Nga phát triển UAV chiến đấu dựa trên tiêm kích “độc nhất vô nhị” Su-47

VOV.VN - Nga đang có kế hoạch chế tạo một dòng UAV hoạt động trên tàu sân bay dựa trên nguyên mẫu tiêm kích nổi tiếng thời Liên Xô Su-47 "Berkut" hay còn gọi là “Đại bàng vàng cánh ngược”.

Tiêm kích Su-47 "Berkut", sở hữu thiết kế cánh ngược độc đáo và độ cơ động cao, từng được coi là tiền thân của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 Su-57.

Tập đoàn Rostec - một tập đoàn quốc phòng thuộc sở hữu của nhà nước Nga đã tiết lộ rằng chiến đấu cơ này đang giúp các kỹ sư quân sự Nga chế tạo máy bay không người lái (UAV) song không cung cấp bất cứ thông tin cụ thể nào.

Tiêm kích Su-47 "Berkut" cất cánh lần đầu tiên vào tháng 9/1997, do phi công thử nghiệm Igor Votintsev của Viện thiết kế Sukhoi điều khiển. Sau đó nó được ra mắt công chúng tại triển lãm hàng không MAKS-1999 – tại đây Su-47 đã thực hiện một chuyến bay thử nghiệm.

Quân đội Liên Xô nảy sinh ý tưởng phát triển một phiên bản tiêm kích có thiết kế đặc biệt này sau khi thu giữ được một nguyên mẫu máy bay ném bom cánh ngược Ju-287 của phát xít Đức. Để Su-47 ra đời, Viện thiết kế Sukhoi đã phải giải quyết hàng loạt bài toán về công nghệ vật liệu, khí động học, động cơ.

Tiêm kích này đã chứng minh cách thức những thiết kế kỳ lạ trong quá khứ có thể được thực hiện có thể được kết hợp với các vật liệu hiện đại. Nga chỉ chế tạo duy nhất 1 chiếc Su-47 ‘Berkut’  và chưa từng đưa nó vào dây chuyền lắp ráp để sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, chiến đấu cơ này lại cung cấp một kho dữ liệu quan trọng cho các kỹ sư hàng không của Nga.

Hãng thông tấn TASS cho biết, kiến thức về thiết kế cánh ngược được chế tạo bằng vật liệu composite thu được trong các cuộc thử nghiệm đối với Berkut đã được sử dụng để chế tạo thiết bị bay không người lái.

So với cánh xuôi truyền thống, thiết kế cánh ngược mang lại ưu thế về lực nâng, gia tăng khả năng cơ động và phạm vi bay cận âm, cũng như giảm độ dài của đường băng cất, hạ cánh. Berkut có trần bay 18 km với tốc độ leo cao 14 km/phút. Kết cấu khí động cánh liền thân cũng giúp máy bay có tỷ số nâng lớn. Thiết kế khí động dạng này sau đã trở thành tiêu chuẩn của các dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 trên thế giới.

Tuy nhiên, báo cáo không đề cập đến mức độ kỹ thuật được sử dụng trong quá trình phát triển máy bay không người lái của Nga. Nhiều người cho rằng, quá trình chế tạo Su-47 đã sản sinh ra những kiến ​​thức giúp ích rất nhiều cho ngành hàng không Nga trong việc tạo ra các máy bay hiện đại.

Trước đây, Berkut nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới truyền thông và các chuyên gia quốc phòng phương Tây trong quá trình phát triển. Nhiều chuyên gia quân sự từng cho rằng, Berkut sẽ trở thành máy bay chiến đấu của thế kỷ XXI và các báo cáo về kế hoạch sản xuất hàng loạt chiến đấu cơ này đã được công bố rộng rãi.

“Berkut là một máy bay thử nghiệm được thiết kế để tìm ra cách bố trí, các giải pháp kỹ thuật và công nghệ như một phần công việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới”, TASS lưu ý.

Hạn chế của tiêm kích Su-47

Hầu hết khung thân Su-47 sử dụng vật liệu composite được xử lý đặc biệt, cho phép máy bay giữ những tính năng khí động học ưu việt và khả năng tàng hình. Việc sử dụng vật liệu composite cho phép tạo ra những bộ phận có độ cứng cao. Ngày nay composite được sử dụng rộng rãi trong sản xuất máy bay. Vào thời điểm đó, Berkut đã thiết lập nền tảng để phát triển các công nghệ này, đây là một cột mốc thực sự theo tiêu chuẩn của những năm 1990.

Su-47 sử dụng vật liệu tổng hợp composite được xử lý kỹ để chống lại hiện tượng momen xoắn rất lớn tại góc chữ V giữa cánh và thân máy bay. Tuy vậy, cánh của Su-47 vẫn tiềm ẩn nguy cơ gãy rời khỏi thân bất cứ lúc nào nếu bay với tốc độ quá cao.

Bên cạnh đó, cánh quét ngược cũng có một số nhược điểm đáng kể. Máy bay có cánh quét ngược có đặc điểm là khó giữ ổn định khi bay. Khi nó bay với tốc độ cao, đôi cánh sẽ chịu áp lực lớn. Dù cực kỳ linh hoạt trong việc cua nhanh, nhưng máy bay lại dễ gặp vấn đề khi giữ đà ở những đoạn cua dài.

Máy bay được dự đoán sẽ di chuyển với vận tốc Mach 2, song đến thời điểm hiện đại tốc độ nhanh nhất của nó được ghi nhận là Mach 1.65. Dù còn nhiều hạn chế như thiếu ổn định về thiết kế và giá thành đắt đỏ, nhưng công nghệ của Su-47 đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga. Tiêm kích này cũng cho phép các nhà sản xuất máy bay Nga thử nghiệm các khái niệm quan trọng và thu thập thông tin./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Siêu tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ chuẩn bị tập trận cùng đồng minh NATO
Siêu tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ chuẩn bị tập trận cùng đồng minh NATO

VOV.VN - Siêu tàu sân bay hiện đại nhất, trị giá 13 tỷ USD của Hải quân Mỹ sắp sửa ra khơi trong lần triển khai đầu tiên sau nhiều năm trì hoãn hoạt động liên quan đến các vấn đề về công nghệ.

Siêu tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ chuẩn bị tập trận cùng đồng minh NATO

Siêu tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ chuẩn bị tập trận cùng đồng minh NATO

VOV.VN - Siêu tàu sân bay hiện đại nhất, trị giá 13 tỷ USD của Hải quân Mỹ sắp sửa ra khơi trong lần triển khai đầu tiên sau nhiều năm trì hoãn hoạt động liên quan đến các vấn đề về công nghệ.

Ukraine tìm cách đối phó với UAV Shahed-136 của Nga trên chiến trường
Ukraine tìm cách đối phó với UAV Shahed-136 của Nga trên chiến trường

VOV.VN - Tờ Forbes của Mỹ cho biết, sau 6 tháng giao tranh, Nga cuối cùng đã triển khai một loại vũ khí gây ra nhiều thách thức đối với Ukraine trên chiến trường, buộc Kiev phải tìm kiếm các biện pháp khẩn cấp để đối phó.   

Ukraine tìm cách đối phó với UAV Shahed-136 của Nga trên chiến trường

Ukraine tìm cách đối phó với UAV Shahed-136 của Nga trên chiến trường

VOV.VN - Tờ Forbes của Mỹ cho biết, sau 6 tháng giao tranh, Nga cuối cùng đã triển khai một loại vũ khí gây ra nhiều thách thức đối với Ukraine trên chiến trường, buộc Kiev phải tìm kiếm các biện pháp khẩn cấp để đối phó.   

Mỹ sắp tiếp nhận tên lửa mới lợi hại hơn ATACMS, Ukraine có cơ hội sở hữu?
Mỹ sắp tiếp nhận tên lửa mới lợi hại hơn ATACMS, Ukraine có cơ hội sở hữu?

VOV.VN - Từ nay cho đến năm 2025, quân đội Mỹ dự kiến sẽ tiếp nhận một hệ thống tên lửa tấn công chính xác tiên tiến hơn và mạnh mẽ hơn so với hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) có tầm bắn 300km.

Mỹ sắp tiếp nhận tên lửa mới lợi hại hơn ATACMS, Ukraine có cơ hội sở hữu?

Mỹ sắp tiếp nhận tên lửa mới lợi hại hơn ATACMS, Ukraine có cơ hội sở hữu?

VOV.VN - Từ nay cho đến năm 2025, quân đội Mỹ dự kiến sẽ tiếp nhận một hệ thống tên lửa tấn công chính xác tiên tiến hơn và mạnh mẽ hơn so với hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) có tầm bắn 300km.

Cận cảnh lực lượng dự bị Nga rèn kỹ năng chiến đấu trước khi ra trận
Cận cảnh lực lượng dự bị Nga rèn kỹ năng chiến đấu trước khi ra trận

VOV.VN - Các quân nhân dự bị được huy động từ khu vực Rostov của Nga đang làm quen với các loại vũ khí và học cách sử dụng chúng trong khuôn khổ khóa huấn luyện tại một căn cứ quân sự của Nga.

Cận cảnh lực lượng dự bị Nga rèn kỹ năng chiến đấu trước khi ra trận

Cận cảnh lực lượng dự bị Nga rèn kỹ năng chiến đấu trước khi ra trận

VOV.VN - Các quân nhân dự bị được huy động từ khu vực Rostov của Nga đang làm quen với các loại vũ khí và học cách sử dụng chúng trong khuôn khổ khóa huấn luyện tại một căn cứ quân sự của Nga.

Nga cho phép Mỹ thanh sát tên lửa có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không
Nga cho phép Mỹ thanh sát tên lửa có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không

VOV.VN - RIA Novosti ngày 22/9 đưa tin, Nga sẽ cho phép các chuyên gia Mỹ thanh sát tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng hạt nhân RS-28 Sarmat (Satan-2) vào tháng 2/2024.

Nga cho phép Mỹ thanh sát tên lửa có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không

Nga cho phép Mỹ thanh sát tên lửa có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không

VOV.VN - RIA Novosti ngày 22/9 đưa tin, Nga sẽ cho phép các chuyên gia Mỹ thanh sát tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng hạt nhân RS-28 Sarmat (Satan-2) vào tháng 2/2024.