Lý do Đức chọn mua tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ

VOV.VN - Đức muốn nâng cấp lực lượng quân đội với máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới, F-35. Một hợp đồng như vậy tốn khoảng vài tỷ USD. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu F-35 có phù hợp với quân đội Đức hay không?

F-35 Lightning II được coi là máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới. Máy bay thế hệ thứ năm do Lockheed Martin chế tạo không chỉ là một chiếc máy bay chiến đấu. Về bản chất, đó là một máy tính có vũ trang với động cơ phản lực, có thể kết nối với các máy bay khác trên không cũng như các lực lượng mặt đất, xử lý hàng nghìn mảnh thông tin mỗi giây.

Nhưng liệu F-35 có phải là máy bay phản lực phù hợp đối với Bundeswehr (Quân đội Đức)?

Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht (SPD) ngày 14/3 thông báo Đức muốn mua 35 chiếc F-35 để thay thế các máy bay chiến đấu Tornado đưa vào trang bị hơn 40 năm trước.

Theo ông Rafael Loss, chuyên gia an ninh tại Hội đồng Đối ngoại Châu Âu: “Có một số lý do về mặt quân sự khiến Đức muốn mua F-35. Nếu cần phải mang bom hạt nhân, thì nên làm điều đó với một máy bay tàng hình hơn là với một máy bay không có khả năng tàng hình. Chúng tôi cần một máy bay khó bị radar phát hiện trong khi lại có khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu ở tầm xa. F-35 có thể làm điều đó tốt hơn bất kỳ hệ thống không chiến nào khác trên thị trường hiện nay”.

Kế hoạch hiện đại hóa Bundeswehr

Những khả năng được ông Loss đưa ra lại đi kèm với chi phí khá đắt đỏ. Dự kiến 35 máy bay chiến đấu F-35 trị giá khoảng 4 tỷ euro (4,4 tỷ USD).

“Tất nhiên, sẽ còn có chi phí hoạt động, đây cũng là một khoản rất đáng kể”, ông Loss nói. Hơn nữa, Đức có thể sẽ cần thêm vài trăm triệu euro để chuyển đổi các sân bay quân sự.

Nếu không có cuộc chiến của Nga ở Ukraine, một khoản đầu tư như vậy khó có thể nhận được sự ủng hộ ở Đức. Tuy nhiên, chính phủ đương nhiệm tại Đức muốn nâng cấp Bundeswehr với khoản ngân sách đặc biệt 100 tỷ euro.

Kế hoạch mua sắm máy bay có khả năng ném bom hạt nhân mới không vấp phải sự phản đối gay gắt. Ngay cả các thành viên đảng Xanh cũng không lên tiếng chỉ trích. Mặc dù ban đầu do những người theo chủ nghĩa hòa bình thành lập, nhưng hiện đảng Xanh nằm trong liên minh cầm quyền tại Đức.

Chỉ có Đảng Cánh tả đối lập kiên quyết phản đối kế hoạch mua F-35.

Ông Ali Al-Dailami, người phát ngôn chính sách quốc phòng của phe Cánh tả tại Bundestag (Quốc hội Đức), cho biết: “Chúng tôi phản đối việc trang bị cho Bundeswehr các máy bay chiến đấu mới có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Chia sẻ hạt nhân - theo đó vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ được các phi công của Bundeswehr thả xuống, không đem lại an ninh mà là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân ở châu Âu. Cuộc chiến ở Ukraine không nên trở thành cái cớ cho một cuộc chạy đua vũ trang”.

Trong khi đó, lực lượng Không quân Đức dường như cảm thấy hài lòng với việc sẽ có loại máy bay mới được đưa vào biên chế trước cuối thập kỷ này, thay thế Tornado đã lỗi thời.

Trung tướng Ingo Gerhartz của Không quân Đức nhấn mạnh, nhiều quân đội châu Âu khác cũng đã lựa chọn máy bay chiến đấu của Mỹ.

“Việc mua sắm F-35 có thể củng cố khả năng của chúng tôi trong việc tham gia cùng các nước châu Âu khác đảm bảo không phận NATO và bảo vệ liên minh”, ông Gerhartz nói.

Anh, Italy, Hà Lan và gần đây nhất là Phần Lan và Thụy Sĩ đã lựa chọn F-35. Nếu Đức cũng mua F-35, việc hợp tác phòng không giữa các nước này với Berlin sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Trong khi đó, ông Paul Maurice, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp ở Paris, cho biết: “Ở Pháp, quyết định này đã vấp phải sự thất vọng. F-35 ở đây được hiểu là biểu tượng sức mạnh của Mỹ trong NATO. Sau tất cả các bài phát biểu về quyền tự chủ và chủ quyền của châu Âu, người ta đã kỳ vọng Đức sẽ có đường lối phù hợp hơn với chính sách vũ khí của châu Âu”.

Ông Maurice đặt câu hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ rút lực lượng khỏi châu Âu, như đã xảy ra dưới thời Tổng thống Donald Trump?

“Điều đó có thể xảy ra với tổng thống tiếp theo, nhưng cũng có thể xảy ra sau cuộc bầu cử giữa kỳ”, ông Maurice nói, đồng thời nhấn mạnh châu Âu cần chuẩn bị cho một khả năng như vậy và tự chủ hơn trong các vấn đề an ninh. "Điều đó cần 10-15 năm chuẩn bị, vì vậy cần phải bắt đầu ngay từ bây giờ”.

Tương lai FCAS có bị đe dọa?

Tại Pháp, có những lo ngại rằng việc Đức mua F-35 có thể đe dọa dự án FCAS (hệ thống chiến đấu hàng không tương lai) Pháp-Đức-Tây Ban Nha. Dự án trị giá hàng tỷ USD này nhằm phát triển một máy bay chiến đấu hiện đại nhất của châu Âu vào năm 2040 để thay thế cho Rafale của Pháp và Eurofighter.

Theo ông Maurice, cộng đồng quốc phòng ở Paris hiện đang đặt câu hỏi: “Liệu Đức có còn cần FCAS nữa không? Hay những chiếc F-35 có lẽ không phải là một giải pháp quá độ mà là một giải pháp lâu dài?”

Đức nhấn mạnh nước này mua F-35 chỉ để thay thế cho Tornados chứ không phải cho các nhiệm vụ khác.

Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Đức thông báo, nước này sẽ mua thêm 15 máy bay chiến đấu Eurofighter do châu Âu sản xuất nhằm phục vụ tác chiến điện tử, đối phó radar. Bộ trưởng Lambrecht cũng đảm bảo Đức sẽ vẫn đủ khả năng tài chính để thúc đẩy dự án FCAS./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thổ Nhĩ Kỳ không còn nhu cầu mua Patriot và F-35 của Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ không còn nhu cầu mua Patriot và F-35 của Mỹ

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ không có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất và nước này cũng không tìm cách mua máy bay F-35 nữa và coi như vấn đề này đã “đóng lại” sau khi Washington loại Ankara khỏi chương trình đa quốc gia vào năm 2019.

Thổ Nhĩ Kỳ không còn nhu cầu mua Patriot và F-35 của Mỹ

Thổ Nhĩ Kỳ không còn nhu cầu mua Patriot và F-35 của Mỹ

VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ không có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất và nước này cũng không tìm cách mua máy bay F-35 nữa và coi như vấn đề này đã “đóng lại” sau khi Washington loại Ankara khỏi chương trình đa quốc gia vào năm 2019.

Phần Lan sắp mua 64 tiêm kích F-35 của Mỹ giữa căng thẳng Nga - Ukraine
Phần Lan sắp mua 64 tiêm kích F-35 của Mỹ giữa căng thẳng Nga - Ukraine

VOV.VN - Hợp đồng chính thức của Phần Lan mua các tiêm kích F-35 của Mỹ có thể được ký kết sớm nhất là vào hôm nay (11/2), các nguồn tin thân cận của Mỹ cho hay.

Phần Lan sắp mua 64 tiêm kích F-35 của Mỹ giữa căng thẳng Nga - Ukraine

Phần Lan sắp mua 64 tiêm kích F-35 của Mỹ giữa căng thẳng Nga - Ukraine

VOV.VN - Hợp đồng chính thức của Phần Lan mua các tiêm kích F-35 của Mỹ có thể được ký kết sớm nhất là vào hôm nay (11/2), các nguồn tin thân cận của Mỹ cho hay.

Lý do các nước châu Âu đổ xô sắm tiêm kích tàng hình F-35
Lý do các nước châu Âu đổ xô sắm tiêm kích tàng hình F-35

VOV.VN - Có nhiều yếu tố khiến F-35 trở nên phổ biến đối với các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Âu. Với nhiều quốc gia ở lục địa già, quyết định lựa chọn F-35 còn bao gồm yếu tố địa chính trị, chứ không chỉ về khả năng hoạt động hay tiềm lực tài chính.

Lý do các nước châu Âu đổ xô sắm tiêm kích tàng hình F-35

Lý do các nước châu Âu đổ xô sắm tiêm kích tàng hình F-35

VOV.VN - Có nhiều yếu tố khiến F-35 trở nên phổ biến đối với các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Âu. Với nhiều quốc gia ở lục địa già, quyết định lựa chọn F-35 còn bao gồm yếu tố địa chính trị, chứ không chỉ về khả năng hoạt động hay tiềm lực tài chính.