Tàu ngầm đáng sợ lớp Borei - nhân tố chính trong bộ 3 hạt nhân của Nga

VOV.VN - Tổng thống Nga và quân đội Nga đặt tin tưởng cao vào các tàu ngầm lớp Borei – bộ phận chủ lực của hạm đội Nga và bộ ba hạt nhân của nước này.

Hồi cuối tháng 12/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiện đại hóa quân đội Nga.

Tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh của Nga. Ảnh: Sputnik.

Ông Putin lưu ý: “Chúng ta đã làm được nhiều việc để hiện đại hóa năng lực hạt nhân và tên lửa của lực lượng vũ trang Nga. Việc này liên quan đến hải quân. Các tàu ngầm chiến lược mới với các tên lửa mới đang được đưa vào phục vụ”.

Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh rằng Nga đang tuân thủ nghiêm tất cả các cam kết quốc tế, bao gồm Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (START).

Tàu ngầm lớp Borei thứ 8 ra đời tại xưởng tàu Sevmash. Con tàu ngầm chiến lược mang đầu đạn mới này được đặt tên là Knyaz Pozharsky. Dự kiến đây là tàu cuối cùng trong series 8 tàu ngầm lớp Borei của hải quân Nga.

Trong các năm gần đây, Nga đã có nhiều nỗ lực xây dựng một hạm đội tàu ngầm hạt nhân tối tân.

Sức mạnh nổi trội của tàu ngầm lớp Borei

Về mặt năng lực chiến đấu, một tàu ngầm lớp Borei mạnh hơn cả một đội quân binh chủng hợp thành.

Tháng 1/2013, khi các tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp này được đưa vào hoạt động chính thức, Tổng thống Putin phát biểu: “Tàu Yuri Dolgorukiy là một tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới. Các tàu ngầm lớp này sẽ là một nhân tố quan trọng trong lực lượng chiến lược Nga và sẽ bảo đảm thế cân bằng sức mạnh toàn cầu và an ninh của Nga và các đồng minh”.

Kể từ thời kỳ đó, hải quân Nga đã tiếp nhận 3 tàu ngầm lớp Borei, là tàu Dolgorukiy, tàu Alexander Nevsky, và tàu Vladimir Monomakh.

Vào ngày 23/12/2016, thêm 4 tàu ngầm hiện đại lớp Borei-A nữa đã được chế tạo tại xưởng tàu Sevmash, bao gồm tàu Knyaz Vladimir, tàu Knyaz Oleg, tàu Tổng thống lĩnh Suvorov, và tàu Hoàng đế Alexander III.

Các tàu ngầm hạt nhân là nhân tố hiệu quả nhất, độc lập nhất và bí mật nhất trong bộ ba hạt nhân của Nga (gồm tên lửa phóng từ đất liền, máy bay ném bom chiến lược, và tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân - ND). Chúng không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và có thể đi xa được hàng trăm dặm tính từ bờ biển Nga.

Bắt đầu từ năm 2020, các tàu ngầm lớp Borei sẽ là nhân tố hải quân chính trong lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược Nga.

Tám tàu ngầm và 16 thủy thủ đoàn luân phiên sẽ duy trì sự hiện diện lâu dài và năng lực của Nga ở các khu vực đại dương khác nhau trên thế giới.

Cục thiết kế Rubin (Nga) đã thiết kế một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa lớp Borei (dự án 955A, Borei-M). Tàu có chiều dài gần 170m, rộng 13,5m và mức choán nước 24.000 tấn. Nó có thể mang được 16 đến 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava-30 và vài tên lửa hành trình.

Tên lửa Bulava-30 có tầm hoạt động tối đa là 8.000km. Nó có một động cơ nhiên liệu rắn và một thiết kế gọn gàng. Tên lửa có thể đạt tốc độ cao và có độ cơ động nổi bật. Nó có thể thắng thế trước các hệ thống phòng thủ tiên tiến.

Vào năm 2020, một hạm đội 8 tàu ngầm Borei và Borei-A sẽ có khả năng mang tới 148 tên lửa R-30 Bulava.

Một tàu ngầm lớp Borei cũng có 8 ống phóng ngư lôi phía trước cỡ 533mm, gần 40 quả ngư lôi, ngư lôi tên lửa và thủy lôi. Tàu cũng mang các thiết bị phòng thủ sonar.

Hệ thống sonar của Borei cho phép dò tìm tàu chiến đối phương ở cự ly xa hơn mức của các tàu ngầm lớp Virginia của hải quân Mỹ là 50%. Hệ thống này là một hệ phức hợp các thiết bị số cung cấp tính năng liên lạc, thu nhận và dò tìm mục tiêu, và một loạt các chức năng phụ trợ khác.

Tàu ngầm lớp Borei có thể lặn sâu tối đa là 480m. Nó chở được nguồn lương thực nuôi thủy thủ đoàn trong 90 ngày.

Về hệ thống hỗ trợ sự sống, tàu có thể vận hành độc lập trong nhiều thập kỷ. Số thủy thủ trên tàu lên tới 107 người.

So với các tàu ngầm Borei và Borei-A, tàu ngầm Borei-M (phát triển năm 2011) đã gia tăng năng lực tàng hình, hệ thống liên lạc và kiểm soát vũ khí hiện đại. Hiện cũng có kế hoạch hiện đại hóa toàn bộ dự án 955.

Công nghệ tối tân

Bất chấp các tuyên truyền thù địch trong giới chính trị và truyền thông phương Tây, nước Nga vẫn chứng tỏ được rằng ngành công nghiệp quốc phòng của họ có những công nghệ tiên tiến nhất, bao gồm công nghệ chế tạo tàu ngầm. Một số công nghệ chỉ có ở Nga mà không có ở các nước phát triển hơn về kinh tế.

Các thông số của tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh. Ảnh: Sputnik.

Phương Tây thường xuyên bày tỏ quan ngại về việc Nga đầu tư vào các công nghệ quốc phòng mới nhất. Tờ Business Insider đã xếp tàu ngầm lớp Borei vào trong nhóm “10 vũ khí tiên tiến đáng sợ nhất mà quân đội Nga sử dụng”.

Hiện nay trong hải quân Nga có 75 tàu ngầm thuộc các lớp khác nhau đang hoạt động. Chúng tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, bao gồm các bộ phận làm từ thép hợp kim đặc biệt và titan để tăng khả năng tàng hình, các hệ thống phóng tên lửa dưới nước đáng tin cậy và hệ thống sonar tinh vi.

Nga dự kiến phát triển được một tàu ngầm đa dụng thế hệ 5 vào năm 2020. Hơn nữa, tin tức cho hay vào cuối năm 2016, Nga đã thử nghiệm một ngư lôi hạt nhân có khả năng phóng năng lượng nhiệt hạch 100 megaton ở cự ly 10.000km./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu ngầm siêu thanh Trung Quốc chỉ mất 2 tiếng để tiếp cận bờ biển Mỹ?
Tàu ngầm siêu thanh Trung Quốc chỉ mất 2 tiếng để tiếp cận bờ biển Mỹ?

VOV.VN - Công nghệ mới tạo ra bong bóng khí quanh tàu ngầm, khiến tàu giảm hẳn lực cản của nước và di chuyển cực nhanh.

Tàu ngầm siêu thanh Trung Quốc chỉ mất 2 tiếng để tiếp cận bờ biển Mỹ?

Tàu ngầm siêu thanh Trung Quốc chỉ mất 2 tiếng để tiếp cận bờ biển Mỹ?

VOV.VN - Công nghệ mới tạo ra bong bóng khí quanh tàu ngầm, khiến tàu giảm hẳn lực cản của nước và di chuyển cực nhanh.

Bí mật về tàu ngầm hạt nhân Liên Xô K-278 dưới đáy đại dương
Bí mật về tàu ngầm hạt nhân Liên Xô K-278 dưới đáy đại dương

VOV.VN - Chiếc tàu ngầm Liên Xô K-278 có độ lặn sâu hơn hẳn tàu ngầm của đối thủ đương thời, vượt ngoài tầm lặn của ngư lôi địch.

Bí mật về tàu ngầm hạt nhân Liên Xô K-278 dưới đáy đại dương

Bí mật về tàu ngầm hạt nhân Liên Xô K-278 dưới đáy đại dương

VOV.VN - Chiếc tàu ngầm Liên Xô K-278 có độ lặn sâu hơn hẳn tàu ngầm của đối thủ đương thời, vượt ngoài tầm lặn của ngư lôi địch.

Tàu ngầm mini của Italy từng hạ gục các chiến hạm của hải quân Anh
Tàu ngầm mini của Italy từng hạ gục các chiến hạm của hải quân Anh

VOV.VN - Các tàu ngầm mini Maiale của phát xít Italy đã bí mật tiếp cận và gắn thủy lôi nam châm lên thân các chiến hạm của Anh trong Thế chiến 2.

Tàu ngầm mini của Italy từng hạ gục các chiến hạm của hải quân Anh

Tàu ngầm mini của Italy từng hạ gục các chiến hạm của hải quân Anh

VOV.VN - Các tàu ngầm mini Maiale của phát xít Italy đã bí mật tiếp cận và gắn thủy lôi nam châm lên thân các chiến hạm của Anh trong Thế chiến 2.

Buồng ngư lôi của tàu ngầm Lionfish Mỹ từng đánh đắm chiến hạm Nhật
Buồng ngư lôi của tàu ngầm Lionfish Mỹ từng đánh đắm chiến hạm Nhật

VOV.VN - Bên trong buồng ngư lôi của tàu ngầm Lionfish (hải quân Mỹ) có 24 trái ngư lôi với đầu đạn nặng 272kg.

Buồng ngư lôi của tàu ngầm Lionfish Mỹ từng đánh đắm chiến hạm Nhật

Buồng ngư lôi của tàu ngầm Lionfish Mỹ từng đánh đắm chiến hạm Nhật

VOV.VN - Bên trong buồng ngư lôi của tàu ngầm Lionfish (hải quân Mỹ) có 24 trái ngư lôi với đầu đạn nặng 272kg.

Khám phá khoang động cơ của tàu ngầm quân sự Lionfish
Khám phá khoang động cơ của tàu ngầm quân sự Lionfish

VOV.VN - Tàu ngầm quân sự vận hành bằng hệ thống động cơ như thế nào? Cùng khám phá buồng động cơ của tàu Lionfish (hải quân Mỹ).

Khám phá khoang động cơ của tàu ngầm quân sự Lionfish

Khám phá khoang động cơ của tàu ngầm quân sự Lionfish

VOV.VN - Tàu ngầm quân sự vận hành bằng hệ thống động cơ như thế nào? Cùng khám phá buồng động cơ của tàu Lionfish (hải quân Mỹ).