Sức mạnh vũ khí Nga “không đe dọa ai”?

VOV.VN - Trong 10 năm tới, Nga sẽ chi khoảng 19.000 tỷ Ruble cho việc mua sắm, bảo dưỡng và phát triển các loại vũ khí và thiết bị quân sự.

Trong Thông điệp liên bang, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, đã đạt được nhiều mục tiêu, trong đó, có việc hiện đại hóa quân đội, đầu tư sản xuất nhiều loại vũ khí, nhất là “Bộ ba hạt nhân” gồm máy bay ném bom tầm xa, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược và lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa được tái vũ trang chuyên sâu cao nhất… Tính “bất khả chiến bại” đã giúp ông Putin tạo dựng hình ảnh về một chính trị gia mạnh mẽ, khẳng định chiến thắng “vang dội” của nước Nga sau nhiều năm đối mặt với bất ổn kinh tế và bước tiến chậm chạp về mặt quân sự.

Trong Thông điệp liên bang, Tổng thống Putin đã đưa các đoạn video mô phỏng các loại vũ khí mới tối tân của Nga. Ảnh: AP

Tên lửa hạt nhân RS-28 “Sarmat”

Đây là tên lửa hạt nhân mạnh và xa nhất được chế tạo để bảo đảm hiệu quả răn đe hạt nhân bằng thế mạnh chiến lược của Nga. Mỗi tên lửa có thể mang 10 - 16 đầu đạn. “Sarmat” có tốc độ tối đa 24.500 km/h, tầm bắn trên 11.000km. Sức nổ tương đương với 750 quả bom hạt nhân ném xuống Hiroshima. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với định vị vệ tinh GLONASS, trang bị động cơ đẩy PDU-99 và đầu đạn siêu thanh.

Siêu tên lửa đạn đạo RS-24 Yars

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-24 Yars có khả năng tấn công mạnh và linh hoạt. RS-24 Yars có thể mang theo 6 đầu đạn hạt nhân tấn công các mục tiêu độc lập. Ngoài ra tên lửa này có thể lẩn tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Nga xác định tên lửa đạn đạo RS-24 Yark sẽ trở thành lực lượng nòng cốt của thành phần mặt đất trong bộ ba hạt nhân của Nga.

Tên lửa hành trình siêu thanh Zircon

Dòng vũ khí này rất uy lực với khả năng siêu cơ động và tốc độ bay gấp 5 lần tốc độ âm thanh, có thể tấn công vào đối phương ở khoảng cách 800 - 1.000km và có thể xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa hiện có. Zircon có thể được trang bị trên nhiều dòng chiến hạm khác nhau, kể cả các loại tàu có lượng choán nước nhỏ khoảng vài trăm tấn. Với tên lửa Zircon, Nga đã tạo ra vũ khí bất đối xứng lợi hại khi sử dụng đạn tên lửa với chi phí thấp để tiêu diệt các chiến hạm đắt tiền của đối phương.

Tên lửa đạn đạo Bulava

Bulava được coi là quyền lực của Nga, được thiết kế dành riêng cho tàu ngầm hạt nhân lớp Borey và được xem là tên lửa hạt nhân tối tân nhất, vũ khí trụ cột trong kho hạt nhân của nước này. Tên lửa 3 tầng này có khả năng mang tới 10 đầu đạn độc lập và có tầm bắn lên đến 8.000 km. Một tên lửa có sức công phá gấp 100 lần vụ nổ phá hủy thành phố Hiroshima 1945, có thể phá hủy cả một quốc gia.

Tên lửa siêu thanh “Avangard”

Loại tên lửa này có khả năng đạt vận tốc nhanh gấp 20 lần vận tốc âm thanh, sử dụng các loại vật liệu composit, cho phép bay đường dài trong mọi điều kiện môi trường. Khối có cánh tàng hình, có thể phóng đến mục tiêu như một quả cầu lửa. Nhiệt độ bề mặt của tên lửa đạt đến 1.600ºC - 2.000ºC. “Avangard” trở thành hệ thống vũ khí “bất khả chiến bại” và là một mục tiêu “không thể chế ngự” đối với bất cứ hệ thống phòng thủ nào của Mỹ.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey - A

Đây là lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất của Nga, với chiều dài 170,5m, lượng giãn nước khi lặn 24 ngàn tấn, vận tốc 29 hải lý/giờ. Có 2 lò phản ứng hạt nhân OK-650M, 16 tên lửa RSM-56 Bulava, mỗi tên lửa chứa 10 đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ từ 150 kiloton, 6 ống phóng ngư lôi có thể phóng tên lửa chống tàu ngầm, phản đòn đối phương ở cự ly 45 km. Ngoài ra còn trang bị những tên lửa phòng không Igla có khả năng hạ các loại máy bay tầm thấp. Borey-A mang theo 107 thủy thủ và dự trữ hành trình 180 ngày.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2

Tu-160M2 là máy bay ném bom chiến lược kiềm chế hạt nhân, mang tên lửa hành trình tấn công tầm xa, đầu đạn thông thường và hạt nhân, hoạt động bên ngoài khu vực phòng không của đối phương. Tu-160M2 có động cơ thế hệ mới NK-32-02 tiết kiệm nhiên liệu và hiệu suất cao. Tốc độ tương đương tiêm kích, khả năng mang vũ khí lớn hơn cả B-52. Có 2 khoang vũ khí chứa 40 tấn bom, tên lửa. Mỗi chiếc có thể mang tới 16 tên lửa hành trình tầm xa Kh-101/102, có tầm phóng xa tới 5.500km.

Máy bay chỉ huy cảnh báo sớm thế hệ mới A-100 Premier

A-100 có khả năng quét 360 độ, trinh sát, phát hiện, theo dõi trên 300 mục tiêu, cả máy bay người lái, không người lái và các loại tên lửa hành trình ở bất kỳ độ cao nào, với phạm vi 600km. А-100 còn có thể xác định các mục tiêu trên mặt đất và trên mặt biển. Khi phát hiện được mục tiêu, sẽ chuyển số liệu tự động về trung tâm, chỉ huy tác chiến đồng loạt 10 máy bay chiến đấu và dẫn hướng tên lửa phòng không phối hợp tiêu diệt.

Máy bay không người lái (UAV)

Tập đoàn chế tạo máy bay MiG đang phát triển các loại máy bay UAV với khối lượng từ 1 đến 15 tấn, trong đó bao gồm phiên bản trinh sát và vũ trang đa năng, đáp ứng được nhiều nhiệm vụ khác nhau. Các mẫu UAV chia thành ba nhóm khác nhau dựa trên khối lượng rỗng. Phiên bản lớn nhất nặng gần gấp rưỡi một tiêm kích đa năng MiG-35.

Radar phát hiện mục tiêu tàng hình Struna-1

Struna-1 có thể coi là khắc tinh của các dòng máy bay tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ. Ra-đa Struna-1 có khả năng tổng hợp thông tin từ nhiều trạm thu phát khác nhau để định vị mục tiêu. Không chỉ đối phó tốt với các mục tiêu tàng hình, ra-đa Struna-1 có khả năng giám sát các mục tiêu có tiết diện phản xạ radar nhỏ như tên lửa hành trình và thiết bị lượn siêu thanh.

Hệ thống pháo - tên lửa phòng không Kashtan

Vũ khí “dao găm” của Nga được coi là khắc tinh của các loại máy bay. Nó cung cấp khả năng tự vệ cho các tàu mặt nước chống lại máy bay, tên lửa đối hạm hoặc tên lửa chống radar cũng như tác chiến chống các mục tiêu nhỏ ven bờ và trên biển. Vũ khí này được lắp đặt trên hàng không mẫu hạm Admiral Kuzetsov, tàu tuần dương tên lửa lớp Kirov, khinh hạm lớp Neustrashimyy của Hải quân Nga.

Vũ khí chùm Laser

Vũ khí sử dụng chùm laser để tiêu diệt tên lửa của đối phương thay cho phương thức sử dụng đạn tên lửa đánh chặn như hiện tại. Ngoài ra, vũ khí laser còn có khả năng tấn công mục tiêu chính xác cao hơn nhiều phương thức truyền thống. Trong Thông điệp liên bang, Tổng thống Putin nhấn mạnh việc Nga đã đạt được tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực vũ khí laser và những tổ hợp vũ khí loại này đã được chuyển giao cho Quân đội từ cuối năm 2017.

Trong 10 năm tới, Nga sẽ chi khoảng 19.000 tỷ Ruble cho việc mua sắm, bảo dưỡng và phát triển các loại vũ khí và thiết bị quân sự. Tất cả hoạt động chế tạo loại vũ khí mới đều được Nga thực hiện trong khuôn khổ những thỏa thuận hiện có. Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ nhằm đáp trả đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nga, bảo vệ lợi ích của mình và tôn trọng lợi ích của nước khác, xây dựng quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên khắp thế giới.

Sức mạnh quân sự gia tăng của Nga không đe dọa ai. “Chúng ta không có ý định dùng vũ khí để dọa, chiếm lấy bất kỳ cái gì của ai. Nước Nga có tất cả mọi thứ. Vũ khí của nước Nga là sự bảo đảm cho hòa bình trên hành tinh chúng ta”. Đó là lời khẳng định, trong Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga Putin được giới nghiên cứu và dư luận đặc biệt quan tâm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chờ đợi Thông điệp liên bang “phong cách” mới của Tổng thống Putin
Chờ đợi Thông điệp liên bang “phong cách” mới của Tổng thống Putin

VOV.VN - Đúng 12h ngày 1/3 (giờ Moscow), tức 16h (giờ Hà Nội), Tổng thống Putin sẽ đọc Thông điệp liên bang hàng năm trước hai Viện của Quốc hội liên bang Nga.

Chờ đợi Thông điệp liên bang “phong cách” mới của Tổng thống Putin

Chờ đợi Thông điệp liên bang “phong cách” mới của Tổng thống Putin

VOV.VN - Đúng 12h ngày 1/3 (giờ Moscow), tức 16h (giờ Hà Nội), Tổng thống Putin sẽ đọc Thông điệp liên bang hàng năm trước hai Viện của Quốc hội liên bang Nga.

Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga khiến Mỹ và Đức lo ngại
Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga khiến Mỹ và Đức lo ngại

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ lo ngại đối với việc Nga khoe các loại vũ khí hạt nhân của mình.

Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga khiến Mỹ và Đức lo ngại

Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga khiến Mỹ và Đức lo ngại

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ lo ngại đối với việc Nga khoe các loại vũ khí hạt nhân của mình.

Dư luận Nga về Thông điệp liên bang của Tổng thống Putin
Dư luận Nga về Thông điệp liên bang của Tổng thống Putin

VOV.VN - Trong thông điệp, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh "nước Nga còn nhiều vấn đề" và cảnh báo nguy cơ nước Nga "tụt hậu".

Dư luận Nga về Thông điệp liên bang của Tổng thống Putin

Dư luận Nga về Thông điệp liên bang của Tổng thống Putin

VOV.VN - Trong thông điệp, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh "nước Nga còn nhiều vấn đề" và cảnh báo nguy cơ nước Nga "tụt hậu".

Sau thông điệp của ông Putin, Nga khẳng định không chạy đua vũ trang
Sau thông điệp của ông Putin, Nga khẳng định không chạy đua vũ trang

VOV.VN - Phía Nga giải thích rằng các loại vũ khí mới được trình bày là đảm bảo duy trì sự ngang bằng về hạt nhân trên thế giới.

Sau thông điệp của ông Putin, Nga khẳng định không chạy đua vũ trang

Sau thông điệp của ông Putin, Nga khẳng định không chạy đua vũ trang

VOV.VN - Phía Nga giải thích rằng các loại vũ khí mới được trình bày là đảm bảo duy trì sự ngang bằng về hạt nhân trên thế giới.