Nga còn bao nhiêu tên lửa sau hàng loạt cuộc tập kích vào Ukraine?

VOV.VN - Câu hỏi về việc Nga còn lại bao nhiêu tên lửa đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi gay gắt suốt 3 tháng tháng qua, khi Nga bắt đầu tiến hành hàng loạt cuộc tấn công lớn vào mạng lưới năng lượng của Ukraine, với tần suất từ 1 đến 2 tuần một lần.

Nhận định của Phương Tây cho rằng Nga sắp cạn kiệt kho dự trữ tên lửa tiên tiến, có độ chính xác cao đã nhiều lần được phương tiện truyền thông đăng tải kể từ tháng 3/2022. Nhưng gần 11 tháng kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra, tên lửa của Nga vẫn tiếp tục dội xuống nhiều thành phố ở nước láng giềng.

Câu hỏi về việc Nga còn lại bao nhiêu tên lửa đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi gay gắt suốt 3 tháng  qua, khi Nga bắt đầu tiến hành hàng loạt cuộc tấn công lớn vào mạng lưới năng lượng của Ukraine, với tần suất từ 1 đến 2 tuần một lần. Trong các đợt tấn công này, Nga sử dụng nhiều tên lửa khác nhau, một số được cho là đã bị chỉnh sửa khác với mục đích sử dụng ban đầu và kết hợp với máy bay không người lái cảm tử do Iran cung cấp.  

Câu trả lời rõ ràng là không ai ngoài Nga có những con số chính xác về kho dự trữ và tốc độ sản xuất tên lửa. Ukraine và các nhà phân tích phương Tây đã đưa ra một số dữ liệu dựa trên những manh mối nhất định nhưng dữ liệu đó vẫn chưa được xác minh.  

Một số nhà quan sát cho rằng, khi triển khai chiến lược tấn công ồ ạt để phá hủy cơ sở hạ tầng và mục tiêu quân sự tại Ukraine, Nga đang "đốt cháy" kho tên lửa với tốc độ không bền vững. Nếu cứ tiếp tục hoạt động này, Moscow khó có thể duy trì được đà tấn công như hiện nay ngay cả khi họ tiếp tục sử dụng nguồn dự trữ chiến lược của mình.

Nhưng kho dự trữ tên lửa của Nga sẽ không cạn kiệt. Bởi cho đến thời điểm hiện tại, nước này vẫn có thể tiếp tục sản xuất những tên lửa hành trình hiện đại bất chấp lệnh trừng phạt. Bên cạnh đó, Moscow cũng đang có kế hoạch mua tên lửa và máy bay không người lái của Iran.

Tựu trung lại, Nga vẫn có thể thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa nhưng với tần suất ít hơn và khi đó, máy bay không người lái có thể phải thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn. Để đạt được các mục tiêu trong chiến dịch quân sự của mình là làm tê liệt hệ thống năng lượng để nhằm giảm sức chiến đấu của quân đội Ukraine – Nga cần phải duy trì các cuộc tấn công ở mức độ thường xuyên nhất có thể.

Đánh giá của Ukraine

Trước đó vào ngày 22/11/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã đăng tải một biểu đồ đánh giá chi tiết về tình hình dự trữ tên lửa của Nga. Biểu đồ cho thấy sự khác biệt trong kho vũ khí Nga vào ngày 23/2/2022 – trước thời điểm xung đột và ngày 18/11/2022.

Theo biểu đồ, Nga đã sử dụng tới 391 trong tổng số 500 tên lửa hành trình Kalibr và suốt thời gian đó, chỉ chế tạo được 120 tên lửa mới. Đối với tên lửa hành trình Kh-101, Nga đã sử dụng 132 tên lửa, còn lại 144 tên lửa trong kho dự trữ, với 120 quả mới được sản xuất.

Nga cũng sử dụng một nửa trong số 300 tên lửa hành trình Kh-555 và 16 trong số 42 tên lửa đạn đạo Kinzhal. Biểu đồ cũng cung cấp số liệu về các tên lửa khác như Kh-22 và Kh-32.

Tuy vậy, những số liệu này đã nhanh chóng trở nên lỗi thời khi Nga phóng hàng trăm tên lửa vào Ukraine trong suốt tháng 12. Trong một tuyên bố vào ngày 4/1, ông Vadym Skibitsky – người phát ngôn của Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine cho rằng Nga có đủ tên lửa tiên tiến để sử dụng cho ba cuộc tấn công lớn, nếu mỗi cuộc tấn công chỉ cần khoảng 80 tên lửa. Nhưng sau đó, họ sẽ phải dừng lại để chờ đợi các nhà máy sản xuất đủ tên lửa.

Giám đốc Tình báo Quân sự Ukraine Kyrylo Budanov cho rằng Nga hầu như không sản xuất thêm bất cứ tên lửa Iskander nào và tỷ lệ sản xuất tên lửa Kinzhal cũng khá thấp.

Phản ứng trước những lời đồn đoán trên, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev hồi tháng 12/2022 cho biết nước này sẽ đẩy mạnh sản xuất vũ khí thế hệ mới. Moscow tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ cạn kiệt tên lửa.

Trong tuần đầu tiên của năm 2023, Nga tiếp tục dội tên lửa xuống các thành phố của Ukraine. Kể từ đó đến nay, gần 2 tuần trôi qua, Nga vẫn chưa thực hiện cuộc tấn công lớn nào. Song, bà Natalia Humeniuk, phát ngôn viên lực lượng Ukraine ở miền nam cho rằng Nga có thể đang lên kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn khác.

Nga có đang cạn kiệt kho dự trữ tên lửa ở mức đáng lo ngại?

Theo giới phân tích, đánh giá của Ukraine không hoàn toàn chính xác bởi Kiev là một bên tham chiến và năng lực phòng thủ của họ phụ thuộc vào việc kiểm soát thông tin cũng như khả năng thu hút viện trợ quân sự từ các quốc gia khác. Vì vậy tình báo của Ukraine có thể đưa gia những đánh giá không mấy tích cực về tốc độ chế tạo tên lửa hành trình của Nga.

Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu cho thấy Nga đang dần cạn kiệt kho dự trữ tên lửa. Khi bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine, Moscow đã sử dụng những tên lửa hiện đại nhất với số lượng lớn. Theo thời gian, Nga bắt đầu triển khai những tên lửa cũ hơn có từ thời Liên Xô.

Phân tích của Quỹ Jamestown cho rằng, một số tên lửa của Liên Xô mà Nga sử dụng đã bị dừng sản xuất từ lâu, trong khi những tên lửa khác được sản xuất với tỷ lệ rất thấp. Các lực lượng Nga cũng sử dụng các tên lửa chống hạm như Onyx và tên lửa phòng không như S-300 để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Điều này cho thấy họ buộc phải sử dụng những gì sẵn có. Jamestown ước tính, năng lực sản xuất tối đa mối năm của Nga có thể không vượt quá con số 225 tên lửa, trong đó có tên lửa hành trình Onyx, Kalibr, Kh-101, 9M729 và Kh-59 và tên lửa đạn đạo Iskander-M. Theo Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu, Nga đang vận hành các nhà máy chế tạo tên lửa gần như toàn thời gian.

Ngoài tăng cường sản xuất trong nước, Nga cũng có kế hoạch mua tên lửa đạn đạo từ Iran. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết mối quan hệ của Nga với Iran đang trở thành một "mối quan hệ đối tác quốc phòng toàn diện". Tuy nhiên, Iran vẫn chưa chuyển giao tên lửa cho Nga do áp lực ngoại giao, mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt bổ sung và bất ổn trong nước.  

Linh kiện phương Tây vẫn tiếp tục chảy vào Nga

Những tên lửa hiện đại và chính xác cần phải có thiết bị điện tử tiên tiến. Phương Tây đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt để ngăn Moscow tiếp cận với công nghệ của họ. Mặc dù vậy, Nga vẫn tiếp tục gia tăng việc sản xuất. Công ty tình báo quốc phòng Janes nói với New York Times rằng Nga có thể đã dự trữ vi mạch trước tháng 2/2022.

Theo báo cáo của Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (Royal United Services Institute - RUSI), hơn 450 linh kiện do nước ngoài sản xuất đã được tìm thấy trong kho vũ khí của Nga ở Ukraine. Có thể Moscow đã mua những linh kiện này từ Mỹ, châu Âu và châu Á vào thời điểm trước cuộc xung đột. Ngoài ra, nhiều bộ phận của phương Tây cũng được tìm thấy trong máy bay không người lái Shahed của Iran.

Một số nhà quan sát cho rằng, Nga hoàn toàn có khả năng vượt qua các lệnh trừng phạt. Reuters trích dẫn hồ sơ hải quan của Nga cho thấy ít nhất 2,6 tỷ USD máy tính và các linh kiện điện tử khác đã chảy vào Nga trong năm 2022. Khoảng 777 triệu USD trong số này do các công ty phương Tây sản xuất.

Bên trung gian bao gồm các công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hong Kong và nhiều nơi khác. Một số tài liệu cho thấy, thậm chí nhiều lô hàng linh kiện được nhập trực tiếp từ EU. Ủy ban châu Âu đã không phản hồi về báo cáo của Reuters nhưng tuyên bố sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc.

Những thông tin trên cho thấy, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của phương Tây đã không đủ hiệu quả để ngăn Nga tiếp cận những công nghệ cần thiết để chế tạo tên lửa tiên tiến hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh xe tăng và thiết giáp di chuyển gần “chảo lửa” Bakhmut
Cận cảnh xe tăng và thiết giáp di chuyển gần “chảo lửa” Bakhmut

VOV.VN - Reuters ngày 13/1 đăng tải video cho thấy, nhiều xe tăng và xe bọc thép chạy dọc theo tuyến đường gần thành phố Bakhmut ở miền Đông Ukraine, nơi đang diễn ra giao tranh ác liệt giữa quân đội Nga và Ukraine.

Cận cảnh xe tăng và thiết giáp di chuyển gần “chảo lửa” Bakhmut

Cận cảnh xe tăng và thiết giáp di chuyển gần “chảo lửa” Bakhmut

VOV.VN - Reuters ngày 13/1 đăng tải video cho thấy, nhiều xe tăng và xe bọc thép chạy dọc theo tuyến đường gần thành phố Bakhmut ở miền Đông Ukraine, nơi đang diễn ra giao tranh ác liệt giữa quân đội Nga và Ukraine.

Ukraine củng cố tuyến phòng thủ gần biên giới Belarus phòng nguy cơ bị tấn công
Ukraine củng cố tuyến phòng thủ gần biên giới Belarus phòng nguy cơ bị tấn công

VOV.VN - Lực lượng bảo vệ biên giới Ukraine ngày 13/1 cho biết họ đang tích cực củng cố các vị trí phòng thủ để đẩy lùi bất kỳ cuộc tấn công nào có thể xảy ra từ nước láng giềng Belarus.

Ukraine củng cố tuyến phòng thủ gần biên giới Belarus phòng nguy cơ bị tấn công

Ukraine củng cố tuyến phòng thủ gần biên giới Belarus phòng nguy cơ bị tấn công

VOV.VN - Lực lượng bảo vệ biên giới Ukraine ngày 13/1 cho biết họ đang tích cực củng cố các vị trí phòng thủ để đẩy lùi bất kỳ cuộc tấn công nào có thể xảy ra từ nước láng giềng Belarus.

Đường ống dẫn khí đốt Baltic bất ngờ phát nổ, hàng trăm người sơ tán
Đường ống dẫn khí đốt Baltic bất ngờ phát nổ, hàng trăm người sơ tán

VOV.VN - Một đường ống dẫn khí đốt nối Litva và Latvia đã phát nổ hôm 13/1, làm bùng phát đám cháy lớn dữ dội, có thể quan sát được trong trong bán kính 17 km. Nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Litva đang điều tra nguyên nhân vụ nổ.

Đường ống dẫn khí đốt Baltic bất ngờ phát nổ, hàng trăm người sơ tán

Đường ống dẫn khí đốt Baltic bất ngờ phát nổ, hàng trăm người sơ tán

VOV.VN - Một đường ống dẫn khí đốt nối Litva và Latvia đã phát nổ hôm 13/1, làm bùng phát đám cháy lớn dữ dội, có thể quan sát được trong trong bán kính 17 km. Nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Litva đang điều tra nguyên nhân vụ nổ.

Thượng nghị sỹ Mỹ bất ngờ gọi binh sỹ Ukraine là "mối đe dọa"
Thượng nghị sỹ Mỹ bất ngờ gọi binh sỹ Ukraine là "mối đe dọa"

VOV.VN - Thượng nghị sỹ bang bảo thủ Oklahoma của Mỹ, ông Nathan Dahm đang tìm cách ngăn cản kế hoạch của Lầu Năm Góc về huấn luyện cho khoảng 100 binh sỹ Ukraine tại khu vực Fort Sill ở bang này.

Thượng nghị sỹ Mỹ bất ngờ gọi binh sỹ Ukraine là "mối đe dọa"

Thượng nghị sỹ Mỹ bất ngờ gọi binh sỹ Ukraine là "mối đe dọa"

VOV.VN - Thượng nghị sỹ bang bảo thủ Oklahoma của Mỹ, ông Nathan Dahm đang tìm cách ngăn cản kế hoạch của Lầu Năm Góc về huấn luyện cho khoảng 100 binh sỹ Ukraine tại khu vực Fort Sill ở bang này.