Liên minh mới AUKUS - tiền đề cho một NATO ở Thái Bình Dương

VOV.VN - Thỏa thuận quốc phòng nhóm ba quốc gia - "Three Amigos" - được xem như việc thiết lập khuôn khổ cho một NATO ở Thái Bình Dương.

Với việc Australia, Vương quốc Anh và Mỹ thành lập AUKUS - nền tảng cho một phiên bản Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Australia cũng bắt đầu quá trình hủy một hợp đồng mua 12 tàu ngầm lớp Barracuda của Pháp trị giá hàng chục tỷ USD.

Tàu ngầm chỉ là một mảng của hợp tác rộng lớn hơn nhiều trong tương lai. Là một liên minh quốc phòng, “Three Amigos” cũng gần như ngay lập tức bắt đầu hợp tác về các khả năng dưới đáy biển, công nghệ lượng tử mới, mạng và trí tuệ nhân tạo ứng dụng, theo đuổi “tích hợp khoa học, công nghệ liên quan đến an ninh và quốc phòng, cơ sở công nghiệp và dây chuyền cung ứng”…

Nhưng sáng kiến ​​đầu tiên và đột phá nhất, được nhóm công tác “Three Amigos” tiết lộ là việc bất ngờ chuyển giao công nghệ hỗ trợ chế tạo tàu ngầm hạt nhân tại Australia. Động thái bất ngờ này dẫn tới việc hủy bỏ thỏa thuận Australia mua 12 tàu ngầm thông thường của Pháp trị giá 65 tỷ USD. Đây là một mất mát cay đắng đối với người Pháp, một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế, an ninh quốc gia và chiến lược của Pháp.

Thông báo "Three Amigos" được đưa ra trước lễ kỷ niệm 240 năm Trận chiến Chesapeake, nơi một hạm đội Pháp liên minh với Myx, đánh bại Hải quân Anh, đảm bảo cho chiến thắng của Mỹ trong Chiến tranh Cách mạng. Các sự kiện trong tuần trước chứng minh thay đổi địa chính trị đang diễn ra nhanh chóng. Chỉ trong vòng 5 năm, các mối lo ngại về Trung Quốc đã buộc Australia phải xem xét tổng thể chiến lược của mình.

Năm 2016, việc Australia bắt tay với Pháp, mua tàu ngầm thông thường được coi là cơ hội để Pháp và Australia khẳng định mình là một tập hợp tương đối ăn ý, mặc dù không hoạt động và không liên kết với các thế lực ở Thái Bình Dương, tạo ra sự ma sát ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ. Một mặt, Nhật Bản, đối thủ ở vị trí thứ hai, được coi là lựa chọn quá khiêu khích, và nếu căng thẳng khu vực gia tăng, các liên kết công nghiệp-quân sự mới nổi của Australia với Paris sẽ là một giải pháp tiềm năng đối với tên lửa đạn đạo và nếu mối đe dọa đủ lớn.

Thỏa thuận của Australia về việc chế tạo 12 biến thể chạy bằng năng lượng thông thường của tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân tiên tiến của Pháp bắt đầu có vẻ trục trặc, đặc biệt khi Trung Quốc đang có dấu hiệu mở rộng hạm đội tàu ngầm hạt nhân nhỏ của mình. Nói cách khác, Australia dự định sẽ trả khoảng một nửa số tiền mà Mỹ đang trả để mua một đội tàu ngầm lớp Columbia mang tên lửa đạn đạo. Kể từ cuối những năm 1950, Australia chỉ xem xét tàu ngầm hạt nhân nếu loại tàu này có giá cao gấp hơn 2 lần so với tàu ngầm thông thường. Mức giá đó đã đến.

Pháp biết rằng phương tiện truyền thông chính trị của Australia nổi tiếng là soi mói trong việc ngăn cản hoạt động mua sắm quốc phòng, nhưng nước này không nhận ra rằng những trục trặc về hiệu quả đang trở thành mối đe dọa hiện hữu đối. Đầu năm 2020, thỏa thuận mua 12 tàu ngầm của Pháp bị chậm tiến độ, vượt quá ngân sách, sử dụng ít lao động Australia hơn dự kiến...

Pháp không hoàn toàn nhận ra rằng các điều kiện cũng đã thay đổi đối với Vương quốc Anh. Khi Australia chọn Pháp là nhà cung cấp tàu ngầm vào tháng 4/2016, Brexit mới chỉ là một cuộc trưng cầu ý dân, chưa chắc đã được thông qua. Nhưng giờ đây, Brexit đã trở thành hiện thực. Với việc mở 2 dây chuyền sản xuất tàu ngầm hạt nhân và một số tàu ngầm đang được triển khai, Pháp có thể đã đánh giá thấp khoảng thời gian mà Anh sẽ phải trải qua để duy trì công nghiệp tàu ngầm của mình.

Còn với Mỹ, dù ngày càng thất vọng về các căn cứ tiên tiến ở Thái Bình Dương với các đối tác đã cam kết, nhưng ít người cũng nhận ra rằng Mỹ đã quan tâm hơn đến việc khám phá những cách thức “không gây đau đớn” về mặt chính trị để loại bỏ các nền tảng “Chiến tranh Lạnh” để lại, trong vài năm tới, Mỹ có thể đưa ra những bước đầu tiên hướng tới hạt nhân bản địa của Australia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS
Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

VOV.VN - Liên minh AUKUS củng cố thế trận của Mỹ trong ứng phó với Trung Quốc. Nhưng sự giận dữ của Pháp có thể gây bất lợi không nhỏ cho Mỹ, đòi hỏi Mỹ phải khéo léo ngoại giao để xoa dịu Pháp.

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

VOV.VN - Liên minh AUKUS củng cố thế trận của Mỹ trong ứng phó với Trung Quốc. Nhưng sự giận dữ của Pháp có thể gây bất lợi không nhỏ cho Mỹ, đòi hỏi Mỹ phải khéo léo ngoại giao để xoa dịu Pháp.

AUKUS làm dịch chuyển cán cân quân sự khu vực, Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo?
AUKUS làm dịch chuyển cán cân quân sự khu vực, Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo?

VOV.VN - Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) trong khi căng thẳng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể sẽ tiếp tục gia tăng, một nhà phân tích tại công ty tham vấn Eurasia Group nhận định.

AUKUS làm dịch chuyển cán cân quân sự khu vực, Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo?

AUKUS làm dịch chuyển cán cân quân sự khu vực, Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo?

VOV.VN - Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) trong khi căng thẳng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể sẽ tiếp tục gia tăng, một nhà phân tích tại công ty tham vấn Eurasia Group nhận định.

Australia trấn an Indonesia: AUKUS đóng góp cho cân bằng chiến lược ở khu vực
Australia trấn an Indonesia: AUKUS đóng góp cho cân bằng chiến lược ở khu vực

VOV.VN - Thủ tướng Australia Scott Morrison đã liên lạc với Tổng thống Indonesia Joko Widodo sau khi Bộ Ngoại giao Indonesia bày tỏ lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang, về thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân của liên minh AUKUS.

Australia trấn an Indonesia: AUKUS đóng góp cho cân bằng chiến lược ở khu vực

Australia trấn an Indonesia: AUKUS đóng góp cho cân bằng chiến lược ở khu vực

VOV.VN - Thủ tướng Australia Scott Morrison đã liên lạc với Tổng thống Indonesia Joko Widodo sau khi Bộ Ngoại giao Indonesia bày tỏ lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang, về thỏa thuận đóng tàu ngầm hạt nhân của liên minh AUKUS.