"Nóng" cuộc chạy đua giành vị thế thống lĩnh ở Thái Bình Dương

VOV.VN - Theo FAS, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu dữ liệu từ Cơ quan Tình báo Hải quân Mỹ, Washington đang lo ngại sâu sắc sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng của hạm đội tàu Trung Quốc.

Các quốc gia muốn kiểm soát Thái Bình Dương

Dù cho rằng Trung Quốc vẫn còn rất nhiều vấn đề và điểm yếu trong tổ chức hải quân, nhưng các chuyên gia Mỹ thừa nhận Bắc kinh đang có những bứt phá lớn. Tính đến đầu năm 2021, Trung Quốc có 333 tàu chiến so với 296 của Mỹ, dù đội tàu tấn công của Mỹ vẫn có chất lượng cao. Đến năm 2025, Trung Quốc sẽ có 400 tàu chiến và năm 2030 - 425 chiếc, chưa kể tàu ngầm. Các tàu tuần tra, tàu hộ tống và tàu khu trục nhỏ bảo vệ biên giới trên biển của Trung Quốc quá đủ để gây khó khăn cho các tàu ngầm hoạt động gần bờ biển nước này.

Sức mạnh nổi bật của Hải quân Mỹ là tàu tuần dương và tàu khu trục với sự hỗ trợ của tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân nhưng các tàu chiến khác của cũng là một lực lượng mạnh. Hiện Mỹ đang khẩn trương chuyển sang Thái Bình Dương, do không có kẻ thù thực sự ở Đại Tây Dương. Nhiệm vụ chính của Mỹ là cân bằng lực lượng tại khu vực Thái Bình Dương đầy căng thẳng. Đây là một nhiệm vụ rất nghiêm túc và Mỹ vẫn còn cơ hội để giải quyết.

Thậm chí nếu việc điều chuyển tàu và thủy thủ đoàn gây ra tình trạng quá tải tại các căn cứ của hạm đội trên Thái Bình Dương, điều đó vẫn sẽ phải được thực hiện, vì Hải quân Trung Quốc đang phát triển với nhiều tàu mới. Mỹ công nhận chất lượng tàu Trung Quốc sản xuất hiện nay gần tương đương với các mẫu của Mỹ. Mỹ có các đồng minh như Nhật Bản và Ấn Độ, nhưng không thể hoàn toàn dựa vào đồng minh trong khu vực, cho dù các bên đều có chung quan điểm Hải quân Trung Quốc là một mối đe dọa nghiêm trọng.

So sánh đơn thuần về thành phần định lượng và tổng tải trọng tàu Trung Quốc và Mỹ không hoàn toàn thực chất. Điều quan trọng là số lượng tàu tấn công có khả năng giải quyết các nhiệm vụ tác chiến trong khu vực và khả năng của các căn cứ hỗ trợ, sửa chữa và cung cấp cho các tàu này. Những con số liên quan đến Hải quân Mỹ không cho thấy Washington có lợi thế rõ ràng. Số lượng tàu mà hải quân có thể triển khai, trong trường hợp cần thiết, ít hơn đáng kể so với số liệu thống kê.

Nếu sử dụng cùng loại tàu tuần dương "Ticonderoga", thì trong số 22 chiếc còn lại, 10 chiếc sẽ bị loại biên trong vòng 6 năm tới. Các tàu tuần dương lớp này của Mỹ đi vào hoạt động từ năm 1993 và tàu mới nhất là 10 năm trước đó. Nếu so sánh "Ticonderoga" và tàu khu trục cùng loại thuộc Project 055 (Nga), rất khó để nói loại tàu nào vượt trội. Tàu Trung Quốc vừa mới hơn, vừa lớn hơn về lượng giãn nước và nhiều vũ khí hơn.

Trong mọi trường hợp, có 3 quốc gia muốn kiểm soát phần lớn, nếu không nói là toàn bộ khu vực Thái Bình Dương, và hai trong số ba quốc gia này là Nhật Bản và Trung Quốc. Người ta có thể nhắc thêm tới Hàn Quốc với hạm đội cũng đang phát triển rất năng động. Trong 10 năm qua, Hàn Quốc đã đưa vào trang bị 7 khinh hạm tên lửa, 3 tàu khu trục và 6 tàu ngầm. Nhưng trái ngược với Nhật Bản và Trung Quốc, Hàn Quốc không có tham vọng rõ rệt như vậy.

 

Còn Nga?

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã được trang bị 3 tàu hộ tống, 2 tàu ngầm hạt nhân thuộc dự án Borei, 2 tàu ngầm diesel-điện lớp Varshavyanka. Nga có quá ít tàu và lại cũ, dù nhiều tàu đang được đóng, nhưng nhìn chung, không có khả năng “ngồi cùng mâm”. Nga không còn được coi là một bên tham gia chính trị chính thức trên bàn cờ Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Nga không có lợi ích bên ngoài biên giới của Nga ở Thái Bình Dương, chỉ có một vấn đề liên quan tới Kuril.

Câu hỏi đặt ra: ai cần sự phân chia lại Thái Bình Dương này? Rốt cuộc, đây không phải là kênh đào Suez, không phải vịnh Ba Tư, không có khoáng sản cùng các tuyến đường vận chuyển đặc biệt… Trong mọi trường hợp, nếu có ai đó muốn chiến đấu để giành được ảnh hưởng và quyền kiểm soát Thái Bình Dương, thì đó không phải là Nga. Nhưng Nga có Nhật Bản ở bên cạnh, đang xây dựng quân đội và hải quân với những con tàu hoàn toàn mới. Tham vọng của Nhật Bản sớm hay muộn cũng sẽ hướng đến quần đảo Kuril và vì Trung Quốc, Nhật Bản sẽ làm bạn với Mỹ.

Người ta không nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, vì rõ ràng thế giới sẽ ở bên bờ vực của sự hủy diệt hoàn toàn. Một câu hỏi khác là liệu vì một vài hòn đảo có đáng để bắt đầu một Ngày Tận thế hạt nhân hay không? Không! Đó là lý do tại sao người Mỹ chuyển tàu đến Thái Bình Dương, mặc dù người ta có thể dễ dàng giải quyết bằng tàu ngầm tên lửa. Nhưng các tàu tàu ngầm có khả năng hủy hoại nền văn minh là một phương tiện tồi trong việc kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Washington nhận thức rõ điều này và Bắc Kinh cũng vậy, đó là lý do tại sao họ tiếp tục xây dựng hạm đội của mình.

Ngày nay ở Mỹ, người ta thực sự lo sợ rằng ngày mai Trung Quốc có thể thay đổi trật tự đã được thiết lập ở Thái Bình Dương, chính xác hơn, ở phần phía Tây. Đây là một kịch bản có thể xảy ra. Việc kiểm soát hàng hải trong khu vực này có thể gây thêm khó khăn cho một số nước vốn phụ thuộc rất nhiều vào vận tải biển. 1 tàu tuần dương cũ, 1 tàu khu trục cũ và 4 tàu chống ngầm cũ, những con số này không thể so sánh với hạm đội của các cường quốc hàng hải thực sự nhưng đây chính xác là những gì nước Nga đương đại hiện có ở Thái Bình Dương. Nga hy vọng tàu ngầm lớp "Borei" sẽ khiến Nhật “chùn bước” và 40 tàu khu trục Nhật Bản sẽ không đến quần đảo Kuril vì mục đích riêng. 

Nhìn nhận một cách khách quan, để cạnh tranh ở Thái Bình Dương, Nga cần một hạm đội hùng mạnh. Nhưng Moscow hiện chưa có một hạm đội như vậy./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc đua nguy hiểm dưới mặt nước ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Cuộc đua nguy hiểm dưới mặt nước ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

VOV.VN - Ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhiều nước quan tâm đến tàu ngầm hạt nhân cũng như tàu ngầm thông thường và hiện đang phát triển, thay thế hoặc mở rộng hạm đội tàu ngầm hiện có. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng tàu dưới mặt nước khiến cuộc cạnh tranh ngày càng nguy hiểm hơn.

Cuộc đua nguy hiểm dưới mặt nước ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Cuộc đua nguy hiểm dưới mặt nước ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

VOV.VN - Ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhiều nước quan tâm đến tàu ngầm hạt nhân cũng như tàu ngầm thông thường và hiện đang phát triển, thay thế hoặc mở rộng hạm đội tàu ngầm hiện có. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng tàu dưới mặt nước khiến cuộc cạnh tranh ngày càng nguy hiểm hơn.

Liên minh mới AUKUS - tiền đề cho một NATO ở Thái Bình Dương
Liên minh mới AUKUS - tiền đề cho một NATO ở Thái Bình Dương

VOV.VN - Thỏa thuận quốc phòng nhóm ba quốc gia - "Three Amigos" - được xem như việc thiết lập khuôn khổ cho một NATO ở Thái Bình Dương.

Liên minh mới AUKUS - tiền đề cho một NATO ở Thái Bình Dương

Liên minh mới AUKUS - tiền đề cho một NATO ở Thái Bình Dương

VOV.VN - Thỏa thuận quốc phòng nhóm ba quốc gia - "Three Amigos" - được xem như việc thiết lập khuôn khổ cho một NATO ở Thái Bình Dương.

Hai tàu chiến Anh rời cảng đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong 5 năm
Hai tàu chiến Anh rời cảng đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong 5 năm

VOV.VN - Các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh ngày 7/9 đã rời cảng Portsmouth, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ kéo dài 5 năm, đóng vai trò như “tai, mắt” của Anh trong khu vực từ bờ biển phía Tây Châu Phi đến phía bờ biển phía Tây nước Mỹ.

Hai tàu chiến Anh rời cảng đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong 5 năm

Hai tàu chiến Anh rời cảng đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong 5 năm

VOV.VN - Các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh ngày 7/9 đã rời cảng Portsmouth, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ kéo dài 5 năm, đóng vai trò như “tai, mắt” của Anh trong khu vực từ bờ biển phía Tây Châu Phi đến phía bờ biển phía Tây nước Mỹ.