Giải mã cuộc đối đầu “bất thường” giữa trực thăng NATO và UAV Houthi

VOV.VN - Một vụ đánh chặn gần đây được cho là do trực thăng Pháp thực hiện, đã bắn hạ một máy bay không người lái tấn công của Houthi trong một trận chiến không đối không trên Biển Đỏ. Cuộc chiến giữa trực thăng và máy bay không người lái không phải là điều thường thấy trong tình huống xung đột này.

Lực lượng Houthi thời gian gần đây đã gây ra những mối đe dọa chết người ở Biển Đỏ. Houthi chủ yếu sử dụng tên lửa và máy bay không người lái để tấn công các mục tiêu trong khu vực, rất nhiều trong số đó đã bị tàu chiến của Mỹ và đồng minh hoạt động trong vùng biển này bắn hạ.

Tuy nhiên, một vụ đánh chặn gần đây được cho là do phi hành đoàn trực thăng Pháp thực hiện, đã bắn hạ một máy bay không người lái tấn công của Houthi trong một trận chiến không đối không. Cuộc chiến giữa trực thăng và máy bay không người lái không phải là điều thường thấy trong tình huống xung đột này.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, thành công kiểu như thế này rất khó đạt được vì chúng đòi hỏi phải bắn trúng mục tiêu đang di chuyển từ một thiết bị khác đang di chuyển trên không. Mặc dù vậy, một cựu hải quân Mỹ nói với Business Insider lại cho rằng, không có gì đáng ngạc nhiên bởi trực thăng là tài sản có giá trị, được trang bị tốt và phi hành đoàn có thể đã được huấn luyện kỹ càng cho những tình huống như vậy từ trước.

Trực thăng được trang bị tốt

Vào ngày 20 /3, tàu khu trục của Pháp phát hiện một máy bay không người lái của Houthi khi con tàu này đang bảo vệ một tàu buôn ở phía Nam Biển Đỏ như một phần của sứ mệnh an ninh trong khuôn khổ Chiến dịch Aspides của Liên minh Châu Âu (EU).

Một chiếc trực thăng trên tàu sau đó đã được triển khai để xác định vị trí của máy bay không người lái được coi là mối đe dọa và tiêu diệt nó. Pháp không công bố chi tiết cách thức máy bay trực thăng tấn công máy bay không người lái (UAV) như thế nào nhưng cho biết UAV đối phương đã bị dễ dàng loại bỏ.

“Những hành động này góp phần trực tiếp vào an ninh hàng hải”, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết về vụ việc trong bản cập nhật về hoạt động của hải quân nước này trong khuôn khổ sứ mệnh chung.

Pháp cũng không tiết lộ loại trực thăng nào tấn công máy bay không người lái của Houthi, nhưng cả hai tàu chiến Pháp có mặt ở Biển Đỏ đều mang theo máy bay trực thăng NH90, có thể trang bị tên lửa không đối đất và súng máy. Theo một số chuyên gia, vì máy bay không người lái đang di chuyển trên không nên phi hành đoàn có thể đã sử dụng súng để hạ gục nó.

Gần như tất cả các máy bay không người lái và tên lửa do Houthi phóng kể từ tháng 11/2023, khi lực lượng được Iran hậu thuẫn này bắt đầu liên tục tấn công các tuyến đường vận chuyển quốc tế ngoài khơi Yemen, đều bị tàu chiến, máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ hoặc các tàu của Liên minh châu Âu làm nhiệm vụ trong khuôn khổ “Chiến dịch Aspides” bắn hạ.

Các cuộc giao tranh bằng trực thăng rất hiếm khi xảy ra. Tuy vậy, Brynn Tannehill, một phi công chuyên lái SH-60 Seahawk cho rằng thành công của Pháp "không có gì đáng ngạc nhiên".

Tannehill, hiện là phi công lái Black Hawk của quân đội Mỹ, đồng thời là nhà phân tích quốc phòng nói: “Trực thăng có thể cung cấp một nền tảng tương đối ổn định - chúng khá cơ động. Điều khó khăn nhất đối với trực thăng là tốc độ chậm, nên khi đối đầu với mục tiêu nhanh hơn, chúng sẽ trở nên vô dụng”.

Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, khi còn phục vụ trong lực lượng Hải quân, Tannehill cho biết cô đã được thực hành mô phỏng việc chặn các máy bay nhỏ - thứ sẽ di chuyển với tốc độ tương tự như tốc độ của máy bay không người lái tấn công. Theo Tannehill, mục đích cơ bản là để tìm hiểu xem liệu SH-60 có thể di chuyển vào vị trí ngắm bắn và sử dụng súng máy để loại bỏ các mối đe dọa hay không. Các mô phỏng đã chứng minh rằng trực thăng thực sự rất hiệu quả.

Những mô phỏng huấn luyện này cuối cùng đã được đưa vào thực tế chiến đấu trong cuộc xung đột đang diễn ra giữa Houthi với Mỹ và các đồng minh.

Vào ngày 31/12, bốn chiếc thuyền nhỏ của Houthi đã tấn công một tàu container, khiến thủy thủ đoàn của tàu này phải phát đi tín hiệu cấp cứu. Máy bay trực thăng từ USS Dwight D. Eisenhower và USS Gravely - một tàu sân bay và tàu khu trục của Mỹ, được triển khai tới khu vực - đã đáp lại lời kêu cứu.

Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ trong một tuyên bố cho biết, khi các trực thăng của Hải quân đến hiện trường, lực lượng Houthi đã nổ súng vào máy bay Mỹ, sau đó máy bay này bắn trả để tự vệ, đánh chìm 3 trong số 4 chiếc thuyền nhỏ của Houthi. Chiếc thuyền còn lại đã chạy trốn khỏi khu vực.

Phi công được 'đào tạo bài bản'

Mỹ không phải là lực lượng hải quân duy nhất tiêu diệt các mối đe dọa của Houthi ở Biển Đỏ bằng trực thăng. Một ngày sau cuộc giao tranh của Pháp, vào ngày 21/3, một máy bay trực thăng phối hợp với tàu khu trục Hessen của Đức đã tiêu diệt một thiết bị không người lái của Houthi được xác định là mối đe dọa đối với các tàu dân sự.

Người phát ngôn của Bộ chỉ huy tác chiến liên quân Bundeswehr của Đức nói với Business Insider rằng chiếc máy bay liên quan đến nhiệm vụ này là Sea Lynx, được trang bị ngư lôi và súng máy. Không rõ chính xác bằng cách nào chiếc trực thăng có thể tấn công chiếc drone của kẻ địch, nhưng có khả năng là súng.

Tannehill nói rằng những cuộc giao tranh kiểu này đòi hỏi phi hành đoàn phải được đào tạo rất kỹ lưỡng, nắm rất chắc về vận hành máy bay cũng như hệ thống vũ khí được trang bị. Thêm vào đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các tàu của đồng minh khác hoạt động trong khu vực.

“Bạn phải nắm rất chắc và thành thạo hệ thống của mình, vận hành chúng nhanh chóng. Phi công phải giỏi trong việc giao tiếp với các thành viên còn lại của phi hành đoàn và đảm bảo rằng bạn có sự chuẩn bị cho các tình huống diễn ra rất nhanh”, Tannehill nói.

Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế về tốc độ di chuyển của trực thăng, thời điểm có thể mở cửa và thời điểm xạ thủ có thể nổ súng. Các phi công cũng phải đảm bảo rằng họ đang hoạt động ở khoảng cách an toàn để nếu máy bay không người lái của đối phương trúng đạn và phát nổ thì những mảnh vỡ sẽ không văng vào trực thăng.

Tannehill nói: “Các phi công được đào tạo bài bản và họ biết phải làm gì để hoàn thành công việc - bao gồm cả việc khai hỏa vào thời điểm nào, trong thời gian bao lâu - bởi bạn buộc phải làm điều này trước khi mục tiêu gây ra mối đe dọa thực sự cho ai đó".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Houthi cam kết không tấn công tàu Trung Quốc và tàu Nga lưu thông trên Biển Đỏ
Houthi cam kết không tấn công tàu Trung Quốc và tàu Nga lưu thông trên Biển Đỏ

VOV.VN - Lực lượng Houthi tại Yemen ngày 21/3 tuyên bố sẽ không tấn công và đảm bảo an toàn cho các tàu của Trung Quốc và Nga di chuyển trên Biển Đỏ.

Houthi cam kết không tấn công tàu Trung Quốc và tàu Nga lưu thông trên Biển Đỏ

Houthi cam kết không tấn công tàu Trung Quốc và tàu Nga lưu thông trên Biển Đỏ

VOV.VN - Lực lượng Houthi tại Yemen ngày 21/3 tuyên bố sẽ không tấn công và đảm bảo an toàn cho các tàu của Trung Quốc và Nga di chuyển trên Biển Đỏ.

Houthi và Hamas thảo luận về “các cuộc đối đầu mở rộng” với Israel
Houthi và Hamas thảo luận về “các cuộc đối đầu mở rộng” với Israel

VOV.VN - Một lãnh đạo lực lượng Houthi cho biết, lực lượng này đã có cuộc họp với Hamas và các phe phái Palestine khác để thảo luận về việc phối hợp giữa các lực lượng, mở rộng cuộc đối đầu với Israel.

Houthi và Hamas thảo luận về “các cuộc đối đầu mở rộng” với Israel

Houthi và Hamas thảo luận về “các cuộc đối đầu mở rộng” với Israel

VOV.VN - Một lãnh đạo lực lượng Houthi cho biết, lực lượng này đã có cuộc họp với Hamas và các phe phái Palestine khác để thảo luận về việc phối hợp giữa các lực lượng, mở rộng cuộc đối đầu với Israel.

Nghi vấn Iran chuyển giao tên lửa siêu thanh cho Houthi
Nghi vấn Iran chuyển giao tên lửa siêu thanh cho Houthi

VOV.VN - Chuyên gia Fabian Hinz cho rằng Houthi có thể tiếp cận được công nghệ vũ khí siêu thanh thông qua Iran. Tuy nhiên, ông hoài nghi lực lượng vũ trang tại Yemen đủ khả năng điều khiển chính xác vũ khí với tốc độ lớn như vậy.

Nghi vấn Iran chuyển giao tên lửa siêu thanh cho Houthi

Nghi vấn Iran chuyển giao tên lửa siêu thanh cho Houthi

VOV.VN - Chuyên gia Fabian Hinz cho rằng Houthi có thể tiếp cận được công nghệ vũ khí siêu thanh thông qua Iran. Tuy nhiên, ông hoài nghi lực lượng vũ trang tại Yemen đủ khả năng điều khiển chính xác vũ khí với tốc độ lớn như vậy.

Chiến sự Trung Đông: Houthi tuyên bố sở hữu tên lửa siêu vượt âm
Chiến sự Trung Đông: Houthi tuyên bố sở hữu tên lửa siêu vượt âm

VOV.VN - Lực lượng Houthi tại Yemen vừa tuyên bố thử nghiệm thành công và đang sở hữu tên lửa siêu thanh (siêu vượt âm) trong kho vũ khí của mình.

Chiến sự Trung Đông: Houthi tuyên bố sở hữu tên lửa siêu vượt âm

Chiến sự Trung Đông: Houthi tuyên bố sở hữu tên lửa siêu vượt âm

VOV.VN - Lực lượng Houthi tại Yemen vừa tuyên bố thử nghiệm thành công và đang sở hữu tên lửa siêu thanh (siêu vượt âm) trong kho vũ khí của mình.

Đại sứ Mỹ cáo buộc Iran tiếp tục tài trợ vũ khí cho Houthi
Đại sứ Mỹ cáo buộc Iran tiếp tục tài trợ vũ khí cho Houthi

VOV.VN - Đại sứ Mỹ tại Yemen cáo buộc Iran vẫn đang tiếp tục tài trợ vũ khí và thông tin tình báo cho nhóm Houthi thực hiện các cuộc tấn công vào tuyến hàng hải quốc tế.

Đại sứ Mỹ cáo buộc Iran tiếp tục tài trợ vũ khí cho Houthi

Đại sứ Mỹ cáo buộc Iran tiếp tục tài trợ vũ khí cho Houthi

VOV.VN - Đại sứ Mỹ tại Yemen cáo buộc Iran vẫn đang tiếp tục tài trợ vũ khí và thông tin tình báo cho nhóm Houthi thực hiện các cuộc tấn công vào tuyến hàng hải quốc tế.