Mô hình tuyên vận ở Lào Cai: Từ sáng kiến trở thành nhiệm vụ thường xuyên

VOV.VN - Sau 11 năm triển khai, mô hình tuyên vận ở Lào Cai đã thu được nhiều kết quả từ thực tiễn và trở thành nhiệm vụ thường xuyên ở cơ sở, góp phần thực hiện truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình (Dự án 10)

Thực hiện truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình (Dự án 10) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Lào cai đã có sáng kiến tổ chức mô hình tuyên vận.

Mô hình tuyên vận bắt đầu triển khai từ năm 2012 trên cơ sở sáp nhập Ban Tuyên giáo và Khối Dân vận ở cấp xã; thành lập các Tổ Tuyên vận ở cấp thôn. Đến nay, toàn tỉnh Lào Cai đã có 152 Ban Tuyên vận ở tất cả các xã, phường, thị trấn và gần 1.500 Tổ Tuyên vận ở tất cả các thôn, tổ dân phố, tổng cộng vào trên 6.000 thành viên. 

Từ không hút thuốc trong đám tang, phân loại rác thải, giữ sạch vỉa hè đến vận động thi đua sản xuất; mới đây nhất là ngăn chặn những phản ứng tiêu cực, mang tính kích động của một bộ phận người dân, để cuối cùng tất cả đồng thuận, góp công, góp của xây dựng nên một khu nhà văn hóa rộng trên 400m2, trị giá 650 triệu đồng. Bà Tạ Thị Ca - Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ Tuyên vận Tổ dân phố số 7, thị trấn Bát Xát, huyện Bát Xát và những thành viên trong Tổ đã khẳng định trách nhiệm của mình bằng những việc làm như thế.

"Những người làm tuyên vận ở tổ cơ sở rất quan trọng, thứ nhất phải nắm được tình hình, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân để tuyên truyền, vận động kịp thời, ngăn chặn những làn sóng tiêu cực, những phần tử xấu. Thứ hai phải tìm tòi, học hỏi thì mới tuyên truyền được cho bà con nhân dân, còn nếu không nắm chắc nội dung thì không bao giờ lấy lòng tin của bà con được"- bà Ca nói.

Những người làm tuyên vận ở cơ sở được trang bị kĩ năng, được cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình thế giới, trong nước, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để tuyên truyền, vận động nhân dân.

Theo ông Long Trọng Nhiên, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Tuyên vận xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên, do địa bàn có đông đồng bào dân tộc, sinh sống rải rác ở 7 thôn, trong đó có nhiều khu vực vùng cao, nên hệ thống tuyên vận cơ sở càng phải duy trì trao đổi thông tin thường xuyên; cấp xã họp hằng tuần, còn tại thôn, bản mỗi tháng một lần. Người làm tuyên vận là những người gần dân, hiểu dân nhất nên kịp thời tham mưu, giải quyết những vấn đề phát sinh ngay tại cơ sở, hạn chế khiếu kiện vượt cấp, góp phần đắc lực trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.

"Ví dụ như trong quá trình xã chúng tôi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia như mở rộng đường bê tông liên thôn, làm mới các tuyến đường... khi vận động nhân dân hiến đất để giải phóng mặt bằng thì bà con đều chấp hành rất tốt. Trong năm qua bà con đã hiến được nhiều nghìn m2 đất, mọi người đều rất vui vẻ"- ông Nhiên nói.

Tiếp tục phát huy hiệu quả mô hình tuyên vận, sang đầu nhiệm kì này, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành riêng một Quy định mang số 60 nhằm tổ chức triển khai hiệu quả công tác tuyên vận tại cơ sở.

Theo ông Dương Đức Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai, sau 3 năm triển khai, hệ thống tuyên vận cơ sở ở Lào Cai đã huy động được cả bộ máy chính trị vào cuộc, trở thành nhiệm vụ thường xuyên do cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo. Để nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình hơn nữa, đòi hỏi tiếp tục phải có sự chủ động, trách nhiệm, sáng tạo, linh hoạt của các tổ chức trong hệ thống.

Băng: Cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu trong công tác tuyên truyền, vận động, từ đó mới có sức lan tỏa trong nhân dân. Do đó, việc bố trí cán bộ làm tuyên vận rất quan trọng. Chúng tôi mong muốn các địa phương, nhất là người đứng đầu phải quan tâm hơn nữa đến công tác này, bởi làm tuyên vận tốt cũng sẽ giúp cho việc lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả hơn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tuyên truyền vận động bài trừ biến tướng của tục “bắt vợ”
Tuyên truyền vận động bài trừ biến tướng của tục “bắt vợ”

VOV.VN - Chiều 22/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các cơ quan có liên quan tổ chức Tọa đàm việc thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa, vận động bài trừ biến tướng của tục “bắt vợ” ở một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số. 

Tuyên truyền vận động bài trừ biến tướng của tục “bắt vợ”

Tuyên truyền vận động bài trừ biến tướng của tục “bắt vợ”

VOV.VN - Chiều 22/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Hội đồng Dân tộc và các cơ quan có liên quan tổ chức Tọa đàm việc thực hiện công tác tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa, vận động bài trừ biến tướng của tục “bắt vợ” ở một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số. 

Cựu sinh viên Úc người Nùng mang sinh kế đến đồng bào dân tộc thiểu số
Cựu sinh viên Úc người Nùng mang sinh kế đến đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Sinh ra và lớn lên tại huyện miền núi Võ Nhai (Thái Nguyên), chị Lý Thị Thùy Dương luôn đau đáu với câu hỏi làm sao để tận dụng tối đa tiềm năng của vùng đất này nhằm đem lại sinh kế cho người dân, nhất là người dân tộc thiểu số. 

Cựu sinh viên Úc người Nùng mang sinh kế đến đồng bào dân tộc thiểu số

Cựu sinh viên Úc người Nùng mang sinh kế đến đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Sinh ra và lớn lên tại huyện miền núi Võ Nhai (Thái Nguyên), chị Lý Thị Thùy Dương luôn đau đáu với câu hỏi làm sao để tận dụng tối đa tiềm năng của vùng đất này nhằm đem lại sinh kế cho người dân, nhất là người dân tộc thiểu số.