn cầu, vấn đề an ninh ở châu Âu, Trung Đông, tình hình ở khu vực châu Á - TBD và Trung Á.v.v...

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi thư chúc mừng Hội nghị và bức thư được Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Patrushev trang trọng đọc ngay vào đầu lễ khai mạc. 

Thư ký Hội đồng An ninh Nga đọc thư chúc mừng của Tổng thống. 

Tiếp đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergey Shoigu đọc diễn văn khai mạc Hội nghị, trong đó khẳng định ý nghĩa quan trọng của chủ đề chống chủ nghĩa khủng bố trong bối cảnh hiện nay. Bộ trưởng Shoigu cũng điểm lại những vấn đề đang được dư luận quan tâm trong mối quan hệ Nga - NATO, Nga với các quốc gia trong và ngoài khu vực, đặc biệt là với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergey Shoigu đọc diễn văn khai mạc Hội nghị.

Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu nhấn mạnh: “Nước Nga là một phần của khu vực Châu Á – TBD và theo lẽ tự nhiên, việc củng cố quan hệ với các quốc gia trong khu vực là ưu tiên của chúng tôi. Chúng tôi ủng hộ việc xây dựng những cơ cấu an ninh gắn kết và công bằng. Ngày 26/7, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ của chúng ta đã diễn ra cuộc gặp cấp cao Cơ quan Quốc phòng Nga và các nước thành viên ASEAN mà tại đó chúng tôi đã chia sẻ cởi mở các ý kiến về phát triển hợp tác quân sự quốc tế và về những vấn đề an ninh. Cuộc gặp này là đóng góp quan trọng cho Hội nghị thượng đỉnh Nga – ASEAN sắp diễn ra tại Sochi vào tháng 5 tới và chào mừng kỷ niệm tròn 20 năm thiết lập cơ chế Đối thoại giữa Nga và các quốc gia ASEAN”. 

Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergey Shoigu tại Hội nghị. 

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov và Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Jeffrey Feltman đại diện cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng có bài phát biểu chào mừng hội nghị.

Hội nghị an ninh quốc tế Moscow lần thứ 5 diễn ra trong hai ngày 27 và 28/4 có bốn phiên họp toàn thể với các chủ đề: “Chủ nghĩa khủng bố, mối đe dọa chính đối với an ninh toàn cầu”; “Những thách thức an ninh và khả năng hợp tác quân sự quốc tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”; “An ninh toàn cầu và hợp tác quân sự”; “Vấn đề chiến tranh và hòa bình tại châu Âu: hệ thống an ninh mới tại châu Âu”. Ngoài các phiên họp toàn thể còn có các phiên thảo luận. Đoàn Việt Nam tham dự tất cả các phiên họp của Hội nghị. 

Trưa 27/4, trong phiên họp toàn thể thứ 2 của hội nghị với chủ đề: “Những thách thức an ninh và khả năng hợp tác quân sự quốc tế tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, Bộ trưởng Bộ quốc phòng CHXHCN Việt Nam Ngô Xuân Lịch có bài phát biểu quan trọng với tiêu đề: “Chung tay xây dựng Châu Á – Thái Bình Dương thành khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển.”

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cảm ơn Đại tướng Sergey Shoigu đã mời Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tham dự Hội nghị và có bài phát biểu, với mong muốn thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với hoà bình, an ninh và ổn định của thế giới, trong đó có Châu Á - Thái Bình Dương. Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cũng đánh giá cao ý nghĩa của Hội nghị lần này trong bối cảnh khu vực và toàn cầu hiện nay. 

Bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch có bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Moscow. 

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhận định Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực đang phát triển năng động và đầy tiềm năng, là nơi có thể chia sẻ nhiều lợi ích giữa các nước trong khu vực với nhau và với các nước ngoài khu vực. Tuy nhiên, châu Á- Thái Bình Dương cũng đang phải đối mặt với những thách thức an ninh như nguy cơ xảy ra xung đột, vũ khí hạt nhân, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, và những hành động không tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế…

Bên cạnh đó là thách thức an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, an ninh mạng, dòng người di cư ồ ạt… đang có xu hướng gia tăng, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết được những thách thức này mà đòi hỏi phải có sự chung tay hợp tác của tất cả các nước, đăc biệt là các nước trong khu vực; phát huy vai trò của các cơ chế an ninh khu vực, trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm là điều hết sức quan trọng.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho rằng là một quốc gia trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chịu nhiều đau thương mất mát để giành và giữ độc lập dân tộc, Việt Nam thấu hiểu được giá trị của hòa bình và luôn khát khao hòa bình. Chính vì thế, để duy trì hòa bình, ổn định cho đất nước và đóng góp cho việc duy trì hòa bình của khu vực và thế giới, trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn kiên định nguyên tắc bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc phù hợp với luật pháp quốc tế, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. 

Quang cảnh Hội nghị An ninh Moscow. 

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch khẳng định chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không đi với nước này để chống nước khác; quan hệ với quốc gia này không làm phương hại đến lợi ích của quốc gia khác; giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhắc lại yếu tố lịch sử nước Nga là quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương, và Liên Xô trước đây từng đóng vai trò quan trọng góp phần dập tắt lò lửa chiến tranh ở Châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều đóng góp cho hoà bình ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho biết, trong những năm gần đây, vai trò, ảnh hưởng và sức mạnh của Châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng tăng lên, thu hút sự quan tâm của thế giới, trở thành nơi giao thoa lợi ích chiến lược giữa các cường quốc. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với tất cả các quốc gia trong và ngoài khu vực, đặc biệt là các nước lớn, trong đó có Nga, xét cả ở góc độ kinh tế, địa chính trị và an ninh quốc gia. “Chiến lược phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Nga trong thế kỷ 21” đã xác định việc Nga tăng cường hợp tác với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương không phải là đối sách tạm thời, mà là quyết định có ý nghĩa chiến lược….

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch , Việt Nam mong muốn Liên bang Nga đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực, cả song phương và đa phương nhằm bảo đảm môi trường quốc tế thuận lợi để mở rộng hợp tác, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, tìm kiếm và mở rộng các hình thức hợp tác cùng có lợi với các nước Châu Á - Thái Bình Dương.

Cuối cùng, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch kêu gọi: “Châu Á - Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả các nước cùng chung sống hoà bình và cùng thu hưởng lợi ích chiến lược to lớn. Vì vậy, Việt Nam luôn mong muốn tất cả các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc, trong đó có Nga, cần thể hiện rõ hơn vai trò trách nhiệm là những nước lớn đối với an ninh khu vực, vì mục tiêu xây dựng Châu Á - Thái Bình Dương thực sự thành một khu vực hoà bình, ổn định và phát triển. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng Châu Á - Thái Bình Dương thành một khu vực thực sự “thái bình” và thịnh vượng”.

Bên lề Hội nghị, trong ngày 27 và 28/4 diễn ra nhiều cuộc gặp song phương giữa các đoàn đại biểu và những vấn đề nóng bỏng và đang được quan tâm sẽ được trực tiếp thảo luận giữa các đoàn đại biểu. Ngày 28/4 hội nghị sẽ kết thúc và bản báo cáo tổng kết kết quả Hội nghị sẽ được nêu tại phiên bế mạc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bế mạc Hội nghị An ninh Munich, "nóng" chuyện về Ukraine
Bế mạc Hội nghị An ninh Munich, "nóng" chuyện về Ukraine

VOV.VN - Trong ba ngày Hội nghị An ninh Munich, nhiều chủ đề “nóng” đã được đưa lên bàn nghị sự, trong đó nổi bật là cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Bế mạc Hội nghị An ninh Munich, "nóng" chuyện về Ukraine

Bế mạc Hội nghị An ninh Munich, "nóng" chuyện về Ukraine

VOV.VN - Trong ba ngày Hội nghị An ninh Munich, nhiều chủ đề “nóng” đã được đưa lên bàn nghị sự, trong đó nổi bật là cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Chủ nghĩa khủng bố “đốt nóng” hội nghị an ninh Munich
Chủ nghĩa khủng bố “đốt nóng” hội nghị an ninh Munich

VOV.VN - Chủ nghĩa khủng bố tiếp tục là chủ đề nóng gây đươc sự quan tâm tại hội nghị an ninh Munich diễn ra tại Đức.

Chủ nghĩa khủng bố “đốt nóng” hội nghị an ninh Munich

Chủ nghĩa khủng bố “đốt nóng” hội nghị an ninh Munich

VOV.VN - Chủ nghĩa khủng bố tiếp tục là chủ đề nóng gây đươc sự quan tâm tại hội nghị an ninh Munich diễn ra tại Đức.

Hội nghị an ninh Munich đi tìm lời giải cho nhiều “bài toán khó”
Hội nghị an ninh Munich đi tìm lời giải cho nhiều “bài toán khó”

VOV.VN - Chủ tịch Hội nghị Wolfgang Ischinger cho rằng, các cuộc xung đột và khủng hoảng thế giới đang phải đối mặt là nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Hội nghị an ninh Munich đi tìm lời giải cho nhiều “bài toán khó”

Hội nghị an ninh Munich đi tìm lời giải cho nhiều “bài toán khó”

VOV.VN - Chủ tịch Hội nghị Wolfgang Ischinger cho rằng, các cuộc xung đột và khủng hoảng thế giới đang phải đối mặt là nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Nga, NATO khẩu chiến tại hội nghị an ninh Munich
Nga, NATO khẩu chiến tại hội nghị an ninh Munich

VOV.VN - Tại hội nghị an ninh Munich ở Đức, Nga và NATO đã khẩu chiến quanh việc NATO tăng cường hiện diện ở Đông Âu.

Nga, NATO khẩu chiến tại hội nghị an ninh Munich

Nga, NATO khẩu chiến tại hội nghị an ninh Munich

VOV.VN - Tại hội nghị an ninh Munich ở Đức, Nga và NATO đã khẩu chiến quanh việc NATO tăng cường hiện diện ở Đông Âu.