Nga phát triển ICBM dưới nước bất khả chiến bại trước mọi hệ thống phòng thủ

VOV.VN - Nga đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa dưới nước mới, cuối cùng sẽ thay thế Bulava, truyền thông Nga đưa tin.

Trang báo Nga Izvestia dẫn các nguồn tin Bộ Quốc phòng nước này cho biết, Moscow đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm. Hải quân Nga chỉ huy một trong những hạm đội tàu ngầm đa dạng nhất thế giới. Một số tàu ngầm có khả năng mang tên lửa đạn đạo được trang bị đầu đạn hạt nhân - vũ khí mà Moscow coi là chìa khóa của sự răn đe chiến lược.

Vào tháng 7/2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua một chính sách mới về các hoạt động hải quân cho tới năm 2030, theo đó nhấn mạnh các khả năng đã được cải thiện của Hải quân Nga cũng như vai trò chiến lược của lực lượng này.

Chính sách cho biết, Hải quân Nga có "mức độ sẵn sàng hành động cao, trong đó có các hoạt động tấn công vào những mục tiêu cực kỳ quan trọng của đối phương".

"Với sự phát triển các vũ khí chính xác cao, Hải quân sẽ đứng trước mục tiêu mới: Đó là phá hủy lực lượng và tiềm lực kinh tế của kẻ thù bằng cách tấn công vào các cơ sở quan trọng từ biển".

ICBM dưới nước mới, được cho là đang trong giai đoạn đầu phát triển, sẽ thay thế RSM-56 Bulava, Izvestia đưa tin

Trang này cũng dẫn lời Tổng tư lệnh Hải quân Nga - Đô đốc Nikolai Yevmenov cho biết, các tên lửa mới sẽ có khả năng vượt qua tất cả hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến của "bất kỳ đối thủ nào", đồng thời có độ chính xác cao và tầm hoạt động gia tăng.

Khi được hoàn thành, tên lửa này sẽ trở thành vũ khí chính của các thế hệ tàu ngầm chiến lược tương lai, các nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nga nhận định.

Theo đó, các nhà phát triển sẽ bắt đầu thiết kế tên lửa mới sau khi các tài liệu đã được thông qua và phối hợp với khách hàng cũng như nhà thầu.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, tên lửa Bulava phóng từ tàu ngầm được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, hiện là cốt lõi của lực lượng hạt nhân chiến lược tương lai của Nga. Tên lửa Bulava được thiết kế để triển khai trên các tàu ngầm lớp Borey có thể mang từ 12 - 16 tên lửa.

Chính sách năm 2017 của Nga khẳng định, vào năm 2030, Moscow "phải sở hữu các hạm đội hùng mạnh ở mọi khía cạnh chiến lược", trong đó bao gồm các tàu chiến có thể thực hiện nhiệm vụ ở những vùng biển gần và xa bờ cũng như các lực lượng bờ biển và hàng không thuộc hải quân được trang bị các vũ khí tấn công chính xác hiệu quả và các hệ thống cung cấp tiên tiến"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga bắt đầu triển khai ICBM Sarmat từ đầu năm 2023
Nga bắt đầu triển khai ICBM Sarmat từ đầu năm 2023

VOV.VN - Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat phóng từ silo sẽ được triển khai từ năm 2023, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết.

Nga bắt đầu triển khai ICBM Sarmat từ đầu năm 2023

Nga bắt đầu triển khai ICBM Sarmat từ đầu năm 2023

VOV.VN - Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat phóng từ silo sẽ được triển khai từ năm 2023, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết.

Nga tiết lộ ICBM mới nhất có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa
Nga tiết lộ ICBM mới nhất có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa

VOV.VN - Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất của Nga RS-28 Sarmat có thể thâm nhập qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại và tương lai, chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF) Nga cho hay.

Nga tiết lộ ICBM mới nhất có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa

Nga tiết lộ ICBM mới nhất có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa

VOV.VN - Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất của Nga RS-28 Sarmat có thể thâm nhập qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại và tương lai, chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược (SMF) Nga cho hay.

Nga có thể phóng thử ICBM Sarmat lần thứ hai vào cuối năm nay
Nga có thể phóng thử ICBM Sarmat lần thứ hai vào cuối năm nay

VOV.VN - Nga có thể tiến hành vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat lần thứ hai trước cuối năm 2022, một quan chức thân cận với Bộ Quốc phòng nước này nói với TASS.

Nga có thể phóng thử ICBM Sarmat lần thứ hai vào cuối năm nay

Nga có thể phóng thử ICBM Sarmat lần thứ hai vào cuối năm nay

VOV.VN - Nga có thể tiến hành vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat lần thứ hai trước cuối năm 2022, một quan chức thân cận với Bộ Quốc phòng nước này nói với TASS.

ICBM “Satan” của Nga – Tên lửa hạt nhân mạnh nhất thế giới
ICBM “Satan” của Nga – Tên lửa hạt nhân mạnh nhất thế giới

VOV.VN - Vào cuối những năm 1960, Liên Xô "vượt mặt" Mỹ về khả năng tiến hành đòn tấn công thứ nhất (first strike). Phiên bản mới nhất của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) R-36 (hay NATO gọi là SS-18) có thể tấn công bất kỳ nơi nào ở Mỹ với ít nhất 10 đầu đạn hạt nhân từ 18 - 25 megaton.

ICBM “Satan” của Nga – Tên lửa hạt nhân mạnh nhất thế giới

ICBM “Satan” của Nga – Tên lửa hạt nhân mạnh nhất thế giới

VOV.VN - Vào cuối những năm 1960, Liên Xô "vượt mặt" Mỹ về khả năng tiến hành đòn tấn công thứ nhất (first strike). Phiên bản mới nhất của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) R-36 (hay NATO gọi là SS-18) có thể tấn công bất kỳ nơi nào ở Mỹ với ít nhất 10 đầu đạn hạt nhân từ 18 - 25 megaton.

Mỹ hủy vụ thử ICBM do lo ngại căng thẳng hạt nhân với Nga
Mỹ hủy vụ thử ICBM do lo ngại căng thẳng hạt nhân với Nga

VOV.VN - Quân đội Mỹ đã hủy vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III mà ban đầu Wasshington chỉ dự kiến hoãn lại để tránh làm gia tăng căng thẳng hạt nhân với Nga.

Mỹ hủy vụ thử ICBM do lo ngại căng thẳng hạt nhân với Nga

Mỹ hủy vụ thử ICBM do lo ngại căng thẳng hạt nhân với Nga

VOV.VN - Quân đội Mỹ đã hủy vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III mà ban đầu Wasshington chỉ dự kiến hoãn lại để tránh làm gia tăng căng thẳng hạt nhân với Nga.