Mỹ triển khai vũ khí siêu thanh tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

VOV.VN - Tổng Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ James McConville xác nhận rằng, Mỹ sắp triển khai tên lửa siêu thanh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Tổng Tham mưu trưởng Lục quân James McConville cho biết, Mỹ đang phát triển và chuẩn bị triển khai nhiều loại tên lửa mới, bao gồm vũ khí siêu thanh chính xác tầm xa ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Một chiếc B-52 của Không quân Mỹ thử nghiệm phóng vũ khí siêu thanh X-51. Ảnh: Không quân Mỹ

Một chiếc B-52 của Không quân Mỹ thử nghiệm phóng vũ khí siêu thanh X-51. Ảnh: Không quân Mỹ

“Chúng tôi biết rằng chúng tôi cần tên lửa chính xác tầm xa. Đó là ưu tiên số một vì vậy chúng tôi đã phát triển vũ khí siêu thanh ngay từ bây giờ. Chúng tôi đã thử nghiệm thành công và sẽ có những tên lửa có thể đánh chìm tàu. Điều này rất quan trọng đối với khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập mà chúng tôi có thể phải đối mặt”, ông McConville phát biểu tại một sự kiện do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington tổ chức vào tuần trước.

Theo ông McConville, mục tiêu của quân đội Mỹ là vượt qua mọi đối thủ tiềm năng trong bất kỳ cuộc xung đột nào. Điều này sẽ trở nên khả thi thông qua việc hiện đại hóa toàn diện của quân đội Mỹ.

Trước đó, Lầu Năm Góc công bố kế hoạch triển khai các tên lửa mặt đất mới ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương vào năm 2019, sau khi Mỹ hủy bỏ Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga. Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ, trong đó có Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản đã phản đối việc triển khai vũ khí chiến lược mới trên lãnh thổ của họ.

Các quan chức quân đội Mỹ đã bày tỏ lo ngại về quy mô ngày càng tăng và công nghệ tinh vi của lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc trong những năm gần đây. Trong đó, số lượng tàu chiến của Bắc Kinh được cho là đã vượt qua Mỹ vào năm 2019 và Trung Quốc chuẩn bị bổ sung tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang chạy đua phát triển và sản xuất vũ khí siêu thanh mới. Vào cuối tháng 6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo nền công nghiệp quốc phòng Mỹ sản xuất đủ số lượng linh kiện cần thiết cho việc phát triển vũ khí siêu thanh. Washington đang chế tạo tới 9 tên lửa siêu thanh phóng từ trên không, trên biển và trên mặt đất với tên lửa đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2022. 

Hồi đầu năm 2020, các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đang nỗ lực để theo kịp Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh./.

 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản tham gia cuộc đua vũ khí siêu thanh
Nhật Bản tham gia cuộc đua vũ khí siêu thanh

VOV.VN - Thế giới đang chứng kiến sự ra đời của một loại vũ khí mới - vũ khí siêu thanh.

Nhật Bản tham gia cuộc đua vũ khí siêu thanh

Nhật Bản tham gia cuộc đua vũ khí siêu thanh

VOV.VN - Thế giới đang chứng kiến sự ra đời của một loại vũ khí mới - vũ khí siêu thanh.

Putin “khen” vai trò của vũ khí siêu thanh Nga giúp ổn định toàn cầu
Putin “khen” vai trò của vũ khí siêu thanh Nga giúp ổn định toàn cầu

VOV.VN - Vũ khí siêu thanh mới của Nga sẽ giúp duy trì sự cân bằng chiến lược và ổn định toàn cầu, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định.

Putin “khen” vai trò của vũ khí siêu thanh Nga giúp ổn định toàn cầu

Putin “khen” vai trò của vũ khí siêu thanh Nga giúp ổn định toàn cầu

VOV.VN - Vũ khí siêu thanh mới của Nga sẽ giúp duy trì sự cân bằng chiến lược và ổn định toàn cầu, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định.

Nga soán ngôi số một trong cuộc đua vũ khí siêu thanh?
Nga soán ngôi số một trong cuộc đua vũ khí siêu thanh?

VOV.VN - Giới nghiên cứu cho rằng, các cường quốc từ lâu đã “âm thầm” chạy đua phát triển vũ khí thế hệ mới và giờ đây ngôi vị dẫn đầu thuộc về Nga.

Nga soán ngôi số một trong cuộc đua vũ khí siêu thanh?

Nga soán ngôi số một trong cuộc đua vũ khí siêu thanh?

VOV.VN - Giới nghiên cứu cho rằng, các cường quốc từ lâu đã “âm thầm” chạy đua phát triển vũ khí thế hệ mới và giờ đây ngôi vị dẫn đầu thuộc về Nga.