Nữ F0 bị khủng hoảng tâm lý, nghĩ mình “sắp chết” đã khỏi bệnh như thế nào?

VOV.VN - “Có rất nhiều người mắc Covid-19 và bị khủng hoảng tâm lý, khiến bệnh thêm trở nặng, nhiều khi diễn biến khó lường” - bác sỹ Nguyễn Xuân Đạt cho biết.

Trong thời gian mấy tháng vừa qua, bác sỹ Nguyễn Xuân Đạt từng là giảng viên Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên, hiện đang làm việc tại Hà Nội cùng các đồng nghiệp đã lập nhóm các bác sĩ tư vấn miễn phí từ xa cho các F và các bệnh nhân mắc Covid-19.

Bác sỹ Nguyễn Xuân Đạt kể, thông qua các group Giúp nhau mùa dịch, group bác sỹ mùa dịch và qua giới thiệu, nhiều người đã gọi đến anh và các đồng nghiệp cầu cứu, từ các bệnh lý thông thường đến các F, F0 cách ly tại nhà và trong khu cách ly. Với các bệnh nhân F0, diễn tiến bệnh của mỗi người mỗi khác, trong khi tư vấn online nên bác sỹ Đạt và đồng nghiệp phải tìm hiểu khá kỹ tình trạng bệnh, diễn biến tâm lý bệnh nhân để có lời khuyên phù hợp nhất.

Nhiều người mắc Covid-19 bị khủng hoảng tâm lý nặng

Có rất nhiều F0 đã cầu cứu bác sỹ Đạt và anh đã tư vấn, hỗ trợ nhiều người, có người anh theo dõi, tư vấn từ khi mới bắt đầu triệu chứng đến khi ra viện, có người thì tâm lý hoảng loạn nên khi vào khu cách ly đã gọi điện cho bác sỹ… Trong những trường hợp bác sỹ Đạt đã hỗ trợ, bệnh nhân F0 là chị Đỗ Thị Nhung, giáo viên tại một trường THPT ở quận 5, TP.HCM là người bị mắc Covid-19 khá lâu và phức tạp, bệnh nhân lại bị khủng hoảng tâm lý khá nặng nên anh phải đồng hành online cùng bệnh nhân cả tháng trời.

Khi chị Nhung liên hệ với bác sỹ Đạt cũng là ngày thứ 4-5 chị có triệu chứng của người mắc Covid-19. Chị chưa test Covid-19 nhưng lo lắng mình nhiễm bệnh nên gọi bác sỹ Đạt nhờ tư vấn. Sau khi được khuyên test và có kết quả dương tính, rồi cả 2 con nhỏ cùng mắc Covid-19 khiến chị Nhung rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý.

Sang ngày thứ 6, bệnh của chị Nhung diễn tiến nặng và đờm đặc trong cổ họng, đến nỗi chị không dám ngủ. “Nếu ngủ tôi chỉ sợ đờm bít cứng cổ họng không thở được và tôi ra đi lúc nào không biết. Tôi gọi điện cầu cứu bác sỹ Đạt, được bác sỹ hỏi tình trạng bệnh, tư vấn cặn kẽ” - chị Nhung kể lại.

Sau hôm đó, chị Nhung được đưa vào khu cách ly tập trung. May mắn hai con nhỏ của chị chỉ sau 2-3 ngày mắc Covid-19, quấy sốt thì các triệu chứng giảm dần và khỏi bệnh.

Bác sỹ Đạt cho biết, chị Nhung là trường hợp của người mắc Covid-19 điển hình, có đầy đủ các triệu chứng bệnh. Bệnh của chị diễn tiến dai dẳng, kéo dài suốt từ ngày 24/7 đến gần hết tháng 8, chị mới khỏi bệnh và ra viện.

“Đầu tiên bạn ấy gọi cho tôi với tâm lý hoảng sợ, lo lắng và hỏi về đơn thuốc trên mạng. Tôi khuyên không nên uống khi chưa có tư vấn của bác sỹ. Bệnh của Nhung có rất nhiều triệu chứng đan xen, lặp đi lặp lại cùng với tâm lý không tốt nên dẫn đến thần kinh bị căng thẳng. Khi con người ta bị căng thẳng thì dạ dày sẽ bị tiết dịch và trào ngược. Vì có nhiều triệu chứng như vậy nên bệnh nhân bị lẫn lộn, lúc nào cũng nghĩ mình sẽ không vượt qua được”.

Nữ F0 khủng hoảng nặng, nghĩ mình “sắp chết”

Sau khi vào khu cách ly, chị Nhung lại càng trở nên bất an khi không có người thân, những người xung quanh đều mắc, đỉnh điểm là một phụ nữ cùng phòng khi vào có triệu chứng nhẹ nhưng sau vài ngày diễn biến nặng và đã ra đi.

“Khi Nhung gọi điện, tôi biết bạn ấy đang bị tâm lý rất nặng. Ngoài bám sát diễn biến bệnh của bạn ấy để có những tư vấn về chuyên môn, tôi phải luôn trấn an tinh thần, giải thích cặn kẽ nguyên nhân của những triệu chứng đang mắc phải để bệnh nhân an tâm điều trị” - bác sỹ Đạt kể.

Chị Nhung là bệnh nhân Covid-19 ở trong khu cách ly khá dài, gần 1 tháng trời. Trong suốt thời gian điều trị, chị Nhung liên tục gọi điện cho bác sỹ Đạt mong được tư vấn. Có thời điểm bác sỹ trong khu cách ly kiểm tra các chỉ số của chị Nhung và có thể xuất viện, nhưng sau đó bệnh nhân lại có triệu chứng của bệnh không thể xuất viện được.

Bác sỹ Đạt kể, ngày thứ 8 ở trong khu cách ly, Nhung phấn khởi thông tin đã ngủ được sau nhiều đêm mất ngủ và khỏe trở lại. Nhưng sang ngày thứ 9, bệnh nhân trở nên suy sụp hoàn toàn khi bị đi ngoài liên tục và khó thở. Điều khó khăn hơn nữa là bệnh nhân bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng, luôn nghĩ mình không qua khỏi.

“Khi Nhung đưa thông tin, tôi phải phân tích rất kỹ để đánh giá. Về chuyên môn, tôi hiểu ngày thứ 8 thì các triệu chứng đang biến động và bệnh nhân đã qua được giai đoạn nguy hiểm nhất. Bình thường các triệu chứng nặng thường rơi vào ngày thứ 5-6. Qua mô tả, tôi biết bạn ấy rơi vào tình trạng mắc Covid-19 dai dẳng, bệnh sẽ kéo dài hơn. Khi phân tích sâu hơn, bệnh nhân không có các dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng như khó thở, suy hô hấp… Các triệu chứng vẫn còn nhưng chủ yếu là Nhung bị stress nặng nên lúc nào cũng cảm thấy nặng hơn. Bệnh nhân bị stress dẫn đến đau dạ dày, kích thích ruột và đi ngoài. Tôi động viên Nhung và nói bạn ấy nhờ bác sỹ trong khu cách ly kê đơn thuốc dạ dày. Tôi cũng kê dự phòng trường hợp trong đó không có thì Nhung có thể nhờ người nhà mua gửi vào”- bác sỹ Đạt kể.

Dù bác sỹ đã tư vấn cặn kẽ nhưng chị Nhung vẫn không hết lo lắng và bất ổn, luôn nghĩ không khỏi bệnh và sẽ ra đi như người phụ nữ cùng phòng. “Trong lúc tư vấn cho Nhung, tôi nhìn thấy trên bàn có một cây xương rồng đã chết phần gốc, nhưng tự nhiên phần trên lại xanh tươi trở lại. Tôi chụp ảnh và đưa cho Nhung xem, khơi gợi cho bạn ấy về sức sống. Tôi cũng nói nhiều về chuyện bạn ấy còn chồng, người thân và hai con nhỏ đang đợi mẹ về… Khuyên Nhung không nên đọc thông tin trên mạng để không làm tăng thêm lo lắng, sợ hãi. Tôi biết, người mắc bệnh mà lại luôn bị ám ảnh bởi cái chết thì tâm lý của họ rất nặng nề, nên cố gắng tiếp thêm năng lượng để bệnh nhân vượt qua khủng hoảng”.

F0 phải luôn giữ tinh thần lạc quan thì mới nhanh khỏi bệnh

Sau nhiều ngày bác sỹ Đạt liên tục tư vấn, động viên, sẵn sàng tiếp chuyện bất cứ khi nào bệnh nhân cần, đồng thời theo dõi sức khỏe để có tư vấn phù hợp để Nhung tăng thêm sức khỏe, cuối cùng bệnh nhân cũng đã dần tĩnh tâm và hồi phục.

“Sau thời gian khá dài trong khu cách ly, đến nay bệnh nhân ra viện được một tuần và đang trong thời gian cách ly ở nhà. Tuy vẫn còn các triệu chứng về dạ dày, mất sức sau khi mắc Covid-19 nhưng quan trọng tinh thần Nhung đã ổn định trở lại, nhất là khi được về sống cùng gia đình và 2 con nhỏ, chắc chắn bạn ấy sẽ vững tâm, có động lực cố gắng hơn rất nhiều” - bác sỹ Đạt nói.

Là người có kinh nghiệm về chuyên môn và đã tư vấn cho nhiều người là F và bệnh nhân mắc Covid-19, bác sỹ Đạt cho rằng, yếu tố tâm lý là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân. Khi người bệnh tỉnh táo, lạc quan thì các triệu chứng về bệnh cũng giảm đi, nhất là các triệu chứng ảnh hưởng từ thần kinh như dạ dày, tiêu hóa… Nếu đang mắc bệnh, mà có kèm các triệu chứng này sẽ khiến bệnh thêm nặng, thậm chí khó lường.

“Còn nếu bệnh nhân không ổn định về tâm lý, hoảng loạn sẽ dẫn đến việc tự mua thuốc về điều trị, hoặc uống theo các đơn thuốc trôi nổi trên mạng, hoặc do mọi người mách mà không có tư vấn của những người có chuyên môn sẽ khiến nguy cơ bệnh chuyển biến nhanh, có thể tử vong./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Những chuyến xe nghĩa tình” tiếp tục lăn bánh đến với bà con "điểm nóng" dịch Covid-19
“Những chuyến xe nghĩa tình” tiếp tục lăn bánh đến với bà con "điểm nóng" dịch Covid-19

VOV.VN - “Những chuyến xe nghĩa tình” chở hàng chục tấn gạo, trứng và rau củ quả tươi đến với bà con khó khăn tại "điểm nóng" dịch Covid-19 Đồng Nai

“Những chuyến xe nghĩa tình” tiếp tục lăn bánh đến với bà con "điểm nóng" dịch Covid-19

“Những chuyến xe nghĩa tình” tiếp tục lăn bánh đến với bà con "điểm nóng" dịch Covid-19

VOV.VN - “Những chuyến xe nghĩa tình” chở hàng chục tấn gạo, trứng và rau củ quả tươi đến với bà con khó khăn tại "điểm nóng" dịch Covid-19 Đồng Nai

Bác sỹ "giúp nhau mùa dịch": Vừa giúp người bệnh, vừa "lọc" kẻ gian trên mạng
Bác sỹ "giúp nhau mùa dịch": Vừa giúp người bệnh, vừa "lọc" kẻ gian trên mạng

VOV.VN - “Chúng tôi kêu gọi tham gia nhóm là sẵn sàng tư vấn trực tuyến kể cả đến nhà bệnh nhân trực tiếp. Vì là bác sĩ, hiểu rõ đường lây và cách phòng tránh nên chúng tôi biết cách tự bảo vệ cho mình…”- Bác sỹ Phan Xuân Trung, người khởi xướng nhóm cho biết

Bác sỹ "giúp nhau mùa dịch": Vừa giúp người bệnh, vừa "lọc" kẻ gian trên mạng

Bác sỹ "giúp nhau mùa dịch": Vừa giúp người bệnh, vừa "lọc" kẻ gian trên mạng

VOV.VN - “Chúng tôi kêu gọi tham gia nhóm là sẵn sàng tư vấn trực tuyến kể cả đến nhà bệnh nhân trực tiếp. Vì là bác sĩ, hiểu rõ đường lây và cách phòng tránh nên chúng tôi biết cách tự bảo vệ cho mình…”- Bác sỹ Phan Xuân Trung, người khởi xướng nhóm cho biết

 Chống giặc Covid-19: “Sức khỏe người dân là trên hết”
 Chống giặc Covid-19: “Sức khỏe người dân là trên hết”

VOV.VN - Tiếp tục mục tiêu “sức khỏe người dân là trên hết”, nhiều hành động quyết liệt trong phòng chống dịch đã được Chính phủ thực hiện, tạo niềm tin trong nhân dân từ việc phân công, phân cấp rõ ràng, quy rõ trách nhiệm của “người đứng đầu" đến việc tiếp cận, mua vaccine nhiều nhất, nhanh nhất.

 Chống giặc Covid-19: “Sức khỏe người dân là trên hết”

 Chống giặc Covid-19: “Sức khỏe người dân là trên hết”

VOV.VN - Tiếp tục mục tiêu “sức khỏe người dân là trên hết”, nhiều hành động quyết liệt trong phòng chống dịch đã được Chính phủ thực hiện, tạo niềm tin trong nhân dân từ việc phân công, phân cấp rõ ràng, quy rõ trách nhiệm của “người đứng đầu" đến việc tiếp cận, mua vaccine nhiều nhất, nhanh nhất.