Những sự thật đáng kinh ngạc về quân đội Mỹ sau 20 năm chiến tranh

VOV.VN - Với các cuộc xung đột ở cả Iraq và Afghanistan, Mỹ hoặc đang rút quân hoặc đóng vai trò không tham chiến, nhiều người đang nhìn lại để xem Lực lượng vũ trang nước này đã thay đổi như thế nào kể từ sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.

Dữ liệu trực quan nhất đến từ USA Today, nguồn đã sử dụng dữ liệu 20 năm từ những cơ quan như Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, Dự án Chi phí Chiến tranh, Viện Watson, Đại học Brown và Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm. Những gì được công bố là sự tăng trưởng về phạm vi tiếp cận toàn cầu của quân đội Mỹ và mức chi tiêu quân sự đáng kinh ngạc. Dưới đây chỉ là một vài tiết lộ.

Mỹ có thể có 800 căn cứ quân sự trên khắp thế giới

Hình ảnh chính trên biểu đồ chuyên sâu của USA Today cho thấy sự phát triển của các căn cứ quân sự của Mỹ trên toàn thế giới và cùng với thứ tự mà chúng đã được mở kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Tại 85 quốc gia trong số đó, Mỹ đã tiến hành các hoạt động chống khủng bố.

Điều đáng kinh ngạc hơn là việc rà soát các tài liệu của Lầu Năm Góc, các nhà nghiên cứu đã có thể liệt kê 800 căn cứ quân sự hiện tại của Mỹ ở nước ngoài, David Vine của Đại học Mỹ cho biết.

Trong năm 2021, quân đội Mỹ đã tham chiến tại 8 quốc gia

Không có gì lạ khi xem các câu chuyện và báo cáo từ các chiến trường ở Iraq, Syria và Afghanistan, nhưng USA Today đưa tin rằng, vào tháng 2/2021, các lực lượng chiến đấu của Mỹ đã hoạt động tại 8 quốc gia trong tháng đó, nhiều hơn nhiều so với các phương tiện truyền thông thường đưa tin.

Có thể khiến nhiều người ngạc nhiên khi quân đội Mỹ cũng tích cực tham chiến ở Mali, Nigeria, Somalia, Kenya và Yemen. 

Mỹ cũng đang tiến hành các cuộc không kích hoặc dùng máy bay không người lái ở Libya và Pakistan trong khi tiến hành các hoạt động chống khủng bố trên khắp châu Phi, Nam và Trung Mỹ, và Đông Nam Á.

Đối thủ địa chính trị chính của Mỹ chỉ có một cơ sở ở nước ngoài

Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc đang xây dựng các căn cứ ở Pakistan và khu vực Vành đai Thái Bình Dương, điều này sẽ không có gì ngạc nhiên, vì các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ gây tranh cãi của họ ở Biển Đông, nhưng họ chỉ có một căn cứ quân sự nước ngoài được xác nhận - ở Djibouti, nơi Mỹ cũng vận hành một căn cứ quân sự.

Lực lượng Mỹ không chỉ ở Djibouti, họ còn đóng quân tại các căn cứ tại tám quốc gia xung quanh Djibouti, điều này có thể giúp kiềm chế việc mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi.

Cái giá của con người trong nhiều thập kỷ chiến tranh quá cao

Trong 20 năm sau vụ tấn công ngày 11/9 và hậu quả là Chiến tranh chống khủng bố toàn cầu, dân thường ở các quốc gia bị ảnh hưởng đã phải chịu gánh nặng về số người chết. Cuộc giao tranh đã cướp đi sinh mạng của hơn 335.000 dân thường. 259.000 kẻ khủng bố và các phần tử cực đoan khác cũng đã bị thiệt mạng.

Quân đội các quốc gia như Iraq và Afghanistan đứng thứ ba với 177.073 binh sĩ trong khi Đồng minh của Mỹ mất 12.468 quân. Mỹ đã chứng kiến 7.950 nhà thầu Mỹ và 7.104 binh sĩ thiệt mạng trong chiến dịch.

Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu tiêu tốn hơn 6.000 tỷ USD

Các cuộc chiến tranh đều tốn kém và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu (vẫn chưa kết thúc) cũng không ngoại lệ. Chỉ riêng Bộ Quốc phòng đã chi khoảng 1.900 tỷ USD để chống lại chủ nghĩa khủng bố. Bộ An ninh Nội địa đã chi ít nhất 1.000 tỷ USD, ngân sách của Bộ Quốc phòng đã tăng 803 tỷ USD trong 20 năm qua và chi phí chăm sóc các cựu chiến binh Mỹ tốn 437 tỷ USD.

Điều thực sự đáng kinh ngạc là khoản chi lớn thứ hai là khoản lãi ước tính dành cho việc vay tiền để chi trả cho chiến tranh, hiện đang khiến người dân Mỹ phải trả 925 tỷ USD tiền thuế.

Chiến tranh toàn cầu đang thay đổi

Bất chấp những tiến bộ trong công nghệ chiến tranh và uy quyền tối cao của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, các trận địa mới nhất không phải ở các địa điểm thực tế, chúng nằm trong không gian mạng và Mỹ đang gánh chịu tổn thất của các cuộc tấn công đó.

Mỹ vượt rất nhiều tất cả các nước về quốc phòng

Ngân sách được phân bổ cho Bộ Quốc phòng là 731,8 tỷ USD, vượt xa ngân sách quốc phòng của 10 quốc gia tiếp theo trong danh sách. Trên thực tế, tất cả họ sẽ phải tập hợp lại với nhau để chi một số tiền để cân bằng chi tiêu quốc phòng của Mỹ.

Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Saudi Arabia, Pháp, Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và Brazil chi tiêu bằng Lầu Năm Góc hàng năm, cho các hoạt động và phát triển. Khoản chi tiêu này của Mỹ thậm chí không phải lúc nào cũng tính đến chi tiêu bổ sung được Quốc hội phân bổ cho Bộ An ninh Nội địa hoặc Bộ Cựu chiến binh theo các chương trình khác có liên quan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quân đội Mỹ tấn công trở lại phiến quân Taliban để yểm trợ quân đội Afghanistan
Quân đội Mỹ tấn công trở lại phiến quân Taliban để yểm trợ quân đội Afghanistan

VOV.VN - Nhiều quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, quân đội Mỹ đã tiến hành 2 cuộc không kích nhằm vào Taliban trong đêm 22/7 nhằm yểm trợ lực lượng của chính phủ Afghanistan ở tỉnh Kandahar. Mỹ cũng tấn công các thiết bị của Taliban.

Quân đội Mỹ tấn công trở lại phiến quân Taliban để yểm trợ quân đội Afghanistan

Quân đội Mỹ tấn công trở lại phiến quân Taliban để yểm trợ quân đội Afghanistan

VOV.VN - Nhiều quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, quân đội Mỹ đã tiến hành 2 cuộc không kích nhằm vào Taliban trong đêm 22/7 nhằm yểm trợ lực lượng của chính phủ Afghanistan ở tỉnh Kandahar. Mỹ cũng tấn công các thiết bị của Taliban.

Quân đội Mỹ kết thúc sứ mệnh tại Afghanistan vào ngày 31/8 tới
Quân đội Mỹ kết thúc sứ mệnh tại Afghanistan vào ngày 31/8 tới

VOV.VN - Tổng thống Joe Biden cho biết sứ mệnh quân sự của Mỹ tại Afghanista sẽ kết thúc vào ngày 31/8 tới, kêu gọi các nhà lãnh đạo Afghanistan đoàn kết để ngăn chặn cuộc nội chiến và dẫn dắt đất nước trong tương lai. 

Quân đội Mỹ kết thúc sứ mệnh tại Afghanistan vào ngày 31/8 tới

Quân đội Mỹ kết thúc sứ mệnh tại Afghanistan vào ngày 31/8 tới

VOV.VN - Tổng thống Joe Biden cho biết sứ mệnh quân sự của Mỹ tại Afghanista sẽ kết thúc vào ngày 31/8 tới, kêu gọi các nhà lãnh đạo Afghanistan đoàn kết để ngăn chặn cuộc nội chiến và dẫn dắt đất nước trong tương lai. 

Quân đội Mỹ muốn sở hữu thêm UAV trinh sát trên bầu trời Thái Bình Dương
Quân đội Mỹ muốn sở hữu thêm UAV trinh sát trên bầu trời Thái Bình Dương

VOV.VN - Cả quân chủng không quân và hải quân của quân đội Mỹ đều nhất trí rằng họ đang có nhu cầu ngày càng tăng về máy bay không người lái (UAV), đặc biệt là ở Thái Bình Dương, dùng cho nhiệm vụ trinh sát và thu thập thông tin tình báo.

Quân đội Mỹ muốn sở hữu thêm UAV trinh sát trên bầu trời Thái Bình Dương

Quân đội Mỹ muốn sở hữu thêm UAV trinh sát trên bầu trời Thái Bình Dương

VOV.VN - Cả quân chủng không quân và hải quân của quân đội Mỹ đều nhất trí rằng họ đang có nhu cầu ngày càng tăng về máy bay không người lái (UAV), đặc biệt là ở Thái Bình Dương, dùng cho nhiệm vụ trinh sát và thu thập thông tin tình báo.

Quân đội Mỹ chưa đủ sức đương đầu cùng lúc với cả Trung Quốc và Nga
Quân đội Mỹ chưa đủ sức đương đầu cùng lúc với cả Trung Quốc và Nga

VOV.VN - Quỹ Di sản (Mỹ) cho rằng quân đội Mỹ không có đủ tài chính và nhân lực để bước vào một cuộc chiến trường kỳ với cả Nga và Trung Quốc.

Quân đội Mỹ chưa đủ sức đương đầu cùng lúc với cả Trung Quốc và Nga

Quân đội Mỹ chưa đủ sức đương đầu cùng lúc với cả Trung Quốc và Nga

VOV.VN - Quỹ Di sản (Mỹ) cho rằng quân đội Mỹ không có đủ tài chính và nhân lực để bước vào một cuộc chiến trường kỳ với cả Nga và Trung Quốc.

Chuyển giao quyền lực ở Afghanistan xa vời khi Taliban quyết giành chiến thắng quân sự
Chuyển giao quyền lực ở Afghanistan xa vời khi Taliban quyết giành chiến thắng quân sự

VOV.VN - Có nhiều dấu hiệu cho thấy lực lượng Hồi giáo Taliban đang muốn tranh thủ đà thắng lợi hiện nay để đánh "nốc ao" chính phủ Afghanistan về mặt quân sự, bất chấp việc Taliban từng cam kết sẽ đàm phán về chuyển giao quyền lực.

Chuyển giao quyền lực ở Afghanistan xa vời khi Taliban quyết giành chiến thắng quân sự

Chuyển giao quyền lực ở Afghanistan xa vời khi Taliban quyết giành chiến thắng quân sự

VOV.VN - Có nhiều dấu hiệu cho thấy lực lượng Hồi giáo Taliban đang muốn tranh thủ đà thắng lợi hiện nay để đánh "nốc ao" chính phủ Afghanistan về mặt quân sự, bất chấp việc Taliban từng cam kết sẽ đàm phán về chuyển giao quyền lực.

Liệu Trung Quốc có vượt được Mỹ và trở thành siêu cường thực sự trước khi già hóa?
Liệu Trung Quốc có vượt được Mỹ và trở thành siêu cường thực sự trước khi già hóa?

VOV.VN - Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và  tham vọng của Trung Quốc không dừng lại ở đó. Tuy nhiên, tốc độ già hóa dân số nhanh tại nước này được cho là sẽ khiến Trung Quốc khó có thể vượt Mỹ về kinh tế, ít nhất là cho tới năm 2050.

Liệu Trung Quốc có vượt được Mỹ và trở thành siêu cường thực sự trước khi già hóa?

Liệu Trung Quốc có vượt được Mỹ và trở thành siêu cường thực sự trước khi già hóa?

VOV.VN - Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và  tham vọng của Trung Quốc không dừng lại ở đó. Tuy nhiên, tốc độ già hóa dân số nhanh tại nước này được cho là sẽ khiến Trung Quốc khó có thể vượt Mỹ về kinh tế, ít nhất là cho tới năm 2050.

Toan tính chiến lược của Trung Quốc ở Djibouti (châu Phi) khiến Mỹ không yên
Toan tính chiến lược của Trung Quốc ở Djibouti (châu Phi) khiến Mỹ không yên

VOV.VN - Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc đầu tư mạnh và bài bản vào Djibouti - quốc gia nhỏ bé ở châu Phi nhưng lại có vị trí chiến lược lớn xét về mặt thương mại. Thế trận quân sự và kinh tế lợi hại của Trung Quốc ở đây khiến giới chức Mỹ thực sự quan ngại.

Toan tính chiến lược của Trung Quốc ở Djibouti (châu Phi) khiến Mỹ không yên

Toan tính chiến lược của Trung Quốc ở Djibouti (châu Phi) khiến Mỹ không yên

VOV.VN - Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc đầu tư mạnh và bài bản vào Djibouti - quốc gia nhỏ bé ở châu Phi nhưng lại có vị trí chiến lược lớn xét về mặt thương mại. Thế trận quân sự và kinh tế lợi hại của Trung Quốc ở đây khiến giới chức Mỹ thực sự quan ngại.

Nhức nhối tệ bắt nạt và đánh đập quân nhân nghĩa vụ quân sự trong quân đội Nga
Nhức nhối tệ bắt nạt và đánh đập quân nhân nghĩa vụ quân sự trong quân đội Nga

VOV.VN - Có thể bất ngờ với nhiều người nhưng có một sự thật là không hiếm quân nhân nghĩa vụ Nga bị bắt nạt và hành hạ tàn tệ ngay bên trong doanh trại quân đội.

Nhức nhối tệ bắt nạt và đánh đập quân nhân nghĩa vụ quân sự trong quân đội Nga

Nhức nhối tệ bắt nạt và đánh đập quân nhân nghĩa vụ quân sự trong quân đội Nga

VOV.VN - Có thể bất ngờ với nhiều người nhưng có một sự thật là không hiếm quân nhân nghĩa vụ Nga bị bắt nạt và hành hạ tàn tệ ngay bên trong doanh trại quân đội.