Điều dàn chiếm hạm “khủng” tới Nhật Bản, Mỹ muốn đối phó mối đe dọa từ Trung Quốc?

VOV.VN - Hải quân Mỹ đã cho thấy sự chuyển dịch chiến lược tại châu Á với việc điều một số tàu khu trục tối tân nhất đến Nhật Bản trong thời gian gần đây.

Mỹ nỗ lực cải tổ hạm đội ở Nhật Bản

Hồi tháng 3 vừa qua, Hải quân Mỹ và Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản lần đầu tiên thực hiện cuộc diễn tập phóng ngư lôi ở Vịnh Tokyo. Trong cuộc tập trận, một trực thăng MH-60R đã thả ngư lôi mô phỏng một cuộc tấn công nhằm vào tàu ngầm. Trước đây, tất cả các cuộc diễn tập thả ngư lôi tương tự đều được tiến hành ngoài khơi biển San Diego.

Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Hải quân Mỹ đang cải tổ hạm đội tàu của nước này tại Nhật Bản, đưa những tàu mới hơn và có nhiều tính năng hơn đến gần Eo biển Đài Loan. Điều này phản ánh sự thay đổi ưu tiên trong sứ mệnh toàn cầu của Mỹ. Trong khi các tàu cũ tập trung thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo, chủ yếu chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên, thì những tàu mới hơn dự kiến sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ. Chúng có thể đối phó với các máy bay chiến đấu tiên tiến của Trung Quốc, bám theo tàu ngầm và phòng thủ trước các tên lửa hành trình chống hạm mới nhất, đồng thời luôn để mắt đến tên lửa đạn đạo.

Bốn trong số các tàu khu trục mới là phiên bản Flight IIA, được trang bị nhà chứa máy bay trực thăng. Những tàu chiến này có thể chứa trực thăng MH-60R. MH-60R có bệ phóng phao âm, nhiều loại radar, ngư lôi và tên lửa chống hạm. Nó có thể tìm, theo dõi và tiêu diệt tất cả các mối đe dọa dưới mặt nước. Theo Nikkei, trực thăng này được cho là công cụ chính để săn tàu ngầm đối phương, dự kiến ​​sẽ là một phần quan trọng trong các hoạt động của Hải quân Mỹ nhằm chống lại các đối thủ lớn như Trung Quốc và Nga.

Trong cuộc tập trận tại Vịnh Tokyo, trực thăng cất cánh từ các căn cứ trên bộ ở Nhật Bản. Nhưng các tàu khu trục được trang bị nhà chứa máy bay mới sẽ mang lại cho Hải quân Mỹ nhiều lợi thế hơn.

Trung úy Mark Langford, người phát ngôn của Hạm đội 7 Mỹ cho biết: “Các tàu khu trục Flight IIA của Hải quân Mỹ, cùng với trực thăng và phi hành đoàn đã mở rộng đáng kể phạm vi và khả năng tác chiến chống ngầm trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng sẽ giúp trực thăng hoạt động ở những khu vực xa hơn nhiều so với khi được triển khai trên đất liền.

Trong số các tàu mới tại căn cứ hải quân Yokosuka, có 4 khu trục hạm Flight IIA thế hệ mới là USS Howard, USS Dewey, USS Ralph Johnson và USS Rafael Peralta.

Chúng được trang bị 2 nhà chứa máy bay có thể chứa cả biến thể MH-60, thiết bị hỗ trợ, khu vực sửa chữa và phòng chứa. Những con tàu này đã bổ sung thêm chỗ cho nhóm tác chiến đường không.

Một nhà phân tích hải quân của Mỹ nhận định: “Điểm khác biệt chính giữa tàu khu trục lớp Arleigh Burke cũ và các tàu khu trục Flight IIA mới là nhà chứa máy bay trực thăng. Những tàu cũ cũng có bãi đáp và có thể tiếp nhiên liệu cho trực thăng nhưng chúng không thể mang trực thăng trong thời gian dài.

“Với nhà chứa máy bay, một tàu khu trục Flight IIA có thể tự điều khiển trực thăng và luôn sẵn có trực thăng đi kèm”, chuyên gia này lưu ý.

Hiện tại, Mỹ có 8 tàu khu trục lớp Arleigh Burke tại căn cứ Yokosuka cùng với soái hạm USS Blue Ridge và tàu sân bay USS Ronald Reagan – tàu sân bay duy nhất được Washington triển khai tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Với 13 tàu chiến, Yokosuka được nhiều người coi là một trong những căn cứ chiến lược quan trọng nhất của quân đội Mỹ. Vai trò của căn cứ này đã gia tăng dưới thời chính quyền Tổng thống Biden – vốn coi Trung Quốc là “mối đe dọa gia tăng”.

Căn cứ chính khác của Hải quân Mỹ ở Nhật Bản là ở Sasebo, tỉnh Nagasaki ở Tây Nam Nhật Bản, hiện có 9 tàu Mỹ neo đậu ở đó. 5 trong số các con tàu này là các tàu đổ bộ cỡ lớn có nhiệm vụ đón và đưa hàng trăm lính thủy đánh bộ Mỹ ở Okinawa đến chiến trường trong trường hợp xung đột xảy ra.

Đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc

Trong quá khứ, Mỹ đã đối mặt với nhiều rào cản lớn khi gia tăng sự hiện diện quân sự Nhật Bản. Chẳng hạn, khi tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington đến Yokosuka, nó đã bị hàng trăm người biểu tình phản đối. Tuy vậy, những căng thẳng trong khu vực thời gian gần đây đã phần nào làm thay đổi dư luận Nhật Bản. Trong một cuộc thăm dò của Nikkei được thực hiện vào tháng 4/2021, 74% người được hỏi cho biết họ ủng hộ việc Nhật Bản thực hiện nỗ lực đảm bảo hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan, trong khi chỉ có 13% phản đối.

Trong một báo cáo với tiêu đề “Những vấn đề về Quốc phòng: Địa lý, Chiến lược và Triển khai các lực lượng Mỹ”, Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ đã xác định yếu tố quan trọng trong chiến lược quốc gia của nước này là "ngăn chặn sự xuất hiện của các bá chủ trong khu vực ở Âu-Á”. Báo cáo lưu ý, xét đến dân số, tài nguyên và các hoạt động kinh tế trong khu vực, một bá chủ ở khu vực Âu-Á sẽ có khả năng tập trung quyền lực đủ lớn để đe dọa những lợi ích quan trọng của Mỹ.

Những hoạt động hàng hải của Trung Quốc và Nga trong khu vực thời gian gần đây đã thúc đẩy Mỹ phải nhanh chóng triển khai hành động. Tháng 10/2021, 10 tàu hải quân của Nga và Trung Quốc đã đi qua eo biển hẹp Tsugaru, ngăn cách hai đảo Honshu và Hokkaido thuộc phía bắc của Nhật, theo Reuters. Đây là lần đầu tiên, 2 nước thực hiện động thái này. Eo biển Tsugaru kết nối vùng biển nằm giữa Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên với Thái Bình Dương, là một eo biển quốc tế, cho phép các tàu nước ngoài kể cả tàu quân sự đi qua.

Theo Nikkei, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành quốc gia có hải quân lớn nhất thế giới về số lượng tàu chiến. Lo ngại không đó đủ nguồn lược để mở rộng hạm đội hải quân nhằm bắt kịp với Trung Quốc về số lượng tàu, Mỹ đã đề ra chiến lược phối hợp với các đồng minh và đối tác để duy trì sự thống trị ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tại cuộc điều trần trước Quốc hội vào ngày 3/ 5, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley cho biết: "Sẽ tốt hơn nếu có thêm tàu. Nhưng điều quan trọng nhất không phải ở số lượng mà là ở việc những con tàu chúng ta có luôn trong trạng thái sẵn sàng, có nhân lực, được trang bị tốt. Chúng ta có đồng minh và đối tác. Trung Quốc thì không. Hải quân Nhật Bản, Australia cùng các đồng minh và đối tác khác có thể sẽ hợp tác với Mỹ", ông Milley nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ bắt đầu đánh giá lại thuế quan đối với một số hàng hóa của Trung Quốc
Mỹ bắt đầu đánh giá lại thuế quan đối với một số hàng hóa của Trung Quốc

VOV.VN - Chính phủ Mỹ đã thực hiện bước đầu tiên trong việc đánh giá thuế quan đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trước khi các mức thuế bắt đầu tự động hết hiệu lực vào tháng 7 tới đây.

Mỹ bắt đầu đánh giá lại thuế quan đối với một số hàng hóa của Trung Quốc

Mỹ bắt đầu đánh giá lại thuế quan đối với một số hàng hóa của Trung Quốc

VOV.VN - Chính phủ Mỹ đã thực hiện bước đầu tiên trong việc đánh giá thuế quan đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trước khi các mức thuế bắt đầu tự động hết hiệu lực vào tháng 7 tới đây.

Mỹ cảnh báo sẽ hành động nếu Trung Quốc xây căn cứ quân sự ở Solomon
Mỹ cảnh báo sẽ hành động nếu Trung Quốc xây căn cứ quân sự ở Solomon

VOV.VN - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Kritenbrink cho biết nước này sẽ sẵn sàng hành động nếu Quần đảo Solomon cho phép Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự ở nơi đây.

Mỹ cảnh báo sẽ hành động nếu Trung Quốc xây căn cứ quân sự ở Solomon

Mỹ cảnh báo sẽ hành động nếu Trung Quốc xây căn cứ quân sự ở Solomon

VOV.VN - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Kritenbrink cho biết nước này sẽ sẵn sàng hành động nếu Quần đảo Solomon cho phép Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự ở nơi đây.

Mỹ sẽ đáp trả nếu Solomon cho Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự
Mỹ sẽ đáp trả nếu Solomon cho Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự

VOV.VN - Mỹ đã trực tiếp bày tỏ quan ngại với chính phủ Quần đảo Solomon về thỏa thuận an ninh vừa được nước này bí mật ký kết với Trung Quốc, đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ đáp trả tương ứng nếu quốc đảo Thái Bình Dương cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự.

Mỹ sẽ đáp trả nếu Solomon cho Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự

Mỹ sẽ đáp trả nếu Solomon cho Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự

VOV.VN - Mỹ đã trực tiếp bày tỏ quan ngại với chính phủ Quần đảo Solomon về thỏa thuận an ninh vừa được nước này bí mật ký kết với Trung Quốc, đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ đáp trả tương ứng nếu quốc đảo Thái Bình Dương cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự.

Mỹ sẽ công khai chiến lược an ninh quốc gia đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc
Mỹ sẽ công khai chiến lược an ninh quốc gia đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm qua (26/4) tuyên bố, trong những tuần tới ông sẽ đề cập công khai và chi tiết chiến lược an ninh quốc gia vốn được chờ đợi từ lâu nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Mỹ sẽ công khai chiến lược an ninh quốc gia đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc

Mỹ sẽ công khai chiến lược an ninh quốc gia đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm qua (26/4) tuyên bố, trong những tuần tới ông sẽ đề cập công khai và chi tiết chiến lược an ninh quốc gia vốn được chờ đợi từ lâu nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.