Cuộc chiến Balkan đã thay đổi không quân Mỹ như thế nào?

VOV.VN - Kinh nghiệm từ cuộc chiến Kosovo vẫn là những bài học mang tính thời sự đối với các cuộc xung đột hiện nay.

Chiến dịch quân sự chống Nam Tư bắt đầu ngày 24/3/1999 bằng việc Anh và Mỹ sử dụng các cuộc không kích để ngăn chặn chiến dịch “thanh trừng sắc tộc” của chính phủ Nam Tư. Cuộc chiến tuy diễn ra trong thời gian ngắn - chỉ 78 ngày - nhưng việc sử dụng không quân không kích mặt đất đã mang tính cách mạng.

Không quân Mỹ sử dụng các công nghệ mới, như máy bay không người lái và các chiến thuật mới đối với các máy bay hiện có, như máy bay F-16 và B-2, sau đó áp dụng trong các cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq.

F-16 Fighting Falcon từng tham chiến ở Kosovo. Nguồn: USAF/Getty Images.

Vũ khí dẫn đường chính xác

Gần một thập kỷ trước đó, thế giới đã biết đến vũ khí dẫn đường chính xác trong Chiến tranh vùng Vịnh. Tại Lầu Năm Góc, các cuộc họp báo công bố hình ảnh những quả bom đánh các ống khói và cửa sổ, những bài thuyết trình ấn tượng về giá trị của vũ khí dẫn đường bằng laser. Nhưng thực tế là chưa đến 10% số bom sử dụng trong chiến dịch Bão táp Sa mạc là bom dẫn đường chính xác. Trong suốt chiến dịch, con số này của lực lượng Đồng minh đã tăng gấp ba lần, lên 29%, theo tập đoàn nghiên cứu phi lợi nhuận "Research ANd Development" (RAND).

Một thập kỷ sau đó, những chiếc F-16 thu nhận nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc phối hợp tấn công các mục tiêu cố định được sử dụng để săn lùng các mục tiêu di động. Đã có trường hợp, 8 quả bom được ném từ 4 máy bay khác nhau và từ các hướng khác nhau tác động mục tiêu gần như đồng thời.

Tại Kosovo, lực lượng tác chiến Đồng minh lần đầu tiên sử dụng cả ba máy bay ném bom hạng nặng của Không quân Mỹ trong thực chiến. 10 chiếc B-52, B-1 và B-2 đã sử dụng gần một nửa trong số 23.000 bom đạn không đối đất trong chiến dịch và hoàn thành sứ mệnh hủy diệt trên chiến trường. Công cụ hỗ trợ chính là vũ khí tấn công trực tiếp phối hợp (JDAM) - hệ thống có thể biến bom “ngu” thành vũ khí thông minh - dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS.

“Siêu bóng ma” B2 từng làm mưa làm gió ở Kosovo. Nguồn USAF/Getty Images

Thực chiến của B-2 cho thấy, máy bay tàng hình này phù hợp với các nhiệm vụ sử dụng vũ khí thông thường “một đêm” hoạt động trong không phận được bảo vệ bởi radar và vũ khí phòng không của đối phương. B-2 cũng sử dụng radar khẩu độ tổng hợp để chụp ảnh các mục tiêu khi chúng tiếp cận, làm cho JDAM chính xác hơn.

Hiệp đồng với máy bay gây nhiễu của Hải quân là một lợi thế rất quan trọng đối với máy bay thường hoạt động độc lập này trong các cuộc chiến kéo dài trong tương lai. Việc kết hợp B-1 và B-2 với JDAM trong Lực lượng Đồng minh là một sự thay đổi cơ bản, biến chúng thành kẻ thay đổi cuộc chơi.

Sử dụng máy bay không người lái

Cuộc chiến ở Kosovo cũng là thời điểm ra mắt đối với máy bay không người lái. UAV Predator (“Thú ăn thịt”) RQ-1A có thể lưu lại trên không 24 giờ, nhìn xuyên qua các đám mây bằng cách sử dụng radar khẩu độ tổng hợp theo dõi các tín hiệu năng lượng thấp từ radio cầm tay và điện thoại di động của người Serbia. Nhưng sự hấp dẫn thực sự đã được minh chứng là khả năng cung cấp video về đối phương theo thời gian thực mà phi công không bị đe dọa.

“Thú ăn thịt” RQ-1A từng chứng tỏ hiệu quả trên chiến trường Kosovo. Nguồn: AFP/Getty Images

Hiện nay, bay máy bay không người lái trên toàn cầu được điều động từ các trung tâm chỉ huy ở Mỹ. Trong thời gian chiến tranh ở Kosovo, chúng được triển khai từ Taszar, Hungary để thu thập thông tin tình báo. Chúng cũng đã trợ giúp đắc lực trong việc cung cấp thông tin và sàng lọc mục tiêu.

RAND phân tích và mô tả về quy trình mới - sự kết hợp thông minh các bộ cảm biến và quy trình kiểm soát - lần đầu tiên được áp dụng ở Kosovo. Theo đó, hai UAV RQ-1A bay ở quỹ đạo cách mặt đất 1.500m cung cấp đặc điểm nhận dạng hồng ngoại và điện-quang của các mục tiêu là điện thoại di động của địch, chiếc RQ-1A thứ ba sử dụng thiết bị laser và phần mềm lập bản đồ để cung cấp định vị địa lý và thông báo mục tiêu cho máy bay A-10 hoặc F-16. Một số xe tăng đã được phát hiện và tiêu diệt bằng kỹ thuật này.

Một số bài học quý về máy bay không người lái ở Kosovo có liên quan nhiều hơn đến người vận hành chúng. Tất cả mọi thứ từ giải mã không gian, quy trình khẩn cấp và trình tự mệnh lệnh nhiệm vụ đều phải được khởi tạo khi đang bay. Các nhà khai thác và phi công phát hiện ra nhiều khiếm khuyết về thiết kế để khắc phục và hoàn thiện, biến chúng thành các phương tiện tấn công đáng sợ.

Bài học về Kosovo đã bị lu mờ bởi các cuộc chiến tiếp theo ở Afghanistan và Iraq. Các trận không chiến ở Kosovo đã ảnh hưởng sâu sắc đến Lầu Năm Góc, nhưng nó không thường được bàn thảo. Nếu chiến tranh kéo dài hoặc Mỹ chịu nhiều thương vong hơn, có thể chúng được nhắc đến nhiều hơn. Nhưng đối với những người lính không quân trong các cuộc xung đột hiện đại, các bài học thực tiễn vẫn đang được họ âm thầm áp dụng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Uy lực của tên lửa AGM-86 được trang bị cho B-52
Ảnh: Uy lực của tên lửa AGM-86 được trang bị cho B-52

VOV.VN - Tên lửa AGM-86 có tầm bắn lên đến 2.500 km cho phép máy bay ném bom chiến lược B-52 diệt mục tiêu ngoài tầm của mọi hệ thống phòng không.

Ảnh: Uy lực của tên lửa AGM-86 được trang bị cho B-52

Ảnh: Uy lực của tên lửa AGM-86 được trang bị cho B-52

VOV.VN - Tên lửa AGM-86 có tầm bắn lên đến 2.500 km cho phép máy bay ném bom chiến lược B-52 diệt mục tiêu ngoài tầm của mọi hệ thống phòng không.

Cận cảnh F-16 của Mỹ “ngụy trang” thành Su-57 của Nga lần đầu cất cánh
Cận cảnh F-16 của Mỹ “ngụy trang” thành Su-57 của Nga lần đầu cất cánh

VOV.VN - Tiêm kích F-16 của Mỹ đã có chuyến bay thử đầu tiên trên bầu trời sau khi được sơn lại giống như chiến đấu cơ hiện đại Su-57 của Nga.

Cận cảnh F-16 của Mỹ “ngụy trang” thành Su-57 của Nga lần đầu cất cánh

Cận cảnh F-16 của Mỹ “ngụy trang” thành Su-57 của Nga lần đầu cất cánh

VOV.VN - Tiêm kích F-16 của Mỹ đã có chuyến bay thử đầu tiên trên bầu trời sau khi được sơn lại giống như chiến đấu cơ hiện đại Su-57 của Nga.

“Bóng ma” B-2 của Mỹ đáng sợ cỡ nào?
“Bóng ma” B-2 của Mỹ đáng sợ cỡ nào?

VOV.VN - Nhờ khả năng tàng hình và tốc độ siêu âm, “Bóng ma” B-2 được coi là mũi nhọn trong mọi đòn đánh phủ đầu của Mỹ.

“Bóng ma” B-2 của Mỹ đáng sợ cỡ nào?

“Bóng ma” B-2 của Mỹ đáng sợ cỡ nào?

VOV.VN - Nhờ khả năng tàng hình và tốc độ siêu âm, “Bóng ma” B-2 được coi là mũi nhọn trong mọi đòn đánh phủ đầu của Mỹ.