Hòn đảo của Nhật Bản có thể trở thành tàu sân bay không chìm của Mỹ

VOV.VN - Hòn đảo gần 8 km2 ở rìa Biển Hoa Đông có thể sẽ được sử dụng như tàu sân bay không chìm của Hải quân Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở châu Á.

Chính phủ Nhật Bản trong tuần này đã tuyên bố rằng họ sẽ mua đảo Mageshima, một hòn đảo không có người ở, cách đảo chính Kyushu 34 km về phía cực Bắc.

Đảo Mageshima chụp từ trên không ngày 26/7/2018. Ảnh: CNN

Hòn đảo, chủ yếu thuộc sở hữu của một công ty phát triển tư nhân Tokyo, không có người ở và có tới 2 đường băng bị bỏ không vốn được xây dựng theo dự án phát triển trước đây.

Chính phủ Nhật Bản cho biết các đường băng này sẽ được chỉnh sửa lại và sử dụng cho máy bay của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ diễn tập hạ cánh trên tàu sân, nhưng không đưa ra thời điểm cụ thể do thỏa thuận vẫn đang cần được hoàn tất.

Tuy nhiên, một khi các cơ sở hạ tầng phù hợp được xây dựng, hòn đảo này có thể trở thành căn cứ thường xuyên của Lực lượng Phong vệ Nhật Bản, bởi Tokyo đang tìm cách đẩy mạnh vị thế trên Biển Hoa Đông trong bối cảnh nước này có ranh chấp chủ quyền với Trung Quốc về hòn đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điều Ngư)

Việc “mua đảo Mageshima là cực kỳ quan trọng và có thể đẩy mạnh tính răn đe của liên minh Nhật-Mỹ cũng như khả năng phòng thủ của Nhật Bản”, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết khi thông báo về thỏa thuận này.

Các quan chức quân sự Mỹ ở Nhật Bản nói rằng họ không thể bình luận gì vè vụ mua bán này.

Việc mua đảo Mageshima là chủ đề thảo luận từ nhiều năm qua. Công ty Hàng không Tasuton, sở hữu hầu hết hòn đảo này, đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Nhật Bản hồi cuối tháng 11 vừa qua.

Hòn đảo được xác định là khu vực phù hợp cho Mỹ sử dụng như một căn cứ thường xuyên để diễn tập hạ cánh tàu sân bay theo một thỏa thuận năm 2011 về việc tái bố trí các lực lượng Mỹ ở Nhật Bản.

Vị trí đảo Mageshima trên bản đồ. Ảnh: Map4news

Trải rộng các lực lượng Mỹ

Thỏa thuận 146 triệu USD đạt được trong bối cảnh có nhiều lời kêu gọi quân đội Mỹ tăng cường lực lượng tới các căn cứ chiến lược ở Đông Á trước nguy cơ tiềm tàng từ tên lửa Trung Quốc.

Phần lớn lực lượng không chiến của Mỹ ở Nhật Bản chỉ tập trung ở 6 căn cứ.

Các nghiên cứu mới đây, nói rằng với các nguồn lực hiện nay, các lực lượng Mỹ đang trở nên dễ bị tấn công trước tên lửa Trung Quốc trong bất cứ cuộc xung đột nào. Và một cách để khắc phục điều đó là dàn trải các lực lượng và khí tàu Mỹ rộng rãi ra thêm nhiều căn cứ khác.

“Về lâu dài, việc đa dạng hóa các căn cứ của Nhật Bản và Mỹ (cả riêng biệt và các căn cứ chung) sẽ là xu hướng”, Corey Wallace, một chuyên gia an ninh châu Á tại Đại học Freie ở Berlin nói. “Liên minh này sẽ linh động hơn nếu các căn cứ và các khí tài được phân tán rộng hơn”.

Về mặt lý thuyết, càng có nhiều căn cứ thì sẽ càng cần phải có nhiều tên lửa để có thể áp đảo mục tiêu và giành được lợi thế trong bối cảnh chiến tranh.

Các căn cứ mặt đất thường xuyên được coi là có nhiều giá trị hơn so với các tàu sân bay, vì chúng có thể trụ được trước “mưa bom bão đạn” của kẻ thù. Một tàu sân bay vẫn có thể bị đánh chìm bằng một quả tên lửa hoặc ngư lôi.

Các thiệt hại do chiến tranh đối với các căn cứ trên mặt đất cũng có thể được sửa chữa nhanh hơn so với cỗ máy chiến tranh phức tạp như tàu sân bay.

Nút thắt trong quan hệ quốc phòng Mỹ-Nhật

Căn cứ mới cũng là một dấu hiệu tốt trong hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật, vốn bị căng thẳng trong những năm gần đây do 2 yếu tố: người dân địa phương gây sức ép với chính phủ Nhật Bản phải di dời các hoạt động của quân đội Mỹ khỏi các khu dân cư; và Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn thúc đẩy các đồng minh như Nhật Bản phải chia sẻ gánh nặng tài chính với người đóng thuế Mỹ.

Wallace cho rằng, yếu tố thứ nhất có thể khắc phục với Mageshima, khi đó đơn vị Thủy quân lục chiến Osprey của Mỹ có thể chuyển các máy bay khỏi căn cứ không quân hiện nay trên các đảo chính và Okinawa của Nhật Bản.

Hồi tháng 2/2019, các cư dân Okinawa, trong một cuộc trưng cầu ý dân không mang tính ràng buộc, đã bỏ phiếu đòi tái bố trí Căn cứ không quân Mỹ Futenma ra khỏi hòn đảo này. Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau khi xảy ra các vụ việc rơi linh kiện máy bay bên ngoài căn cứ, trong đó có cả các trường học và một số điểm có đông nhân viên quân sự Mỹ và người dân địa phương. Bất chấp cuộc bỏ phiếu, chính phủ Nhật Bản vẫn thúc đẩy kế hoạch tái bố trí Futenma tới một nơi khác ở Okinawa.

Máy bay Mỹ tại căn cứ không quân trên đảo Okimawa. Ảnh: CNN

Theo Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, Trong một bức tranh quốc tế rộng lớn hơn, Nhật Bản đang có động thái để làm hài lòng Mỹ - đồng minh quan trọng nhất của mình.

“Ông Trump đang đề nghị Nhật Bản phải chi thêm nhiều tiền hơn. Kế hoạch mua hòn đảo Mageshima là một động thái nằm trong kế hoạch tổng thể để bày tỏ rằng Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ gánh nặng”, ông Koh nói.

Bất chấp việc nó ở gần đảo Tageshima, thì hòn đảo này thực sự cũng không có người ở. Điều này cho phép chính quyền của Thủ tướng Abe Shinzo có thể tìm cách cân bằng giữa nghĩa vụ với đồng minh cũng như các cử tri trong nước.

Như một bãi diễn tập, Mageshima cũng sẽ thoải mái hơn cho các phi công Mỹ, trong đó có nhiều người đang phải bay tập bên ngoài căn cứ Iwakuni trên đảo chính Honshu của Nhật Bản.

Các phi công Mỹ hiện cũng đang phải diễn tập hạ cánh ở Iwo Jima, còn được gọi là Iwo To, cách Iwakuni khoảng 1.360km. Bay tới Mageshima sẽ rút ngắn hành trình khoảng 960 km.

Cơ hội thể hiện các năng lực mới

Chuyên gia Wallace nói rằng Mageshima có thể mang lại sự hợp tác mới giữa Mỹ và Nhật Bản, đặc biệt là liên quan tới F-35, tiêm kích thế hệ thứ 5 do Mỹ sản xuất.

Nhật Bản đã tuyên bố sẽ nâng cấp tàu khu trục trực thăng lớp Izumo thành một tàu sân bay cỡ nhỏ để có thể phù hợp với F-35B do Mỹ sản xuất. Nhật Bản cũng mua hàng chục chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ.

Nhật Bản không có các phi công có kinh nghiệm lái F-35 hạ cánh trên tàu sân bay. Tuy nhiên, cơ sở mới có thể mang lại cơ hội cho Nhật Bản khi có thể thực hành điều này với Mỹ  - không chỉ tận dụng tàu sân bay của chính mình mà còn cả tàu sân bay của đồng minh.

“Việc có những chiếc F-35 của Nhật Bản trên các con tàu hải quân Mỹ cũng là một tín hiệu tích cực”, Wallace nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản xem xét lại chi phí tái bố trí căn cứ quân sự Mỹ
Nhật Bản xem xét lại chi phí tái bố trí căn cứ quân sự Mỹ

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, chí phí tái bố trí căn cứ không quân của Mỹ trong tỉnh Okinawa có thể gia tăng so với dự tính ban đầu.

Nhật Bản xem xét lại chi phí tái bố trí căn cứ quân sự Mỹ

Nhật Bản xem xét lại chi phí tái bố trí căn cứ quân sự Mỹ

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, chí phí tái bố trí căn cứ không quân của Mỹ trong tỉnh Okinawa có thể gia tăng so với dự tính ban đầu.

Nhật Bản quyết tâm tái bố trí căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa
Nhật Bản quyết tâm tái bố trí căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 5/2 khẳng định quyết tâm thúc đẩy kế hoạch di dời và tái bố trí căn cứ Không quân Mỹ tại Okinawa.

Nhật Bản quyết tâm tái bố trí căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa

Nhật Bản quyết tâm tái bố trí căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 5/2 khẳng định quyết tâm thúc đẩy kế hoạch di dời và tái bố trí căn cứ Không quân Mỹ tại Okinawa.

Đình chỉ hoạt động tái bố trí căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản
Đình chỉ hoạt động tái bố trí căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản

VOV.VN -Chính phủ Nhật Bản và chính quyền tỉnh đảo Okinawa đang vướng vào cuộc chiến pháp lý về việc tái bố trí căn cứ không quân Futenma của Mỹ.

Đình chỉ hoạt động tái bố trí căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản

Đình chỉ hoạt động tái bố trí căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản

VOV.VN -Chính phủ Nhật Bản và chính quyền tỉnh đảo Okinawa đang vướng vào cuộc chiến pháp lý về việc tái bố trí căn cứ không quân Futenma của Mỹ.