Lần đầu tiên tổ chức Hội thảo cấp Bộ về sự kiện “Nam bộ kháng chiến”

VOV.VN - Hội thảo do Bộ Quốc phòng phối hợp với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, nhằm thông tin sâu rộng hơn về nhiều sự kiện liên quan đến ngày 23/9/1945

Sau thời gian phải tạm hoãn do dịch Covid-19, Hội thảo “Nam bộ kháng chiến – Ý chí bảo vệ độc lập tự do và bài học lịch sử” sẽ được tổ chức ngày 21/11 tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nội dung được thông tin tại cuộc họp báo chiều 21/11 tại Hà Nội do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) tổ chức.

Đại tá Trần Ngọc Anh, Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, cho biết đây là cuộc hội thảo có quy mô cấp Bộ về nội dung này lần đầu tiên được tổ chức, nhằm thông tin sâu rộng hơn về nhiều sự kiện liên quan đến ngày 23/9/1945 – Nam bộ kháng chiến. Hội thảo do Bộ Quốc phòng phối hợp với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Hội thảo tập trung làm rõ bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực và trong nước; phân tích âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp và quân đồng minh; Khẳng định tầm nhìn chiến lược, chủ trương đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng, Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam đã quan tâm theo dõi và kịp thời cử cán bộ vào tăng cường chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam; Khẳng định tinh thần chủ động của Xứ ủy Nam bộ, ngay sau khi quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, sáng 23/9/1945, Xứ ủy và UBND Nam bộ tổ chức hội nghị để bàn chủ trương đối phó với quân xâm lược; Tái hiện cuộc chiến đấu của nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn trong 3 tháng cầm chân địch tại nội đô trong năm 1945….

Qua đó nêu bật ý nghĩa của sự kiện Nam bộ kháng chiến – biểu hiện tinh thần dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; khẳng định ý chí bảo vệ độc lập tự do và để lại nhiều bài học lịch sử; Bài học về tinh thần chủ động, sáng tạo của Xứ ủy, Ủy ban nhân dân và Ủy ban kháng chiến Nam bộ, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ đối với cuộc kháng chiến ở Nam bộ; về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để tiến hành kháng chiến; về công tác huy động sức người, sức của chi viện chiến trường; về chỉ đạo tác chiến, tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc…

Hội thảo có sự tham gia của một số nhân chứng: Ông Võ Anh Tuấn, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục Nam bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nguyên Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc; Ông Lê Quang Thành, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Bí thư Đặc khu ủy Vũng Tàu-Côn Đảo.

Thông tin thêm về sự kiện Nam bộ kháng chiến, Đại tá Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cho biết, sự kiện ngày 23/9/1945 là trang sử oanh liệt mở đầu công cuộc chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Ngay khi quân Pháp tiến công Sài Gòn-Chợ Lớn, bằng mọi thứ vũ khí trong tay, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, gây khó khăn, tổn thất cho đội quân xâm lược được trang bị hiện đại. Cuộc chiến đấu trong điều kiện không cân sức của quân dân ta ở mặt trận Sài Gòn – Chợ Lớn và các địa phương khác của Nam bộ thực sự tiêu biểu cho tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí, quyết tâm “giữ vững nền độc lập” của dân tộc Việt Nam.

Trong tuần lễ kháng chiến đầu tiên, quân và dân Sài Gòn-Chợ Lớn đã diệt 30 tên Pháp, đốt phá 138 xí nghiệp, 22 kho tàng, 4 chợ, 81 tàu, 200 xe hơi và cầu cống.

Đáng chú ý, tính đến hết ngày 22/9/1945, tại Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, lực lượng vũ trang kháng chiến có tổng cộng 7.500 người. Trừ một số thuộc các đơn vị quân đội Pháp, Nhật trước đây, đại bộ phận cán bộ, chiến sĩ đều chưa qua trường lớp huấn luyện quân sự, trang bị vũ khí thô sơ và chưa có kinh nghiệm tác chiến trên các chiến trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kỷ niệm 70 năm ngày Nam bộ kháng chiến
Kỷ niệm 70 năm ngày Nam bộ kháng chiến

VOV.VN - Chương trình nghệ thuật khái quát lại quá trình đấu tranh kiên cường của quân và dân Nam bộ từ ngày 23/9/1945 đến năm 1975. 

Kỷ niệm 70 năm ngày Nam bộ kháng chiến

Kỷ niệm 70 năm ngày Nam bộ kháng chiến

VOV.VN - Chương trình nghệ thuật khái quát lại quá trình đấu tranh kiên cường của quân và dân Nam bộ từ ngày 23/9/1945 đến năm 1975. 

Ký ức về Nam Bộ kháng chiến
Ký ức về Nam Bộ kháng chiến

Tinh thần quật khởi của Nam Bộ kháng chiến vẫn luôn là điểm tựa của các thế hệ hôm nay và mai sau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

Ký ức về Nam Bộ kháng chiến

Ký ức về Nam Bộ kháng chiến

Tinh thần quật khởi của Nam Bộ kháng chiến vẫn luôn là điểm tựa của các thế hệ hôm nay và mai sau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

Phát thanh Quốc gia phát lệnh Nam Bộ kháng chiến
Phát thanh Quốc gia phát lệnh Nam Bộ kháng chiến

Một chương trình phát thanh đặc biệt, dài 4 tiếng, vắt qua 2 ngày cách mạng  lịch sử     

Phát thanh Quốc gia phát lệnh Nam Bộ kháng chiến

Phát thanh Quốc gia phát lệnh Nam Bộ kháng chiến

Một chương trình phát thanh đặc biệt, dài 4 tiếng, vắt qua 2 ngày cách mạng  lịch sử     

Công bố bộ sách “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến”
Công bố bộ sách “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến”

Công trình đã được hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá xuất sắc và hai lần nhận Giải thưởng Trần Văn Giàu 

Công bố bộ sách “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến”

Công bố bộ sách “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến”

Công trình đã được hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá xuất sắc và hai lần nhận Giải thưởng Trần Văn Giàu