Mỹ và Trung Quốc thống trị thị trường vũ khí 2019

VOV.VN - Theo SIPRI, các công ty Mỹ và Trung Quốc vẫn thống trị thị trường vũ khí toàn cầu trong năm 2019, trong khi đại diện Trung Đông lần đầu tiên có tên trong top 25 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới.

Báo cáo công bố ngày 7/12 của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ chiếm 61% doanh số trong Top 25 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới trong năm 2019, trong khi doanh số của Trung Quốc là 15,7%.

Tổng doanh số của Top 25 tăng 8,5% lên 361 tỷ USD, gấp 50 lần ngân sách hàng năm cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

“Mỹ và Trung Quốc là 2 nước lớn nhất xét về chi tiêu vũ khí toàn cầu”, bà Lucie Beraud-Sudreau, Giám đốc chương trình chi tiêu vũ khí và quân sự của SIPRI nói với AFP.

Theo bà Beraud-Sudreau, Mỹ đã thống trị thị trường vũ khí hàng chục năm qua, còn với Trung Quốc, doanh số bán vũ khí của các công ty nước này đã tăng khoảng 5% trong năm 2019 phù hợp với việc thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hóa quân đội từ năm 2015.

Các công ty Mỹ như Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman, Raytheon và General Dynamics chiếm 5 thứ hạng cao nhất, trong khi AVIC, CETC và Norinco lần lượt chiếm 3 vị trí tiếp theo. Tập đoàn công nghệ L3Harris của Mỹ đứng ở vị trí thứ 10.

“Châu Âu vẫn bị phân tán một chút... nhưng nếu bạn kết hợp các công ty của châu Âu lại với nhau, thì quy mô cũng tương đương như các nhà sản xuất của Mỹ và Trung Quốc”, bà Beraud-Sudreau cho biết .

Airbus (Châu Âu, xếp thứ 13) và Thales (Pháp, xếp thứ 14), cả 2 công ty này đều có sự hiện diện mạnh mẽ hơn trên toàn cầu. Mỗi công ty có mặt tại 24 nước, nhiều hơn cả Boeing của Mỹ.

“Các công ty châu Âu ngày càng được quốc tế hóa hơn so với các công ty khác, bà Beraud-Sudreau nói.

Đột phá ở Trung Đông

Theo báo cáo của SIPRI, lần đầu tiên một công ty Trung Đông lọt vào Top 25: EDGE của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Công ty này được hợp nhất từ 25 thực thể quốc phòng trong năm 2019.

Ở vị trí thứ 22, EDGE “là ví dụ điển hình về sự kết hợp giữa nhu cầu trong nước về các sản phẩm và thiết bị quân sự cùng mong muốn ít phụ thuộc hơn vào các nhà cung cấp nước ngoài. Đây cũng là định hướng phát triển của các công ty vũ khí ở Trung Đông”, nhà nghiên cứu Pieter Wezeman nói trong báo cáo của SIPRI.

SIPRI cũng nhấn mạnh rằng, tập đoàn Dassault của Pháp đã tăng hạng từ vị trí 38 lên vị trí thứ 17, chủ yếu là nhờ xuất khẩu tiêm kích Rafale năm 2019.

Trong khi đó, 2 công ty của Nga cũng nằm trong Top 25 là Almaz-Antey ở vị trí 15 và United Shipbuilding ở vị trí thứ 25.

Bà Beraud-Sudreau cho rằng doanh số của các công ty Nga tốt hơn trong vài năm qua chủ yếu là nhờ vào chương trình hiện đại hóa quy mô lớn cho quân đội nước này. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea  năm 2014 cùng với sự sụt giảm giá năng lượng và khí đốt tự nhiên đã tác động đến nền kinh tế Nga nói chung cũng như các công ty vũ khí của Nga.

“Nga đã giảm tốc các kế hoạch hiện đại hóa thiết bị quân sự... Và kết quả là có ít đơn đặt hàng hơn từ nhà nước, ít dự án mới được triển khai và dẫn tới doanh thu giảm”, bà Beraud-Sudreau nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga muốn dùng “quyền lực mềm” thâu tóm thị trường vũ khí Đông Nam Á?
Nga muốn dùng “quyền lực mềm” thâu tóm thị trường vũ khí Đông Nam Á?

VOV.VN - Gia tăng các thỏa thuận mua bán vũ khí với các nước Đông Nam Á đã giúp Nga củng cố “quyền lực mềm”, song điều đó cũng kéo theo nhiều hệ lụy.

Nga muốn dùng “quyền lực mềm” thâu tóm thị trường vũ khí Đông Nam Á?

Nga muốn dùng “quyền lực mềm” thâu tóm thị trường vũ khí Đông Nam Á?

VOV.VN - Gia tăng các thỏa thuận mua bán vũ khí với các nước Đông Nam Á đã giúp Nga củng cố “quyền lực mềm”, song điều đó cũng kéo theo nhiều hệ lụy.

Nga tố Mỹ ép Nga ra khỏi thị trường vũ khí
Nga tố Mỹ ép Nga ra khỏi thị trường vũ khí

VOV.VN - Hôm 21/9, Nga chỉ trích Mỹ cạnh tranh không công bằng, áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt mới nhằm ép Nga ra khỏi thị trường vũ khí toàn cầu.

Nga tố Mỹ ép Nga ra khỏi thị trường vũ khí

Nga tố Mỹ ép Nga ra khỏi thị trường vũ khí

VOV.VN - Hôm 21/9, Nga chỉ trích Mỹ cạnh tranh không công bằng, áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt mới nhằm ép Nga ra khỏi thị trường vũ khí toàn cầu.

Nga-Ấn bắt tay tạo xu thế trên thị trường vũ khí
Nga-Ấn bắt tay tạo xu thế trên thị trường vũ khí

VOV.VN - Không chỉ sẵn sàng ký kết thỏa thuận về S-400 có thể vào tháng 10 tới, vũ khí do Nga-Ấn liên doanh sản xuất cũng đang được nhiều nước quan tâm.

Nga-Ấn bắt tay tạo xu thế trên thị trường vũ khí

Nga-Ấn bắt tay tạo xu thế trên thị trường vũ khí

VOV.VN - Không chỉ sẵn sàng ký kết thỏa thuận về S-400 có thể vào tháng 10 tới, vũ khí do Nga-Ấn liên doanh sản xuất cũng đang được nhiều nước quan tâm.