“Đội quân ma” khiến Đức Quốc xã bị lừa ngoạn mục trong Thế chiến thứ 2

VOV.VN - Từng có một “đội quân ma” không cần súng đạn nhưng tiêu diệt vô số kẻ thù và đánh lừa quân Đức một cách ngoạn mục trong Thế chiến thứ 2.

Từ mùa hè năm 1944 cho đến khi Thế chiến thứ 2 kết thúc ở châu Âu, Mỹ đã sử dụng một "đội quân ma" độc đáo tại Pháp và thung lũng Rhine nhằm đánh lừa Đức Quốc xã về sức mạnh của quân Đồng minh.
"Đội quân ma" gồm 1.100 người cùng với một số xe tăng và vũ khí giả là một phần trong Lực lượng Đặc biệt 23. Nhiệm vụ duy nhất của đơn vị này là gây nhiễu loạn thông tin và khiến kẻ thù lầm tưởng về sức mạnh cũng như các vị trí của lực lượng Đồng minh.

Những thành viên trong "đội quân ma" không phải lực lượng lính chính quy. Họ là những nghệ sĩ, nhà thiết kế và chuyên gia âm thanh tại các trường nghệ thuật ở New York và Philadelphia. Họ không mang theo súng ống, đạn dược mà là những chiếc xe tăng giả, những chiến đấu cơ bằng cao su, loa phóng thanh để tạo ra trận địa và những tiếng ồn như thể một đội quân lớn đang tập hợp lực lượng.

Trong suốt cuộc chiến, "đội quân ma" đánh lừa Đức Quốc xã đã hoạt động khắp châu Âu và thành công trong 20 "phi vụ".

Với chiến lược đánh lừa này, "đội quân ma" đã tiêu diệt được hàng vạn kẻ thù song hầu như không có bất kỳ ai biết về tung tích của họ. Sự tồn tại của lực lượng này và các hoạt động của họ chỉ được tiết lộ vào thời điểm 40 năm sau khi cuộc chiến kết thúc.

Để tạo nên hiệu ứng về một đội quân hùng hậu, lực lượng này đã triển khai các xe tăng, xe tải, pháo và các máy bay giả cũng như tạo ra âm thanh của một trận chiến thực thụ rồi phát qua loa phóng thanh có thể nghe được từ cách đó 24 km.

Một mô hình xe tăng M4 được sử dụng để đánh lừa kẻ thù. "Đội quân ma" của Mỹ có hàng trăm chiếc xe như vậy.

Một trong những thành công lớn nhất của "đội quân ma" là vào tháng 3/1945, khi Đội quân số 9 chuẩn bị băng qua Rhine để vào Đức, Lực lượng Đặc biệt 23 đã tạo nên một trận địa giả với 600 xe tăng và pháo giả nhằm đánh lạc hướng quân Đức. Kết quả là quân Đức quá tập trung chiến đấu với đội quân giả, vô tình tạo điều kiện để đội quân thật thực hiện nhiệm vụ thành công.

Những thành viên trong Lực lượng Đặc biệt 23 khiêng một chiếc xe tăng giả.


Một trong những chiếc xe bánh xích được trang bị các thiết bị âm thanh để tạo ra những tiếng động giả nhằm đánh lạc hướng kẻ thù mà "đội quân ma" của Mỹ sử dụng trong suốt Thế chiến thứ 2.

Sau khi chiến tranh kết thúc, những người từng phục vụ trong "đội quân ma" đặc biệt này lại trở về với công việc sáng tạo nghệ thuật của họ. Một số người trở nên nổi tiêng, trong đó có nhà thiết kế thời trang Bill Blass, họa sĩ Ellsworth Kelly và nhiếp ảnh gia Art Kane./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những vũ khí giúp Hồng quân Liên xô "nghiền nát" phát xít Đức
Những vũ khí giúp Hồng quân Liên xô "nghiền nát" phát xít Đức

VOV.VN - Ngoài yếu tố con người, không thể phủ nhận đóng góp của những loại vũ khí dưới đây trong việc đặt dấu chấm hết cho bộ máy chiến tranh Đức quốc xã.

Những vũ khí giúp Hồng quân Liên xô "nghiền nát" phát xít Đức

Những vũ khí giúp Hồng quân Liên xô "nghiền nát" phát xít Đức

VOV.VN - Ngoài yếu tố con người, không thể phủ nhận đóng góp của những loại vũ khí dưới đây trong việc đặt dấu chấm hết cho bộ máy chiến tranh Đức quốc xã.

Chiến lợi phẩm nào mà quân đội phát xít Đức và Liên  Xô thích nhất?
Chiến lợi phẩm nào mà quân đội phát xít Đức và Liên Xô thích nhất?

VOV.VN - Chiến lợi phẩm không chỉ là nguồn cung cấp phương tiện để tái trang bị cho lính mới mà còn là những rò rỉ bí mật quân sự trong các cuộc chiến.

Chiến lợi phẩm nào mà quân đội phát xít Đức và Liên  Xô thích nhất?

Chiến lợi phẩm nào mà quân đội phát xít Đức và Liên Xô thích nhất?

VOV.VN - Chiến lợi phẩm không chỉ là nguồn cung cấp phương tiện để tái trang bị cho lính mới mà còn là những rò rỉ bí mật quân sự trong các cuộc chiến.