Những vũ khí Nga chưa từng triển khai trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - Một số hệ thống vũ khí trên mặt đất và trên không tiên tiến nhất mà Nga quảng bá sẽ là những vũ khí chủ lực cho các lực lượng vũ trang Nga trong tương lai không được triển khai trong các trận đánh tại Ukraine.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu vào ngày 24/2 với các cuộc tấn công từ trên bộ, trên biển và trên không. Cho đến nay, Nga đã triển khai nhiều khí tài quân sự ra chiến trường, từ máy bay chiến đấu, xe tăng đến các công cụ tác chiến điện tử. Tuy nhiên, nhiều vũ khí tối tân vẫn vắng mặt trong cuộc chiến này.

Xe tăng T-14 Armata 

Về phía các lực lượng mặt đất, xe tăng T-14 Armata của Nga đã vắng bóng trong các cuộc chiến. T-14 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới nhất được Nga phát triển trên nền tảng chiến đấu đa năng Armata. Sức mạnh hỏa lực, khả năng phòng vệ chủ động, bị động, khả năng cơ động của vũ khí này được đánh giá rất cao.

T-14 Armata được tích hợp pháo nòng trơn 2A82-1M có cơ chế tự động nạp đạn tiên tiến, lắp trên tháp pháo không người điều khiển, tầm bắn 8km. Đặc điểm thiết kế thú vị nhất của T-14 là khoang bọc thép ở phía trước xe, chứa kíp lái gồm 3 người.  Khoang chứa kíp lái được bao phủ bởi giáp nhiều lớp, tách rời với khoang chứa đạn và nhiên liệu và có thể bảo vệ lính tăng trước bất kỳ quả đạn chống tăng nào bắn trúng Armata.

Theo các chuyên gia quân sự, có nhiều lý do khiến T-14 Armata không được triển khai trên chiến trường. Trước hết, số lượng xe tăng này tương đối ít vì thế việc để mất một hoặc một vài chiếc sẽ là tổn thất lớn với Nga, chưa kể, triển vọng tương lai của dự án xuất khẩu nguyên mẫu xe tăng này sẽ bị đe dọa. Thứ 2, với mức giá khoảng 3,7 triệu USD/chiếc và có nhiều phụ kiện kỹ thuật cao, việc thay thế những chiếc Armata bị phá hủy sẽ là gánh nặng đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Nga vốn đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57

Trên không, tiêm kích đa nhiệm Su-57 thế hệ thứ 5 của Nga dường như cũng vắng bóng trên chiến trường. Mặc dù Nga tuyên bố rằng Su-57 đã bắt đầu hoạt động tại Ukraine từ những tuần đầu tiên của chiến dịch quân sự, nhưng theo các nhà phân tích phương Tây, không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy tiêm kích này đã tiến hành các hoạt động ở Ukraine.

Nga cho biết, Su-57 có tất cả các đặc tính nổi bật của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, chẳng hạn như khả năng tàng hình, hệ thống điện tử tiên tiến và mạng lưới thông tin công nghệ cao. Mối quan tâm của Nga trong việc bảo vệ những chiếc Su-57 có thể giống với tăng T-14 Armata, do chỉ có một số lượng rất ít máy bay chiến đấu này được sản xuất (cả phiên bản ban đầu và phiên bản nâng cấp). Bên cạnh đó, việc mất Su-57 trong một cuộc chiến trên không với Ukraine có thể làm tổn hại danh tiếng của chiến đấu này và ảnh hưởng đến khả năng bán ra các thị trường nước ngoài.  

Vũ khí hạt nhân

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thị đặt lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất sau khi phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2, nhưng nước này vẫn chưa sử dụng bất cứ vũ khái hạt nhân nào trên chiến trường Ukraine. Hiện tại, Nga mới chỉ sử dụng một số tên lửa có khả năng hạt nhân để tấn công các mục tiêu ở Ukraine.

Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, với tổng thống 5.977 đầu đạn, nhiều hơn Mỹ khoảng 550 đầu đạn. Trong trường hợp Nga quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân, nước này có thể chọn tấn công vào một căn cứ không quân hay các mục tiêu quân sự. Hoặc Moscow cũng có thể tiến hành thử vũ khí hạt nhân tại địa điểm xa xôi để gửi đi “phát súng cảnh báo” báo hiệu Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí nguy hiểm này.

Nhưng giới quan sát nhận định, có rất ít khả năng Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường, dù là vũ khí hạt nhân chiến thuật hay chiến lược bởi hành động như vậy sẽ bị cả thế giới phản đối, Nga bị mất đồng minh, hoặc bị cuốn vào một cuộc xung đột trực tiếp với NATO. Một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân tại Donbass có thể khiến nơi đây thành vùng đất không thể sinh sống do ảnh hưởng của phóng xạ, trong khi mục tiêu của Điện Kremlin là giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực.  

Một số vũ khí từ thời Liên Xô

Trước khi xung đột với Ukraine nổ ra, Nga đã sở hữu kho dự trữ vũ khí tương đối lớn từ thời Liên Xô. Mặc dù tổn thất nhiều loại xe tăng và các loại pháo binh hiện đại, nhưng Nga vẫn còn hàng nghìn mẫu xe tăng cũ hơn chăng hạn như T-55, T-62, T-64 và T-72 trong kho dự bị. Hầu hết các loại xe tăng này vẫn đang được cất giữ. Nhưng nhiều người đang đặt câu hỏi liệu Nga có thể triển khai chúng trên chiến trường hay không vì những khí tài quân sự này đã lỗi thời và có tuổi đời cao và để vận hành chúng đòi hỏi nỗ lực rất lớn, đặc biệt là nỗ lực bảo trì.

Mặc dù những vũ khí được liệt kê nói trên không phải danh sách đầy đủ các hệ thống mà Nga chưa sử dụng trên chiến trường nhưng nó cho thấy xu hướng chính của nước này khi lựa chọn vũ khí dành cho cuộc chiến tại Ukraine. Moscow triển khai hầu hết các loại xe tăng và pháo binh hiện đại để có được hỏa lực mạnh mẽ áp đảo hệ thống phòng thủ của Ukraine. Nhưng nước này lựa chọn giữ lại một số hệ thống tiến tiến nhất để giữ vững danh tiếng cho ngành công nghiệp vũ khí của mình. Moscow có thể không muốn mất các loại vũ khí này một cách vô ích, hoặc không muốn các đối tác có thể nhìn thấy nhược điểm của chúng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga sản xuất hàng loạt tên lửa hạt nhân lớn nhất thế giới
Nga sản xuất hàng loạt tên lửa hạt nhân lớn nhất thế giới

VOV.VN - Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos, ông Dmitry Rogozin ngày 13/7 tuyên bố, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat mới nhất của Nga có khả năng mang đầu đạn hạt nhân sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Nga sản xuất hàng loạt tên lửa hạt nhân lớn nhất thế giới

Nga sản xuất hàng loạt tên lửa hạt nhân lớn nhất thế giới

VOV.VN - Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos, ông Dmitry Rogozin ngày 13/7 tuyên bố, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat mới nhất của Nga có khả năng mang đầu đạn hạt nhân sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Ukraine tuyên bố sử dụng hệ thống HIMARS phá hủy kho đạn dược của Nga
Ukraine tuyên bố sử dụng hệ thống HIMARS phá hủy kho đạn dược của Nga

VOV.VN - Quân đội Ukraine ngày 12/7 tuyên bố đã phá hủy một kho đạn dược của Nga ở miền Nam nước này trong một cuộc tấn công sử dụng hệ thống tên lửa HIMARS do Mỹ cung cấp.

Ukraine tuyên bố sử dụng hệ thống HIMARS phá hủy kho đạn dược của Nga

Ukraine tuyên bố sử dụng hệ thống HIMARS phá hủy kho đạn dược của Nga

VOV.VN - Quân đội Ukraine ngày 12/7 tuyên bố đã phá hủy một kho đạn dược của Nga ở miền Nam nước này trong một cuộc tấn công sử dụng hệ thống tên lửa HIMARS do Mỹ cung cấp.

Yếu tố giúp Ukraine có thể lật ngược tình thế trước Nga trên chiến trường
Yếu tố giúp Ukraine có thể lật ngược tình thế trước Nga trên chiến trường

VOV.VN - Để thay đổi cục diện chiến trường và áp đảo lợi thế của Nga, Ukraine sẽ phải mất rất nhiều thời gian và nguồn lực.

Yếu tố giúp Ukraine có thể lật ngược tình thế trước Nga trên chiến trường

Yếu tố giúp Ukraine có thể lật ngược tình thế trước Nga trên chiến trường

VOV.VN - Để thay đổi cục diện chiến trường và áp đảo lợi thế của Nga, Ukraine sẽ phải mất rất nhiều thời gian và nguồn lực.

Thủy lôi: Mối nguy hiểm chết người rình rập tại các vùng biển của Ukraine
Thủy lôi: Mối nguy hiểm chết người rình rập tại các vùng biển của Ukraine

VOV.VN - Thủy lôi do các bên tham chiến thả xuống khi chiến sự Nga-Ukraine leo thang, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với con người và làm gián đoạn việc mở lại các tuyến đường vận chuyển ngũ cốc.

Thủy lôi: Mối nguy hiểm chết người rình rập tại các vùng biển của Ukraine

Thủy lôi: Mối nguy hiểm chết người rình rập tại các vùng biển của Ukraine

VOV.VN - Thủy lôi do các bên tham chiến thả xuống khi chiến sự Nga-Ukraine leo thang, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với con người và làm gián đoạn việc mở lại các tuyến đường vận chuyển ngũ cốc.

Hành lang Suwalki - nơi tiềm ẩn nguy cơ xung đột Nga-NATO
Hành lang Suwalki - nơi tiềm ẩn nguy cơ xung đột Nga-NATO

VOV.VN - Hành lang Suwalki - dải đất liền duy nhất kết nối 3 nước Baltic Litva, Latvia và Estonia với phần còn lại của NATO, được xem là điểm xung yếu nếu xảy ra xung đột giữa liên minh quân sự này với Nga.

Hành lang Suwalki - nơi tiềm ẩn nguy cơ xung đột Nga-NATO

Hành lang Suwalki - nơi tiềm ẩn nguy cơ xung đột Nga-NATO

VOV.VN - Hành lang Suwalki - dải đất liền duy nhất kết nối 3 nước Baltic Litva, Latvia và Estonia với phần còn lại của NATO, được xem là điểm xung yếu nếu xảy ra xung đột giữa liên minh quân sự này với Nga.