Tại sao Ấn Độ lại cần các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và đặt cược vào Pháp?

VOV.VN - Càng ngày càng cảm thấy bị bao vây bởi Pakistan và Trung Quốc, và để chống lại một Trung Quốc đầy tham vọng với lực lượng hải quân đang được hiện đại hóa nhanh chóng, Ấn Độ phải khẩn trương tăng cường khả năng dưới nước của mình.

Chương trình tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ

Tàu ngầm có ý nghĩa sống còn đối với chiến lược từ chối trên biển của Hải quân Ấn Độ. Theo Chiến lược An ninh Hàng hải năm 2015, Hải quân Ấn Độ sẽ thực hiện việc từ chối trên biển như một biện pháp tấn công, nhằm hạn chế quyền tự do hành động của đối phương và bằng các phương pháp thích hợp cản trở mục đích triển khai và làm suy giảm hoạt động của chúng trong vùng biển được chỉ định.

Nhằm mục đích đó, Hải quân Ấn Độ sẽ chủ yếu sử dụng các tàu ngầm, lực lượng rất thích hợp để thực hiện các cuộc tấn công từ chối trên biển tại các khu vực, bao gồm các cửa ngõ tiếp cận bến cảng, các các tuyến thông tin biển (Sea Lanes of Communication - SLOC), và giữa đại dương. Bắc Kinh đang phát triển cảng Gwadar ở Balochistan như một phần của dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (China-Pakistan Economic Corridor - CPEC) nhằm phát triển một tuyến đường thay thế tới Trung Quốc đại lục vì họ tin rằng hạm đội tàu ngầm Ấn Độ có thể gây ra thiệt hại đáng kể.

Tàu ngầm cũng không thể thiếu đối với khả năng răn đe hạt nhân trên biển nhằm đảm bảo khả năng sống sót của vũ khí hạt nhân, giúp các quốc gia có thể gây ra sự hủy diệt một cách chắc chắn đối với kẻ thù của họ. Trên thực tế, các quốc gia như Pháp và Anh thậm chí không có khả năng răn đe hạt nhân trên đất liền và phụ thuộc chủ yếu vào khả năng răn đe hạt nhân trên biển thông qua các tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo (SSBN).

Hải quân Ấn Độ đã nói về nỗ lực hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm của mình trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, những nỗ lực đó đã bị đình trệ hết lần này đến lần khác, thiếu sự hỗ trợ từ các chính phủ kế nhiệm. Chỉ vào năm 1999, khi sự trỗi dậy của Trung Quốc, với hạm đội hải quân được tăng cường ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, trở thành hiện thực, Ấn Độ đã chú ý đến tàu ngầm. Chương trình chế tạo tàu ngầm 30 năm sau đó được lập kế hoạch để thay thế hạm đội tàu ngầm bằng các tàu được đóng gồm hai loại - P-75 (Scorpene) và P-75I.

Năm 2017, Bộ Quốc phòng đã đưa ra chính sách, theo đó một số công ty thuộc khu vực tư nhân được phép sản xuất vũ khí và trang bị, bao gồm cả tàu ngầm, theo mô hình hợp tác với các nhà sản xuất thiết bị gốc nước ngoài (Original Equipment Manufacturers - OEM). Mazgaon Dockyard Limited (MDL) và Larsen & Toubro do nhà nước điều hành là hai công ty Ấn Độ, đã được MOD đầu tư; 5 nhà cung cấp nước ngoài là Cục thiết kế Rubin của Nga, Tập đoàn Hải quân của Pháp, Navantia của Tây Ban Nha, ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS) của Đức và Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering của Hàn Quốc lọt vào danh sách rút gọn.

Theo kế hoạch, 6 tàu ngầm sẽ được chế tạo bằng công nghệ phương Tây, trong khi 1 tàu ngầm khác sẽ được chế tạo với sự hợp tác của Nga. Công việc chế tạo P-75 bắt đầu vào năm 2005, việc giao nó đã quá hạn từ lâu. Cho đến nay, chỉ có 3 chiếc Scorpene được giao, và 3 chiếc nữa dự kiến ​​sẽ được giao vào năm 2024. Mới đây, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê duyệt Dự án 75-I, theo đó 6 tàu ngầm với hệ thống đẩy không khí độc lập (Air Independent Propulsion - AIP) sẽ được đóng tại Ấn Độ.

Chú trọng tàu ngầm hạt nhân

Hạm đội tàu ngầm phi hạt nhân dưới nước của hải quân Ấn Độ bao gồm 10 tàu ngầm loại kilo của Nga và 4 tàu HDW của Đức. Các tàu ngày này đang mất dần ưu thế trong cuộc chạy đua hiện đại hóa nhanh chóng hải quân và phần lớn trong số chúng dự kiến ​​sẽ sớm ngừng hoạt động, gây thêm vấn đề cho Hải quân Ấn Độ. Theo ước tính, Ấn Độ cần khoảng 18 tàu ngầm thông thường để giám sát bờ biển, nhưng nước này có thể chỉ có 6 tàu ngầm cho nhiệm vụ này.

Với nhiệm vụ hải quân ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, hạm đội tàu ngầm của Ấn Độ quá nhỏ, gồm một SSBN (ISN Arihant), một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN - INS Chakra II, thuê từ Nga, vừa được trả lại), và 14 tàu ngầm tấn công diesel-điện (SSK). Tàu SSBN INS Arighat bản địa thứ hai của Ấn Độ dự kiến ​​sẽ gia nhập Hải quân Ấn Độ trong năm nay. Ấn Độ đã ký một thỏa thuận trị giá 3 tỷ USD (21.000 Rs crore) vào năm 2019 với Nga để thuê một tàu ngầm hạt nhân khác (được đổi tên thành Chakra-III) thuộc lớp Akula trong 10 năm, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ trước năm 2025.

Năm 2016, Arihant SSBN đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thành viên không thường trực duy nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chế tạo SSBN. Arihant được trang bị 12 tên lửa đạn đạo tầm ngắn K-15 với tầm bắn từ 700-1.000 km. Nó cũng có thể được điều chỉnh để phóng 4 tên lửa đạn đạo K-4 với tầm bắn từ 3.000-3.500 km. INS Arighat thứ hai dự kiến ​​sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2021. Được biết, Hải quân Ấn Độ hiện đang đóng thêm 2 chiếc SSBN lớp Arihant tại Visakhapatnam.

Rõ ràng, quốc gia Nam Á này cần nhiều tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hơn và điều đó giải thích sự cấp thiết việc sở hữu SSN, khi vào năm 2015, kế hoạch chế tạo 6 SSN đã được thông qua, mỗi chiếc có giá khoảng 15.000 Rs, 3 trong số đó, thuộc dạng ưu tiên. Các tàu ngầm diesel hoạt động bằng pin điện và chỉ có thể lặn trong nước vài ngày ở tốc độ chậm, hoặc vài giờ ở tốc độ tối đa. Điểm nhấn của tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là chúng hoạt động ở tốc độ cao trong thời gian dài với tầm hoạt động không giới hạn.

Không có nhiều thông tin về tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) do DRDO phát triển cho SSBN của Ấn Độ. Mặc dù tên lửa có khả năng hạt nhân tầm trung K15 Sagarika (tầm bắn 750 km) đã được phóng từ các dưới nước, nhưng vẫn chưa rõ liệu nó có phải là từ tàu ngầm hay không. Nhưng có thể chắc rằng các SSBN trong tương lai (ngoài Arighat, Ấn Độ đang chế tạo thêm 3 chiếc nữa, được đặt tên là S-2, S-3 và S-4 tại nhà máy đóng tàu Vadodara) sẽ được tích hợp tên lửa K-4 tầm trung (3.500 km) và K-5 tầm xa (6.000km).

Một SLBM tầm liên lục địa khác đang được DRDO phát triển là K-6 được cho là cung cấp cho SSBN khả năng tấn công tốt hơn và cho phép nó tránh xa bờ biển của kẻ thù. K-6 được cho là sẽ mang theo nhiều đầu đạn phân hướng để tấn công các mục tiêu độc lập (MIRV) giúp không bị đánh chặn. Ấn Độ cũng được cho là đang xây dựng căn cứ tàu ngầm bí mật trên Bờ Đông tại Rambilli - INS Varsha, có khả năng chịu được các cuộc tấn công hạt nhân, nằm cách Vishakhapatnam - trụ sở Bộ Tư lệnh Hải quân miền Đông - 60 km - là cơ sở hỗ trợ kỹ thuật cho các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai.

INS Varsha là câu trả lời cho căn cứ tàu ngầm hạt nhân dưới lòng đất của Trung Quốc tại Yalong trên cực nam của đảo Hải Nam, nơi đóng quân của các SSN lớp Thương và SSBN lớp Jin. Trung Quốc được cho là đã xây dựng sáu căn cứ như vậy ở bờ biển phía đông của mình và hơn 60 tàu ngầm Trung Quốc đã hoạt động ở đó.

Ấn Độ đặt cược vào Pháp

Tập đoàn Naval Group Pháp là ứng cử viên hàng đầu cho dự án SSN nhờ hai lợi thế. Thứ nhất, Ấn Độ đã có kinh nghiệm làm việc với Pháp – nước này đang đóng 6 tàu lớp Scorpène mới tại công ty Mazagon Dock Ltd. (MDL) thuộc sở hữu nhà nước ở Mumbai với sự hợp tác của Naval Group.

Chiếc đầu tiên trong số này - INS Kalvari, được đưa vào hoạt động cuối năm 2017; INS Khanderi (S22) được đưa vào hoạt động tháng 9/2019; INS Karanj (S23), INS Vela (S24) và INS Vagir (S25) đã được hạ thủy và hiện đang thử nghiệm trên biển; chiếc còn lại - INS Vagsheer, đang được xây dựng.

Thứ hai, Pháp là một trong những đồng minh đáng tin cậy nhất của Ấn Độ kể từ khi nước này đối mặt với các lệnh trừng phạt liên quan đến các vụ thử hạt nhân năm 1998. Không giống như Mỹ hoặc các nước châu Âu khác, Pháp chưa bao giờ sử dụng lệnh trừng phạt chống lại Ấn Độ - điều đóng vai trò rất lớn trong việc Ấn Độ chọn máy bay chiến đấu Rafale thay vì Eurofighter, F-16, và F-18 để “thay máu” lực lượng không quân của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu ngầm SSBN định hình cuộc cạnh tranh năng lực răn đe dưới biển giữa Mỹ và Trung Quốc
Tàu ngầm SSBN định hình cuộc cạnh tranh năng lực răn đe dưới biển giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ, Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác đang tăng cường xây dựng năng lực răn đe dưới biển, với việc sử dụng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN).

Tàu ngầm SSBN định hình cuộc cạnh tranh năng lực răn đe dưới biển giữa Mỹ và Trung Quốc

Tàu ngầm SSBN định hình cuộc cạnh tranh năng lực răn đe dưới biển giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ, Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác đang tăng cường xây dựng năng lực răn đe dưới biển, với việc sử dụng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN).

Tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm hay trong silo nguy hiểm hơn
Tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm hay trong silo nguy hiểm hơn

VOV.VN - Tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm và trong hầm silo đều mang lại sự hủy diệt và chết chóc, đều có tầm phóng khoảng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km; nguyên lý hoạt động của các phương tiện mang giống hệt nhau, tuy nhiên vị trí bố trí đóng vai trò quan trọng đối với chúng.

Tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm hay trong silo nguy hiểm hơn

Tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm hay trong silo nguy hiểm hơn

VOV.VN - Tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm và trong hầm silo đều mang lại sự hủy diệt và chết chóc, đều có tầm phóng khoảng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km; nguyên lý hoạt động của các phương tiện mang giống hệt nhau, tuy nhiên vị trí bố trí đóng vai trò quan trọng đối với chúng.

Ấn Độ chuẩn bị mở thầu đóng mới 6 tàu ngầm cho Hải quân
Ấn Độ chuẩn bị mở thầu đóng mới 6 tàu ngầm cho Hải quân

VOV.VN - Sau thời gian dài chờ đợi, ngày 4/6, Ấn Độ đã chính thức công bố tuyển chọn nhà thầu cho dự án đóng mới trong nước 6 tàu ngầm tàng hình thế hệ mới.

Ấn Độ chuẩn bị mở thầu đóng mới 6 tàu ngầm cho Hải quân

Ấn Độ chuẩn bị mở thầu đóng mới 6 tàu ngầm cho Hải quân

VOV.VN - Sau thời gian dài chờ đợi, ngày 4/6, Ấn Độ đã chính thức công bố tuyển chọn nhà thầu cho dự án đóng mới trong nước 6 tàu ngầm tàng hình thế hệ mới.