Lý do Nga chưa bao giờ trở thành “siêu cường” tàu sân bay

VOV.VN - Trong thế kỷ trước, Liên Xô và Nga đã từng có một số kế hoạch đóng và vận hành tàu sân bay. Những kế hoạch này phần lớn đều không đem lại kết quả, một phần là vì Nga có những ưu tiên khác trong quân đội và nguồn lực hạn chế.

Với tất cả năng lực sản xuất và khả năng kỹ thuật, trong suốt 74 năm tồn tại, nước Nga Xô viết và Liên Xô chưa bao giờ vận hành một tàu sân bay thực sự đúng nghĩa. Tuy nhiên, nước này từng có một vài kế hoạch đóng tàu sân bay và đã từng chế tạo một tàu sân bay thực sự - tàu Ulyanovsk, vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, khoa học và kỹ thuật được đẩy lên hàng đầu nhằm hiện đại hóa nước Nga và các nước cộng hòa Xô viết khác. Quân đội cũng không ngoại lệ. Các nguồn lực đều dồn vào các công nghệ tiên tiến khi đó như xe tăng và các loại tên lửa cũng như các vũ khí trên bộ và trên không.

Những dự án dở dang

Nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin có liên quan tới một số dự án tàu sân bay, trong đó có cả nỗ lực đầu tiên, Izmail.

Năm 1927, lãnh đạo Liên Xô thông qua kế hoạch chế tạo một tàu sân bay bằng cách chuyển đổi tuần dương - chiến hạm Izmail của Hải quân đế quốc Nga được chế tạo từ năm 1913 nhưng chưa hoàn thành, thành một tàu sân bay có chiều dài đạt chuẩn.

Được thiết kế như một tuần dương - chiến hạm, tàu Izmail có lượng giãn nước 35.000 tấn, tương đương với tàu sân bay lớp Lexington có khả năng mang 78 máy bay của Mỹ.

Không may cho Hải quân Liên Xô, kế hoạch chuyển đổi tàu Izmail không bao giờ được hoàn thành, và con tàu cuối cùng đã bị loại bỏ.

Dù ý tưởng về một tàu sân bay Liên Xô vẫn được một số người ủng hộ, nhưng nhiều người khác - trong đó có cả Nguyên soái Tukhachevsky, lại cho rằng do dự án quá lớn, Liên Xô sẽ không thể xây dựng một lực lượng lục quân và hải quân có thể bắt kịp với các nước láng giềng mạnh mẽ nhất.

Năm 1938, kế hoạch 5 năm lần thứ 3 đã đặt ra nền tảng cho 2 dự án tàu sân bay của Liên Xô.

Tàu lớp “Đề án 71” dựa trên nền tảng tàu tuần dương lớp Chapaev, có lượng giãn nước 13.000 tấn, dài 192 mét. Tàu có thể mang tới 15 máy bay chiến đấu và 30 máy bay ném ngư lôi. Theo kế hoạch, 1 tàu “Đề án 71” được phân bổ cho Hạm đội Baltic và 1 tàu cho Hạm đội Thái Bình Dương. Các tàu này được phê duyệt năm 1939 nhưng chưa bao giờ hoàn thành. Việc chế tạo bị gián đoạn vì Thế chiến 2.

Dự án thứ 2 về một tàu sân bay nặng hơn với lượng giãn nước 22.000 tấn được đề xuất nhưng con tàu thậm chí còn chưa bao giờ được chế tạo.

Giữa những năm 1940, khi Liên Xô mắc kẹt trong cuộc chiến chống phát xít Đức, ý tưởng về tàu sân bay lại được đề xuất. “Đề án 72” được mô tả là tương tự như dự án tàu sân bay trước đó, với lượng giãn nước 30.000 tấn, gấp đôi so với tàu dự án cũ.

Một thiết kế khác tương tự là tàu “Đề án Kostromitinov”, có lượng giãn nước 40.000 tấn và có thể chở tới 66 máy bay chiến đấu, 40 máy bay ném ngư lôi và trong một số trường hợp có thể mang theo 16 pháo 152mm. Điều này cho thấy tàu sân bay có thể được sử dụng để hỗ trợ các cuộc đổ bộ ở Scandinavia hay Baltic nếu nó từng được chế tạo.

Dù Liên Xô luôn có một lực lượng hùng mạnh trên bộ và khả năng tác chiến trên bộ luôn vượt trội hơn so với tác chiến trên biển, tình thế chiến tranh năm 1943 cũng chứng minh các nguồn lực của Hồng quân không dành cho việc chế tạo một tàu sân bay có khả năng bị đặt câu hỏi về tính hữu dụng.

Hải quân “yếu thế” hơn Lục quân và Không quân?

Sau chiến tranh, với sức mạnh vượt trội trên bộ của Hồng quân ở Á-Âu, Hải quân Liên Xô một lần nữa thúc đẩy ý tưởng về tàu sân bay. Các lãnh đạo Hải quân muốn có khoảng 15 tàu sân bay, gồm 9 tàu cỡ lớn và 6 tàu cỡ nhỏ, phân chia cho Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Phương Bắc.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Stalin không muốn có tàu sân bay, và cho rằng Liên Xô cần chiến hạm và tàu tuần dương hơn. Ngành công nghiệp của Liên Xô cũng nói rằng họ chưa có năng lực chế tạo các loại tàu mới.

Nikita Khrushchev kế nhiệm Stalin năm 1953. Bất chấp các ý tưởng mới của Khrushchev trong kỷ nguyên tác chiến tên lửa, thứ tốt nhất mà Hải quân Liên Xô có được từ ông chỉ là 1 tàu sân bay hạng nhẹ. Đó là tàu sân bay “Đề án 85”, có lượng giãn nước 28.000 tấn, có khả năng mang 40 máy bay MiG-19 phiên bản hải quân. Dự án này cũng bị hủy trước khi bắt đầu chế tạo.

Năm 1962, Liên Xô bắt đầu chế tạo 2 tàu sân bay ở xưởng đóng tàu Nikolayev, Ukraine. Tàu Moskva và Leningrad có nửa trước trông giống như tuần dương hạm tên lửa dẫn đường thông thường và nửa sau gồm sàn đáp máy bay, một nhà chứa máy bay và 1 thang nâng.

Tàu lớp Moskva dường như được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ săn tàu ngầm tên lửa của Mỹ và Anh hoạt động gần các vùng biển Liên Xô. Mỗi tàu Moskva có thể mang tới 12 trực thăng tác chiến chống ngầm nhưng lại thiếu các vũ khí tấn công.

Tiếp sau tàu lớp Moskva vào những năm 1970 và 1980 là tàu lớp Kiev, cũng có nhiệm vụ tương tự, nhưng lúc này Mỹ đã có tên lửa Trident tầm xa hơn. Điều này có nghĩa là Hải quân Liên Xô sẽ phải hoạt động xa nhà hơn và có khả năng phải đối đầu với các tàu sân bay của Mỹ.

Do đó, các tàu Kiev được trang bị các tên lửa chống hạm SS-N-12 “Sandbox”, mỗi tên lửa có thể mang đầu đạn hạn nhân 350 kiloton. Có 4 tàu Kiev được chế tạo. Con tàu thứ 5 đã được phê duyệt nhưng chưa bao giờ hoàn thành.

Giữa những năm 1980 là giai đoạn mở rộng của Hải quân Liên Xô, trong đó có cả tàu sân bay. Liên Xô bắt đầu chế tạo 2 tàu sân bay lớp 50.000 tấn và một siêu tàu sân bay chạy năng lượng hạt nhân Ulyanovsk – có thể so sánh với tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.

Trong số 3 siêu tàu sân bay, chỉ có 1 tàu hoàn thành trước khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Con tàu hoàn chỉnh được Hải quân Nga kế thừa và vẫn còn phục vụ cho tới ngay nay dưới tên gọi tàu Đô đốc Kuznetsov.

Một tàu chưa hoàn thành được Trung Quốc mua lại, chỉnh sửa và biên chế trong hải quân với tên gọi tàu sân bay Liêu Ninh vào năm 2012.

Tàu Ulyanovsk bị Ukraine loại biên, nước này được “chia” phần khung thân con tàu chưa hoàn thành sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.

Là một lực lượng hùng mạnh trên bộ, Liên Xô có thể không bao giờ giành đủ nguồn lực để chế tạo một hạm đội tàu sân bay thực sự.

Thậm chí ngày nay, Nga cũng luôn có những lý do rõ ràng và hợp lý để chi tiêu cho Lục quân hay Không quân và cả vũ khí hạt nhân, chứ không phải cho Hải quân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Video: Tàu hộ vệ tên lửa Nga phóng tên lửa Kalibr tiêu diệt mục tiêu trên biển Caspi
Video: Tàu hộ vệ tên lửa Nga phóng tên lửa Kalibr tiêu diệt mục tiêu trên biển Caspi

VOV.VN - Quân khu miền Nam của Nga cho biết, tàu hộ vệ tên lửa Veliky Ustyug đã phóng tên lửa hành trình Kalibr-NK, đánh trúng mục tiêu giả định trển bờ biển đảo Chechen, ở vùng biển Caspi, trong cuộc diễn tập chiến thuật định kỳ ngày 7/10.

Video: Tàu hộ vệ tên lửa Nga phóng tên lửa Kalibr tiêu diệt mục tiêu trên biển Caspi

Video: Tàu hộ vệ tên lửa Nga phóng tên lửa Kalibr tiêu diệt mục tiêu trên biển Caspi

VOV.VN - Quân khu miền Nam của Nga cho biết, tàu hộ vệ tên lửa Veliky Ustyug đã phóng tên lửa hành trình Kalibr-NK, đánh trúng mục tiêu giả định trển bờ biển đảo Chechen, ở vùng biển Caspi, trong cuộc diễn tập chiến thuật định kỳ ngày 7/10.

Hải quân Nga phóng thành công tên lửa siêu thanh Zircon từ tàu ngầm hạt nhân
Hải quân Nga phóng thành công tên lửa siêu thanh Zircon từ tàu ngầm hạt nhân

VOV.VN - Các lực lượng vũ trang Nga đã thực hiện thành công vụ phóng tên lửa siêu thanh Zircon đầu tiên từ tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân. Tên lửa đánh trúng mục tiêu ở biển Barents.

Hải quân Nga phóng thành công tên lửa siêu thanh Zircon từ tàu ngầm hạt nhân

Hải quân Nga phóng thành công tên lửa siêu thanh Zircon từ tàu ngầm hạt nhân

VOV.VN - Các lực lượng vũ trang Nga đã thực hiện thành công vụ phóng tên lửa siêu thanh Zircon đầu tiên từ tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân. Tên lửa đánh trúng mục tiêu ở biển Barents.

Lập nhóm tác chiến săn tàu ngầm Nga, Mỹ không muốn bị đối thủ “thu hẹp khoảng cách”
Lập nhóm tác chiến săn tàu ngầm Nga, Mỹ không muốn bị đối thủ “thu hẹp khoảng cách”

VOV.VN - Hải quân Mỹ gần đây đã thông báo về việc thành lập một nhóm tác chiến gồm các tàu khu trục lớp Arleigh Burke để đối phó với mối đe dọa tàu ngầm của Nga ở Đại Tây Dương.

Lập nhóm tác chiến săn tàu ngầm Nga, Mỹ không muốn bị đối thủ “thu hẹp khoảng cách”

Lập nhóm tác chiến săn tàu ngầm Nga, Mỹ không muốn bị đối thủ “thu hẹp khoảng cách”

VOV.VN - Hải quân Mỹ gần đây đã thông báo về việc thành lập một nhóm tác chiến gồm các tàu khu trục lớp Arleigh Burke để đối phó với mối đe dọa tàu ngầm của Nga ở Đại Tây Dương.