Mỹ muốn dùng tên lửa để vận chuyển cấp tốc vũ khí quân dụng trên toàn cầu

VOV.VN - Ý tưởng sử dụng tên lửa để vận chuyển vũ khí, đạn dược, quân dụng… có thể mở ra một cuộc cách mạng mới trong ngành vận tải quân sự nói riêng và vân tải hàng hóa nói chung.

Ý tưởng

Trong Quân đội Mỹ, những chiếc máy bay vận tải khổng lồ có thể vận chuyển hàng hóa đến bất cứ đâu trên thế giới, tuy nhiên, không phận không phải lúc nào cũng an toàn và thời gian bay đến những điểm xa xôi của Trái Đất có thể mất nhiều thời gian, vì lý do đó, các chuyên gia đang nghĩ đến một giải pháp nhanh hơn nhiều - sử dụng tên lửa - phương tiện có khả năng vượt qua khoảng cách lớn nhanh hơn bất cứ nền tảng nào hiện có.

Ngoài tốc độ, một lợi thế lớn của vận chuyển hàng hóa quân sự bằng tên lửa là, hiện tại, không giống như khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, việc bay qua một quốc gia khác trên quỹ đạo không cần sự cho phép của chính phủ các nước liên quan. Tên lửa không cần chuỗi máy bay tiếp nhiên liệu trên không hỗ trợ sứ mệnh; an toàn và bí mật, không quốc gia nào có thể bắn hạ chúng một cách dễ dàng, chưa nói đến việc khó có thể bị ngăn chặn bởi đối phương.

Đối tác

Theo Tướng Stephen R. Lyons - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vận tải (U.S. TransCom) Mỹ, đây là một kế hoạch nhiều tiềm năng và khẳng định, Quân đội Mỹ đang cùng nhóm chuyên gia từ Space Exploration Technologies (SpaceX) của tỉ phú Elon Musk triển khai nghiên cứu chế tạo một loại tên lửa có thể vận chuyển vũ khí, quân dụng đến bất kỳ đâu trên Trái Đất trong vòng chưa đến 1 giờ; các thử nghiệm ban đầu nhằm kiểm nghiệm nguyên lý dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2021.

Lầu Năm Góc đã ký với công ty tiên phong hàng không vũ trụ SpaceX một thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và phát triển (Cooperative Research And Development Agreement - CRADA) nhằm phát triển các tuyến vận tải tiềm năng qua không gian vũ trụ. Thỏa thuận có thể được hoàn tất vài ngày sau khi SpaceX ký hợp đồng 149 triệu USD với Lầu Năm Góc để phát triển vệ tinh theo dõi tên lửa.

Là một phần của hợp đồng, SpaceX sẽ chế tạo 4 vệ tinh được trang bị cảm biến góc rộng theo dõi tên lửa hồng ngoại tại nhà máy lắp ráp của họ ở Washington, nơi công ty chế tạo vệ tinh cho dự án Internet Starlink của mình. Tháng 8 vừa rồi, SpaceX đã giành được 40% trong hợp đồng trị giá hàng tỷ USD với Bộ Quốc phòng để phóng tên lửa mới cho Lực lượng Không gian (60% còn lại thuộc về United Launch Alliance) Mỹ.

Mong muốn kết nối các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa trên Trái Đất với internet, SpaceX đang xây dựng mạng lưới băng thông rộng Starlink của mình trên quỹ đạo thấp của Trái Đất, nơi hàng nghìn vệ tinh sẽ cung cấp internet tốc độ cao, độ trễ thấp trên toàn cầu. SpaceX, được thành lập bởi Elon Musk vào năm 2002, đã phát triển Falcon 9 - tên lửa có thể tái sử dụng được thiết kế để chở 22 tấn hàng hóa và hạ cánh thẳng đứng trong vùng có kiểm soát. Tổng chi phí cho một lần phóng Falcon 9 ban đầu ước tính lên tới 61 triệu USD, mỗi chuyến bay Falcon Heavy lớn hơn có giá 90 triệu USD.

Tập đoàn SpaceX được biết đến với khả năng phát triển Starship - một tên lửa khổng lồ, cao 53m, có sứ mệnh vận chuyển người và hàng hóa lên Mặt Trăng, sao Hỏa và có thể xa hơn nữa với chi phí thấp hơn. Hồi đầu tháng 8, một nguyên mẫu tên lửa Starship có ký hiệu SN5 đã bay thử thành công lên bầu trời bang Texas (Mỹ), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tham vọng chinh phục vũ trụ, đồng thời, củng cố hy vọng mới về khả năng tạo ra “những bước nhảy nhanh” trên Trái Đất.

SpaceX trước đây đã chứng minh khả năng hạ cánh thẳng đứng và tái sử dụng tên lửa đẩy cho hệ thống Falcon 9 của mình trên các tàu bay không người lái ngoài biển. Tuy nhiên, công ty công nghệ hàng không vũ trụ này chưa bao giờ hạ cánh một tên lửa có tải trọng đầy đủ, và tên lửa mới được đề xuất sẽ chở hàng hóa gấp 4 lần.

Có 2 phương thức vận tải có thể sẽ được khảo sát- khối hàng xuất phát từ một căn cứ không gian trên lục địa Mỹ đưa ra nước ngoài, hoặc chuẩn bị trước nguồn cung ứng sẵn trên một tàu vũ trụ hoạt động trên quỹ đạo và khối hàng có thể nhanh chóng rời quỹ đạo và hạ cánh khi cần. Cho đến nay, SpaceX đã phóng gần 100 tên lửa chỉ với hai lần thất bại hoàn toàn hoặc bán phần. Điều quan trọng không kém trong nhiệm vụ tiếp tế là hạ cánh thành công và công ty đang có một hồ sơ khá thành công về phương diện này.

Hợp tác với ngành công nghiệp, Quân đội Mỹ có thể phát triển một nguyên mẫu thiết bị không gian như vậy trong vòng 5-10 năm tới, có thể được TransCom sử dụng để bổ sung cho các hoạt động hậu cần trên không, trên biển và trên bộ, kể cả hỗ trợ nhân đạo ở đâu đó trên toàn cầu. TransCom cũng sẽ phải giải quyết các vấn đề về học thuyết, ngoại giao, luật lệ và tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu chuẩn hóa các vụ phóng vào vũ trụ với tần suất cao.

Thách thức

Trong khi chuyến bay vũ trụ thực tế có thể chỉ mất 30 phút, việc vận chuyển có thể mất nhiều ngày, vài tuần và thậm chí hàng tháng để chuẩn bị. Một tên lửa phải được chuẩn bị cho chuyến bay vào không gian, một quá trình bao gồm lắp, dựng nó tại bệ phóng, tiếp nhiên liệu cho tên lửa và xếp đặt tải trọng hàng hóa. Tên lửa cũng chỉ có thể được phóng khi điều kiện thời tiết tương đối tốt; thời tiết kém có thể gây ra sự chậm trễ kéo dài đến cả tuần. Vì vậy, một chuyến đi được tính là kéo dài dưới một giờ sẽ cần thời gian chuẩn bị lâu hơn đáng kể.

Lưu trữ hàng hóa trên vệ tinh sẽ đảm bảo có thể phản ứng nhanh chóng, nhưng sẽ phải chuyển nguồn cung ứng phù hợp vào quỹ đạo trước. Và sau đó là vấn đề lớn nhất mà vận chuyển vũ trụ quân sự phải đối mặt là giá cả chi phí. Một tàu vũ trụ SpaceX Falcon 9 với khả năng chở 25 tấn có chi phí phóng 28 triệu USD. SpaceX ước tính tên lửa Starship có thể tốn ít nhất 2 triệu USD cho mỗi lần phóng.

Trong khi chuyến bay kéo dài 12 giờ từ California đến Nhật Bản trên chiếc C-17 Globemaster III có giá 312.000 USD, chi phí tăng gấp đôi nếu máy bay bay về nhà để mua thêm thiết bị. Ngoài ra còn chi phí cho một máy bay tiếp liệu trên không như KC-135 Stratotanker để hỗ trợ sứ mệnh. Theo những ước tính khả dĩ nhất, việc vận chuyển bằng tên lửa tốn kém gấp 4 lần so với việc gửi cùng một khối lượng hàng hóa bằng máy bay. Tuy nhiên, chi phí không phải là tất cả, đặc biệt là khi chiến sự đang nổ ra.

Trong khi tên lửa Starship có thể mang theo 100 tấn hàng hóa, thì “ngựa thồ” chủ lực hiện nay của Mỹ là C-17 Globemaster III chỉ có thể chở được 85 tấn, và theo The Times, hành trình dài 12.314 km từ Cape Canaveral (Florida, Mỹ) đến căn cứ không quân Bagram (Afghanistan) có thể hoàn thành trong vòng 1 giờ với một tên lửa di chuyển với vận tốc 12.070 km/giờ, trong khi chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 của Mỹ trị giá 218 triệu USD với tốc độ tối đa 950 km/giờ, sẽ hoàn thành hành trình đó khoảng 15 giờ.

Chiếc C-17 Globemaster III bay tốc độ 805 km/giờ, phải mất 12 giờ để bay từ California đến Okinawa (Nhật Bản), tuy nhiên, một tên lửa có thể thực hiện chuyến đi đó trong 30 phút hoặc ít hơn. Nếu một hòn đảo như Okinawa, nơi có 30.000 quân nhân Mỹ bị phong tỏa, tên lửa có thể là cứu cánh duy nhất trong việc tiếp tế cho quân đội.

Mặc dù vận tải vũ trụ vẫn còn quá đắt để trở thành một hoạt động quân sự thời bình, nhưng nếu TransCom và SpaceX thành công, nó có thể trở thành một giải pháp thay thế hữu ích trong thời chiến và vận tải bằng tên lửa của quân đội Mỹ có khả năng sẽ làm nên một cuộc cách mạng mới trong ngành vận tải quân sự nói riêng và vân tải hàng hóa nói chung; việc sử dụng không gian cho hậu cần quân sự có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi lớn nhất kể từ sự ra đời của máy bay vận tải./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ thử thành công hệ thống tên lửa Pinaka phiên bản cải tiến
Ấn Độ thử thành công hệ thống tên lửa Pinaka phiên bản cải tiến

VOV.VN - Ấn Độ hôm qua (4/11) bắn thử thành công một phiên bản cải tiến của hệ thống tên lửa đa nòng Pinaka do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ phát triển.

Ấn Độ thử thành công hệ thống tên lửa Pinaka phiên bản cải tiến

Ấn Độ thử thành công hệ thống tên lửa Pinaka phiên bản cải tiến

VOV.VN - Ấn Độ hôm qua (4/11) bắn thử thành công một phiên bản cải tiến của hệ thống tên lửa đa nòng Pinaka do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ phát triển.

Mỹ phát triển hỏa lực chiến dịch OpFires bằng tên lửa siêu thanh dùng động cơ đặc biệt
Mỹ phát triển hỏa lực chiến dịch OpFires bằng tên lửa siêu thanh dùng động cơ đặc biệt

VOV.VN - Sử dụng tên lửa siêu thanh, các nhà thiết kế Mỹ đang phát triển hệ thống tên lửa cấp chiến dịch bố trí trên mặt đất OpFires sử dụng động cơ đặc biệt có thể điều tiết lực đẩy trên quỹ đạo bay nhằm nâng cao hỏa lực của lực lượng mặt đất.

Mỹ phát triển hỏa lực chiến dịch OpFires bằng tên lửa siêu thanh dùng động cơ đặc biệt

Mỹ phát triển hỏa lực chiến dịch OpFires bằng tên lửa siêu thanh dùng động cơ đặc biệt

VOV.VN - Sử dụng tên lửa siêu thanh, các nhà thiết kế Mỹ đang phát triển hệ thống tên lửa cấp chiến dịch bố trí trên mặt đất OpFires sử dụng động cơ đặc biệt có thể điều tiết lực đẩy trên quỹ đạo bay nhằm nâng cao hỏa lực của lực lượng mặt đất.

Cận cảnh “ngựa thồ” C-27 tiếp vận cho tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo
Cận cảnh “ngựa thồ” C-27 tiếp vận cho tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo

VOV.VN - Trong video, chiếc C-17 Globemaster III thuộc Phi đội Không quân 535 đã vận chuyển đồ tiếp tế cho tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio USS Henry M. Jackson ở ngoài khơi Hawaii, Mỹ.

Cận cảnh “ngựa thồ” C-27 tiếp vận cho tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo

Cận cảnh “ngựa thồ” C-27 tiếp vận cho tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo

VOV.VN - Trong video, chiếc C-17 Globemaster III thuộc Phi đội Không quân 535 đã vận chuyển đồ tiếp tế cho tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio USS Henry M. Jackson ở ngoài khơi Hawaii, Mỹ.