Cận chiến trên không: Tiêm kích F-15C (Mỹ) có thể hạ gục Su-57 (Nga)?

VOV.VN - Siêu tiêm kích Su-57 của Nga có nhiều lợi thế nhưng không quân Mỹ và các nhà thầu của họ vẫn tìm cách khắc chế Su-57 bằng máy bay F-15C.

Nếu máy bay tiêm kích Su-57 (do Nga sản xuất) sống sót sau loạt tên lửa AMRAAM của đối phương thì những chiếc F-15C vẫn sẽ ở thế hơi bất lợi trước những chiếc phi cơ Nga này. Tuy nhiên cộng đồng phi công lái F-15C Eagle có nhiều thực tế điều khiển máy bay đối đầu với phi cơ F-22 Raptor cũng cực kỳ cơ động. Dù ở thế bất lợi hơn, các phi công F-15 đôi khi vẫn giành thắng lợi trước F-22 trong một số dịp cận chiến trên không.

Máy bay tiêm kích F-15C. Ảnh: Lyndiman.

F-15C Eagle do Boeing sản xuất đã từ lâu được ca ngợi là tiêm kích chiếm ưu thế trên không với tỷ lệ tác chiến giành chiến thắng kỷ lục là tiêu diệt được 104 máy bay đối phương mà chưa gặp tổn thất nào. Tuy nhiên cỗ máy bay này đã già nua và cận kề đoạn cuối của thời kỳ phục vụ. Tuy nhiên đây vẫn là một tiêm kích lợi hại dù cho sắp phải “nghỉ hưu”.

Không quân Mỹ hiện đang hoãn kế hoạch nâng cấp F-15 (như là thêm hệ thống tác chiến điện tử mới) cho tới khi nào lực lượng này quyết định liệu có cần duy trì loại máy bay đã cũ này hay không. Thực tế, họ thấy F-15 cần phải nâng cấp tổng thể khung máy bay, điều chỉnh cấu trúc để có thể tiếp tục phục vụ được cho tới giữa thập niên 2020. Nhiều khả năng nếu Quốc hội Mỹ từ chối kế hoạch cho nghỉ hưu A-10 Warthog thì không quân Mỹ có thể sẽ phải từ bỏ F-15C để tập trung ngân sách cho các dự án cấp thiết hơn. Tuy nhiên, dòng F-15E Strike Eagel vẫn sẽ tiếp tục phục vụ trong không quân Mỹ.

Mặc dù vậy, F-15C hiện chiếm khoảng một nửa đội hình ưu thế trên không của không quân Mỹ do quân chủng này tiếp nhận chưa đầy một nửa số F-22A Raptors do Lockheed Martin sản xuất mà họ cần. Do vậy không quân Mỹ đang hy vọng phát triển một nền tảng PCA mới để thay thế cả F-15C và F-22 vào thập niên 2030 trong bối cảnh Nga và Trung Quốc đang triển khai nhiều tiêm kích mới thế hệ 5 như là Sukhoi Su-57 PAK-FA.

Máy bay Su-57, nhất là khi được tiếp nhận động cơ mới giai đoạn 2, sẽ là một thách thức đối với bất cứ tiêm kích cơ thế hệ 4 nào, do Su-57 hội tụ tốc độ, độ cơ động, khả năng tàng hình và khả năng tác chiến điện tử. Tuy nhiên không quân Mỹ đã có kế hoạch để đánh bại các máy bay tàng hình này của đối phương.

Giải pháp kỹ thuật của người Mỹ

Câu trả lời của Mỹ nằm ở phổ hồng ngoại bước sóng dài mà thế hệ máy bay tàng hình hiện nay ngay từ thiết kế đã thiếu năng lực trấn áp. Các máy bay hiện đại thời nay cũng chưa có đối sách để vô hiệu hóa việc dò tìm ở cự ly xa bằng cảm biến hồng ngoại bước sóng dài có thể lắp lên các khung máy bay hiện nay. Trong tương lai các kỹ sư có thể sáng chế ra các giải pháp che giấu trước cảm biến hồng ngoại sóng dài nhưng khung máy bay có thể phải được thiết kế ngay từ lúc đầu để có thể tích hợp các công nghệ đó.

Lockheed Martin hiện đang phát triển hệ thống Legion pod giúp F-15C có năng lực tìm kiếm và dò tìm hồng ngoại sóng dài (IRST). Hãng này kỳ vọng sản xuất hơn 130 bộ Legion pod, được trang bị các năng lực cảm biến hồng ngoại IRST21 và xử lý dữ liệu tiên tiến để có thể phát hiện và theo dõi từ tầm xa các mối đe dọa trên không trong “môi trường bị từ chối radar”.

Hãng Boeing, trong vai trò nhà thầu chính của không quân Mỹ, dự kiến sẽ trao cho Lockheed Martin một hợp đồng kỹ thuật, chế tạo, phát triển và sản xuất Legion pod vào một thời điểm nào đó trong năm 2019 này.

Năm 2018 Paul Lemmo, Phó Chủ tịch của hãng Lockheed Martin phụ trách về dịch vụ hỗ trợ hậu cần nhà thầu lực lượng tác chiến đặc biệt và kiểm soát hỏa lực, cho biết: “Với lịch trình cung cấp sớm và năng lực cảm biến vô đối, Legion Pod sẽ ngay lập tức nâng cao hoạt động của các chiến đấu cơ của chúng ta và giải quyết khoảng cách về năng lực tấn công thụ động... Quan hệ đối tác của chúng tôi với Boeing sẽ bảo đảm thực hiện thành công chương trình Legion Pod F-15C cho không quân Mỹ”.

Hải quân Mỹ và giới chức công nghiệp Mỹ trước đó có nói với tờ National Interest rằng IRST sóng dài, đặc biệt là khi được kết hợp với kết nối dữ liệu tốc độ cao, có thể tạo ra một khả năng theo dõi hiệu quả máy bay tàng hình. Theo dõi này chỉ có thể trở nên chính xác hơn với nhiều máy bay trang bị IRST chia sẻ dữ liệu với nhau. Môt quan chức công nghiệp nói: “Đó là năng lực chống tàng hình chủ yếu của hải quân”.

Được trang bị Legion pod, phi cơ F-15C sẽ dễ dàng vô hiệu hóa bất cứ lợi thế tàng hình nào của Su-57. Một khi “Đại bàng” F-15C đã phát hiện được Su-57, nó sẽ có khả năng huy động hiệu quả radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) Raytheon AN/APG-63(v)3 cực mạnh với việc quét tập trung để bắt được tín hiệu máy bay Nga. Sau đó F-15C có thể sử dụng tên lửa Raytheon AIM-120D AMRAAM tầm xa để tấn công máy bay đối phương..../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Sức mạnh máy bay tiêm kích JF-17 của không quân Pakistan
Ảnh: Sức mạnh máy bay tiêm kích JF-17 của không quân Pakistan

VOV.VN - Quan hệ quân sự Pakistan - Trung Quốc là vô cùng thân thiết. Họ cùng phát triển máy bay tiêm kích đa nhiệm JF-17. Ấn Độ rất dè chừng mối quan hệ này.

Ảnh: Sức mạnh máy bay tiêm kích JF-17 của không quân Pakistan

Ảnh: Sức mạnh máy bay tiêm kích JF-17 của không quân Pakistan

VOV.VN - Quan hệ quân sự Pakistan - Trung Quốc là vô cùng thân thiết. Họ cùng phát triển máy bay tiêm kích đa nhiệm JF-17. Ấn Độ rất dè chừng mối quan hệ này.

Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?
Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?

VOV.VN - Sau cuộc không chiến mô phỏng, các phi công Anh đã phản bác các phi công Ấn Độ cho rằng Su-30 chiếm ưu thế tuyệt đối trước Typhoon.

Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?

Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?

VOV.VN - Sau cuộc không chiến mô phỏng, các phi công Anh đã phản bác các phi công Ấn Độ cho rằng Su-30 chiếm ưu thế tuyệt đối trước Typhoon.

Ác mộng của kíp lái máy bay B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972
Ác mộng của kíp lái máy bay B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972

VOV.VN - Xâm phạm bầu trời Hà Nội để ném bom gây tội ác, phi hành đoàn máy bay chiến lược B-52 đã gặp ác mộng khi giáp mặt tên lửa SAM của quân đội ta.

Ác mộng của kíp lái máy bay B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972

Ác mộng của kíp lái máy bay B-52 Mỹ trên bầu trời Hà Nội năm 1972

VOV.VN - Xâm phạm bầu trời Hà Nội để ném bom gây tội ác, phi hành đoàn máy bay chiến lược B-52 đã gặp ác mộng khi giáp mặt tên lửa SAM của quân đội ta.

Phi công Mỹ không chiến dữ dội với tiêm kích MiG của Triều Tiên
Phi công Mỹ không chiến dữ dội với tiêm kích MiG của Triều Tiên

VOV.VN - Là tư lệnh không đoàn, phi công Mỹ Gabby trực tiếp ra trận nhiều lần để nghiên cứu chiến thuật đối phó với tiêm kích MiG trong Chiến tranh Triều Tiên.

Phi công Mỹ không chiến dữ dội với tiêm kích MiG của Triều Tiên

Phi công Mỹ không chiến dữ dội với tiêm kích MiG của Triều Tiên

VOV.VN - Là tư lệnh không đoàn, phi công Mỹ Gabby trực tiếp ra trận nhiều lần để nghiên cứu chiến thuật đối phó với tiêm kích MiG trong Chiến tranh Triều Tiên.

Chiến thuật không chiến xuất sắc của phi công Đức Oswald Boelcke
Chiến thuật không chiến xuất sắc của phi công Đức Oswald Boelcke

VOV.VN - Là phi công quân sự giỏi, Oswald Boelcke rất chú ý đến xây dựng chiến thuật và công tác đào tạo cũng như tinh thần lập công tập thể.

Chiến thuật không chiến xuất sắc của phi công Đức Oswald Boelcke

Chiến thuật không chiến xuất sắc của phi công Đức Oswald Boelcke

VOV.VN - Là phi công quân sự giỏi, Oswald Boelcke rất chú ý đến xây dựng chiến thuật và công tác đào tạo cũng như tinh thần lập công tập thể.