Kịch bản đối đầu tiêm kích cơ F-2 của Nhật Bản và J-10 của Trung Quốc

VOV.VN - Mỗi máy bay tiêm kích có lợi thế riêng. Chiến đấu cơ tầm xa F-2 “vượt trội” so với J-10, tuy nhiên cận chiến thì F-2 “không phải đối thủ” của J-10.

Sự đối đầu giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông, khu vực có sự tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (cách gọi của Nhật Bản)/Điếu Ngư (cách gọi của Trung Quốc) đã châm ngòi cho sự đụng độ trên không giữa lực lượng không quân của hai nước trong thời gian gần đây.

Máy bay J-10 của Trung Quốc. Ảnh: TopWall.

Ngoài các siêu chiến đấu cơ Su-27 và J-11 của Trung Quốc với đối trọng là F-15J Eagle của Nhật Bản, được giới quan sát biết đến rộng rãi, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản còn thể hiện ở sự đối đầu giữa hai loại chiến đấu cơ “ít nổi tiếng hơn” nhưng có thể giữ vai trò chiến lược là F-2 và J-10.

J-10 (hay còn gọi là J-10 Vigorous Dragon) là chiến đấu cơ đa nhiệm hiện đại đầu tiên của Trung Quốc được đưa vào biên chế năm 2005. Hiện tại phiên bản nâng cấp của J-10 là J-10B cũng đã được biên chế cho lực lượng không quân của Trung Quốc. Trong khi đó, F-2 của Nhật Bản được đưa vào sử dụng từ năm 2000.

F-2 (hay còn gọi là Mitsubishi F-2) là kết quả của chương trình FSX, một dự án hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ phát triển chiến đấu cơ đa nhiệm. Chương trình FSX từng là vấn đề gây tranh cãi khi Quốc hội Mỹ quan ngại về việc chuyển giao công nghệ chiến đấu cơ hiện đại cho Nhật Bản.

Về mặt chính thống, J-10 là sản phẩm của tập đoàn thiết kế máy bay Thành Đô. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho rằng J-10 có nguồn gốc từ một chương trình hàng không vũ trụ của Mỹ. J-10 rất giống với chiến đấu cơ Lavi do Mỹ và Israel hợp tác phát triển. Tuy nhiên, chương trình Lavi sau đó đã bị hủy do những quan ngại về chi phí và chính trị. Theo tập đoàn thông tin IHS Jane’s 360, vào năm 1987 Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ tuyên bố rằng Trung Quốc đã nhận được công nghệ chế tạo chiến đấu cơ Lavi, đồng nghĩa với việc có được công nghệ của Mỹ.

F-2 là sản phẩm hợp tác giữa Mitsubishi và Lockheed, dựa trên và nâng cấp từ F-16. F-2 có diện tích cánh lớn hơn 25% so với F-16, động cơ GEF110, hệ thống radar quét điện tử chủ động đầu tiên của thế giới J/APG-1 của Nhật Bản. F-2 được trang bị tên lửa không đối không AAM-3 và AAM-5 Mitsubishi điều khiển bằng hồng ngoại (tương tự AIM-9 Sidewinder) và tên lửa không đối không AAM-4 điều khiển bằng radar (tương tự AIM-7 Sparrow). F-2 cũng có nhiệm vụ phản tấn công, có khả năng mang 4 tên lửa chống hạm ASM-2, một súng máy M61 cỡ nòng 20 mm.

Bất chấp những ưu điểm này, F-2 nhìn chung vẫn là một chương trình “thất bại”. Chi phí cho một chiếc F-2 là 171 triệu USD, cao gấp 4 lần một chiếc F-16C Block 50/52. Chắc chắn rằng F-2 không thể hiệu quả “gấp 4 lần” so với F-16. Kết quả tích cực duy nhất của chương trình F-2 đó là mang lại cơ hội cho ngành hàng không Nhật Bản phát triển chương trình chiến đấu cơ của mình.

F-2 của Nhật. Ảnh: ATimes.

J-10 của Trung Quốc là một chiến đấu cơ thiết kế cánh hình tam giác được trang bị động cơ phản lực Saturn-Lyulka AL-31 do Nga sản xuất. J-10 được trang bị một radar ứng dụng hiệu ứng Droppler Type 1473H, 11 điểm cứng mang vũ khí và nhiên liệu gắn ở cánh. Đối với tác chiến không đối không, J-10 được trang bị tên lửa không đối không điều khiển bằng hồng ngoại PL-9 và điều khiển bằng radar PL-12, một súng máy GSh-23 cỡ nòng 23 mm do Nga sản xuất. J-10 có thể mang số lượng lớn bom điều khiển bằng vệ tinh và laser.

Vậy khi đối đầu, chiến đấu cơ nào sẽ giành chiến thắng? Với khoảng cách 520 dặm (khoảng 836 km), F-2 có phạm vi tác chiến tốt hơn J-10, với khoảng cách tác chiến hiệu quả là 340 dặm (khoảng 547 km). Trong trường hợp đối đầu ở khoảng cách bằng nhau tính từ căn cứ, F-2 có nhiều nhiên liệu hơn để cơ động và tăng tốc. Hệ thống radar hiệu ứng Droppler của J-10 cũng kém hiện đại hơn so với radar AESA của F-2, do đó F-2 có thể phát hiện ra J-10 trước.

Tóm lại, các phân tích ở trên cho thấy F-2 hoàn toàn chiếm ưu thế trước J-10. Tuy nhiên, “câu chuyện không dừng ở đây”. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều đang nâng cấp F-2 và J-10. Trung Quốc đã bắt đầu chế tạo J-10B. Phiên bản này nổi bật với động cơ cải tiến AL-31 FN. Những cải tiến khác của J-10 bao gồm một radar có anten định pha và tìm bám mục tiêu bằng hồng ngoại (IRST) cho tác chiến không đối không tầm ngắn.

Trong khi đó, Nhật Bản đã dừng chế tạo F-2 và chú trọng vào việc nâng cấp các chiến đấu cơ hiện có. F-2 sẽ được trang bị các kết nối dữ liệu và một radar J/APG-2 mới kết hợp tác chiến với tên lửa không đối không AAM-4B.

Chiến đấu cơ F-2 của Nhật Bản có lợi thế trong chiến đấu tầm xa, có thể bắn tên lửa AAM-4B vượt quá tầm nhìn, sau đó “vòng trở lại và phát nổ”. Nhờ các kết nối dữ liệu, các đơn vị F-2 có thể phối hợp các loạt bắn tầm xa để có hiệu ứng cực đại. Mặc dù radar anten định pha của J-10 “có thể rất tốt”, tuy nhiên với lịch sử lâu đời chế tạo radar của mình thì có thể thấy các hệ thống radar của Nhật Bản “còn tốt hơn”. Do đó, trong kịch bản đối đầu thì J-10 có thể sẽ chịu tổn thất nghiêm trọng thậm chí trước khi có thể phát động tấn công F-2.

Tuy nhiên, trong trường hợp J-10 có thể tiếp cận gần hơn với F-2 thì năng lực tìm bám mục tiêu bằng hồng ngoại (IRST) sẽ giúp J-10 chiếm ưu thế, vì F-2 của Nhật Bản không được trang bị IRST./.

>> Xem thêm: Kịch bản cận chiến giữa chiến đấu cơ Ấn Độ và Anh

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kịch bản đối đầu giữa khu trục hạm Nhật Bản và Trung Quốc
Kịch bản đối đầu giữa khu trục hạm Nhật Bản và Trung Quốc

VOV.VN- Trong trường hợp xảy ra đối đầu, tàu khu trục Atago Plus của Nhật Bản sẽ giành ưu thế trước Luyang III (Type 052D) của Trung Quốc.

Kịch bản đối đầu giữa khu trục hạm Nhật Bản và Trung Quốc

Kịch bản đối đầu giữa khu trục hạm Nhật Bản và Trung Quốc

VOV.VN- Trong trường hợp xảy ra đối đầu, tàu khu trục Atago Plus của Nhật Bản sẽ giành ưu thế trước Luyang III (Type 052D) của Trung Quốc.

Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?
Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?

VOV.VN - Sau cuộc không chiến mô phỏng, các phi công Anh đã phản bác các phi công Ấn Độ cho rằng Su-30 chiếm ưu thế tuyệt đối trước Typhoon.

Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?

Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?

VOV.VN - Sau cuộc không chiến mô phỏng, các phi công Anh đã phản bác các phi công Ấn Độ cho rằng Su-30 chiếm ưu thế tuyệt đối trước Typhoon.

Siêu máy bay tiêm kích Sukhoi PAK FA T-50: Đáng sợ ở nhiều góc độ
Siêu máy bay tiêm kích Sukhoi PAK FA T-50: Đáng sợ ở nhiều góc độ

VOV.VN- Dòng máy bay tiêm kích Sukhoi PAK FA T-50 của Nga được coi là đáng sợ và mới mẻ ở nhiều phương diện, kế thừa tất cả các ưu điểm của các phiên bản trước nó.

Siêu máy bay tiêm kích Sukhoi PAK FA T-50: Đáng sợ ở nhiều góc độ

Siêu máy bay tiêm kích Sukhoi PAK FA T-50: Đáng sợ ở nhiều góc độ

VOV.VN- Dòng máy bay tiêm kích Sukhoi PAK FA T-50 của Nga được coi là đáng sợ và mới mẻ ở nhiều phương diện, kế thừa tất cả các ưu điểm của các phiên bản trước nó.

Tên lửa PL-15 của Trung Quốc có làm không quân Mỹ hoảng sợ?
Tên lửa PL-15 của Trung Quốc có làm không quân Mỹ hoảng sợ?

VOV.VN- Dù Mỹ đã chi hàng tỷ USD phát triển các chiến đấu cơ hiện đại để chiếm ưu thế trên không, nhưng tên lửa PL-15 của Trung Quốc có thể đe dọa vị thế đó.

Tên lửa PL-15 của Trung Quốc có làm không quân Mỹ hoảng sợ?

Tên lửa PL-15 của Trung Quốc có làm không quân Mỹ hoảng sợ?

VOV.VN- Dù Mỹ đã chi hàng tỷ USD phát triển các chiến đấu cơ hiện đại để chiếm ưu thế trên không, nhưng tên lửa PL-15 của Trung Quốc có thể đe dọa vị thế đó.

“Phân tích kỹ thuật” các lực lượng của Nga tham gia tác chiến ở Syria
“Phân tích kỹ thuật” các lực lượng của Nga tham gia tác chiến ở Syria

VOV.VN - Cùng với máy bay và biên chế lực lượng kèm theo, Nga còn triển khai một tiểu đoàn bộ binh bảo vệ căn cứ Latakia.

“Phân tích kỹ thuật” các lực lượng của Nga tham gia tác chiến ở Syria

“Phân tích kỹ thuật” các lực lượng của Nga tham gia tác chiến ở Syria

VOV.VN - Cùng với máy bay và biên chế lực lượng kèm theo, Nga còn triển khai một tiểu đoàn bộ binh bảo vệ căn cứ Latakia.