Câu hỏi đặt ra sau thương vụ lịch sử của UAE mua 80 tiêm kích Rafale

VOV.VN - Việc đặt hàng 80 máy bay chiến đấu Rafale theo tiêu chuẩn F4 mới nhất từ ​​Pháp làm dấy lên nghi ngờ liệu UAE có mua máy bay F-35 hay Checkmate nữa hay không?

Thương vụ “khủng”

Với sự chứng kiến ​​của Tổng thống Pháp Macron và Thái tử Sheikh Mohammed ben Zayed Al Nahyane, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã ký hợp đồng mua 80 máy bay chiến đấu Rafale F4. Hợp đồng này có trị giá khoảng 19 tỷ USD (17 tỷ euro), là hợp đồng xuất khẩu vũ khí lớn nhất từ ​​trước đến nay của Pháp. Ngoài Pháp và UAE, Ấn Độ, Qatar, Ai Cập và Hy Lạp cũng có các phiên bản của loại máy bay này, và Croatia cũng đồng ý mua 12 chiếc vào tháng 11 vừa qua. UAE cũng đã cam kết mua từ Pháp 12 máy bay trực thăng H225M Caracal.

Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Dassault Aviation, sau Mirage 5 và Mirage 2000, hợp đồng Rafale này củng cố mối quan hệ chiến lược gắn bó hai quốc gia và nói lên sự hài lòng của Không quân UAE, một đối tác lâu dài và khắt khe.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp hoan nghênh UAE chọn Rafale để hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu của họ, gọi thỏa thuận này là "lịch sử", tuyên bố rằng nó sẽ đóng góp "trực tiếp vào sự ổn định khu vực". Thỏa thuận cũng mang lại cho Tổng thống Macron, chính phủ và ngành công nghiệp quốc phòng Pháp một số tín nhiệm đối với người dân Pháp sau sự cố tàu ngầm với Australia vào tháng 9.

Tiêm kích Rafale F4

Rafale đại diện cho 1 trong 5 máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư được phát triển ở châu Âu và kể từ khi được đưa vào trang bị vào năm 2001, máy bay này ngày càng trở thành xương sống của Không quân Pháp. Sự phụ thuộc của Rafale vào các linh kiện nước ngoài một phần là do nguồn gốc của nó khi Pháp tham gia chương trình Eurofighter.

Thế hệ vũ khí mới của Rafale là tên lửa hành trình Scalp và tên lửa không đối không Meteor, đều chủ yếu được phát triển ở nước ngoài như một phần của các chương trình lớn hơn. Việc xuất khẩu tên lửa hành trình Scalp sang Ai Cập năm 2015 đã bị chặn sau khi Mỹ từ chối cung cấp các linh kiện do Mỹ chế tạo như một phần của chính sách từ chối cho Ai Cập tiếp cận vũ khí dự phòng.

Ngoài Scalp, Rafale còn dựa vào các đơn vị điện phụ, hệ thống chiếu sáng, vòi phun nhiên liệu, phanh bánh xe và điều khiển phanh, bộ chuyển đổi, các bộ phận điện tử thụ động và điện quang, hệ thống cabin, chất làm kín thùng nhiên liệu, chất ức chế ăn mòn, các linh kiện cơ khí khác nhau và hệ thống điện… của Mỹ. Liệu Pháp có thể sản xuất Rafale mà không có đầu vào của Mỹ hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn, nhưng gần như chắc chắn rằng nếu không có công nghệ và linh kiện từ những nơi khác ở châu Âu thì điều đó là không thể.

Các phiên bản trước của máy bay chiến đấu đa động cơ Rafale được trang bị các thiết bị cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, tên lửa hành trình SCALP EG cho các cuộc tấn công mặt đất, tên lửa đánh mục tiêu trên biển AM39 Exocet cho các nhiệm vụ chống hạm và MBDA Meteor - tên lửa tầm xa cho các nhiệm vụ đòi hỏi tầm bắn lớn hơn.

Rafale có một khẩu pháo ổ quay 30 mm GIAT 30, cho phép bắn tên lửa dẫn đường bằng laser và tên lửa tấn công mặt đất. Tiêu chuẩn F4 đánh dấu một bước tiến mới sau các tiêu chuẩn F1 (máy bay đầu tiên của Hải quân Pháp), F2 (khả năng không đối không và không đối đất), F3 và F3R (tính linh hoạt mở rộng).

F4 sẽ bao gồm các cảm biến radar được nâng cấp và quang điện tử khu vực phía trước, cũng như các khả năng được cải thiện màn hình gắn trên mũ phi công. Vũ khí mới bao gồm tên lửa không đối không MBDA’s MICA NG, vũ khí mô-đun không đối đất AASM, tên lửa SCALP. Rafale F4 cũng sẽ được trang bị pod quang điện tử đa chức năng Talios do Thales sản xuất, tích hợp các giải pháp kết nối để cải thiện hiệu quả của máy bay trong chiến tranh tập trung vào mạng. Nó sẽ được trang bị hệ thống hỗ trợ chẩn đoán và dự đoán bảo trì và các giải pháp dựa trên dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, bộ điều khiển động cơ mới. Việc xác nhận tiêu chuẩn F4 được lên kế hoạch cho năm 2024.

Điều gì đằng sau thương vụ Rafale?

Hợp đồng Rafale này lớn hơn gấp đôi so với bất kỳ thỏa thuận xuất khẩu Rafale nào trước đó. Nó khác với hợp đồng ban đầu của Ấn Độ mà khách hàng đã rút lui do không hài lòng với cách thực hiện của Pháp và thể hiện lợi ích rất lớn đối với lĩnh vực quốc phòng Pháp, đặc biệt là khi các đơn đặt hàng của Pháp không được coi là đủ để duy trì dây chuyền sản xuất. UAE từng đã đề xuất mua 50 chiếc F-35, máy bay không người lái tấn công MQ-9B, tên lửa và bom trị giá 23 tỷ USD. Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý bán, nhưng chính quyền Biden hiện tại vẫn chưa thông qua.

Tổng thống Biden đã đình chỉ xuất khẩu vũ khí cho UAE và Saudi Arabia vì đã 2 nước này tham gia vào cuộc chiến ở Yemen. Việc đặt hàng 80 máy bay chiến đấu Rafale theo tiêu chuẩn F4 mới nhất từ ​​Pháp làm dấy lên nghi ngờ liệu UAE có còn mua máy bay F-35 do Mỹ sản xuất hay không.

Trước thương vụ Rafale, nhiều người cho ​​rằng UAE sẽ không mua thêm máy bay không tàng hình thế hệ trước thứ năm, và cùng với F-35 sẽ mua máy bay chiến đấu tàng hình Checkmate của Nga mà nước này được cho là đã tham gia vào quá trình phát triển. UAE và Nga được cho là đang cùng phát triển một máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ năm từ năm 2017. Checkmate được cho là kết quả của nỗ lực này và chủ yếu dành cho Không quân UAE ít nhất là trong những năm đầu sản xuất.

UAE từ lâu đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến các máy bay chiến đấu của Nga. Tuy nhiên, thương vụ mua Rafale đã để lại rất ít cơ hội cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga.

Việc mua Rafale, một máy bay chiến đấu cũ hơn và kém hơn đáng kể về hầu hết các thông số so với Checkmate và F-35 và thậm chí thua cả F-16, đã làm dấy lên suy đoán rằng thương vụ này có thể là một phần của nỗ lực phá hoại lĩnh vực quốc phòng của Nga.

Mặc dù các giao dịch đằng sau các thỏa thuận vũ khí lớn phần lớn chỉ có thể suy đoán, dựa trên các xu hướng phổ biến trong những thập kỷ gần đây, có khả năng Abu Dhabi đã bị thúc ép rút khỏi chương trình Checkmate và thay vào đó mua Rafale như một biện pháp để gây thêm áp lực lên Nga vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Moscow và phương Tây. Mối quan hệ giữa Moscow và các quốc gia thành viên NATO xấu đi do căng thẳng ở Ukraine và Belarus.

Một số nhà phân tích thậm chí còn suy đoán rằng Mỹ có thể đã thúc ép UAE mua Rafale thay vì Checkmate như một biện pháp để xoa dịu cả Pháp về việc mất hợp đồng tàu ngầm với Australia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Pháp ký hợp đồng kỷ lục bán 80 máy bay chiến đấu Rafale cho UAE
Pháp ký hợp đồng kỷ lục bán 80 máy bay chiến đấu Rafale cho UAE

VOV.VN - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng lãnh đạo Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 3/12 thông báo hai nước ký hợp đồng kỷ lục về việc UAE sẽ mua 80 máy bay chiến đấu Rafale hiện đại của Pháp với giá trị hàng chục tỷ euro.

Pháp ký hợp đồng kỷ lục bán 80 máy bay chiến đấu Rafale cho UAE

Pháp ký hợp đồng kỷ lục bán 80 máy bay chiến đấu Rafale cho UAE

VOV.VN - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng lãnh đạo Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 3/12 thông báo hai nước ký hợp đồng kỷ lục về việc UAE sẽ mua 80 máy bay chiến đấu Rafale hiện đại của Pháp với giá trị hàng chục tỷ euro.

Hậu AUKUS, Pháp tìm cách xuất khẩu máy bay Rafale cho Indonesia
Hậu AUKUS, Pháp tìm cách xuất khẩu máy bay Rafale cho Indonesia

VOV.VN - Can dự vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Pháp đang ráo riết thiết kế để xuất khẩu máy bay chiến đấu Rafale cho Indonesia nhằm thay thế các máy bay chiến đấu F-5 đã cũ của nước này.

Hậu AUKUS, Pháp tìm cách xuất khẩu máy bay Rafale cho Indonesia

Hậu AUKUS, Pháp tìm cách xuất khẩu máy bay Rafale cho Indonesia

VOV.VN - Can dự vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Pháp đang ráo riết thiết kế để xuất khẩu máy bay chiến đấu Rafale cho Indonesia nhằm thay thế các máy bay chiến đấu F-5 đã cũ của nước này.

Lý do khiến Algeria bỏ ý định mua chiến đấu cơ Rafale để chọn Su-30MKA
Lý do khiến Algeria bỏ ý định mua chiến đấu cơ Rafale để chọn Su-30MKA

VOV.VN - Theo truyền thông Algeria, đánh giá máy bay chiến đấu của Nga là phương tiện có nhiều hứa hẹn, Algeria - quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất nhì Bắc Phi quyết định từ bỏ ý định mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp, chọn tiêm kích Su-30MKA.

Lý do khiến Algeria bỏ ý định mua chiến đấu cơ Rafale để chọn Su-30MKA

Lý do khiến Algeria bỏ ý định mua chiến đấu cơ Rafale để chọn Su-30MKA

VOV.VN - Theo truyền thông Algeria, đánh giá máy bay chiến đấu của Nga là phương tiện có nhiều hứa hẹn, Algeria - quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất nhì Bắc Phi quyết định từ bỏ ý định mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp, chọn tiêm kích Su-30MKA.