Trung Quốc thiếu tiền đóng tàu sân bay do cuộc chiến thương mại với Mỹ

VOV.VN - Hải quân Trung Quốc có tham vọng đóng tàu sân bay thứ 2, nâng kho hàng không mẫu hạm lên 3 chiếc. Nhưng dự án này đang gặp khó khăn lớn về tài chính.

Theo các nguồn tin quân sự Trung Quốc, dự án đóng tàu sân bay Kiểu 002 – tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc, đã bị chậm tiến độ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ và các cải cách quân sự của Trung Quốc đã làm giảm nguồn ngân sách cho dự án này.

Tàu sân bay Liêu Ninh - hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: Defense News.

Đánh giá trên xuất hiện chỉ một ngày sau khi Bắc Kinh xác nhận họ đang đóng tàu sân bay tự chế thứ 2 – đây là cũng là chiếc tàu thứ 3 trong kho tàu sân bay của Trung Quốc.

Các cắt giảm ngân sách cho dự án này cùng chi phí tăng cao trong việc phát triển chiến đấu cơ đã làm chậm dự án.

Tân Hoa xã thông báo trên “tiểu blog” của họ vào hôm 25/11 rằng dự án xây dựng “hàng không mẫu hạm mới” của Trung Quốc vẫn đang diễn ra. Chiếc tàu sân bay tự chế đầu tiên của Trung Quốc, Kiểu 001A, đã được hạ thủy vào tháng 4/2017.

Giới chuyên gia quân sự dự đoán tàu Kiểu 002 sẽ được bàn giao cho hải quân Trung Quốc vào ngày 1/10/2019 để kỷ niệm 70 năm ngày thành lập CHND Trung Hoa.

Chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, chiếc Liêu Ninh lớp Kuznetsov, được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc vào năm 2012 sau khi được mua từ Ukraine và chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện của Trung Quốc.

Chiến hạm mới nhất của Trung Quốc sẽ được gắn hệ thống phóng máy bay tân tiến nhất thế giới – một hệ thống điện từ được viết tắt là EMAL – cùng loại sử dụng trên siêu tàu sân bay USS Gerald Ford chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ.

EMAL có tác dụng giảm hao mòn và nứt rách cho máy bay và cho phép nhiều máy bay hơn được phóng đi trong thời gian ngắn hơn.

Các chuyên gia quân sự cho biết, dự án Kiểu 002 bị chậm lại do cắt giảm ngân sách và chi phí gia tăng trong việc phát triển chiến đấu cơ J-15 xuất phát từ tàu sân bay.

Một nguồn tin hải quân cho biết: “Trung Quốc cho tới nay vẫn chưa thể phát triển một máy bay tiêm kích (loại xuất kích từ tàu sân bay) hiện đại hơn và mạnh mẽ hơn thích hợp với tàu sân bay Kiểu 002”.

Báo South China Morning Post trước đó thông tin rằng theo một vài nguồn tin, Bắc Kinh đang phát triển một máy bay khác cho tàu sân bay để thay thế chiếc J-15, vốn đã có một loạt lỗi cơ khí và đã gặp phải một số tai nạn. Tất cả các máy bay J-15 đã không được cho cất cánh trong 3 tháng sau một vụ rơi máy bay này gây chết người vào năm 2016.

Một nguồn tin nội bộ trong các dự án tàu sân bay của Trung Quốc tiết lộ: “Một vấn đề khác làm chậm lại việc đóng tàu Kiểu 002 là tuổi thọ ngắn của động cơ J-15, mặc dù máy bay này được trang bị các động cơ hiện đại và mạnh mẽ WS-10H Taihang”.

Công nghệ turbine mới đã nâng tuổi thọ của các động cơ WS-10 từ 800 giờ bay lên 1.500 giờ bay nhưng như thế vẫn là quá nhỏ so với hơn 4.000 giờ bay của động cơ F414 của General Electric sử dụng trên máy bay F-18 Super Hornet chuyên xuất phát từ tàu sân bay Mỹ.

Trung Quốc có kế hoạch có được tới 4 nhóm tác chiến tàu sân bay hoạt động vào năm 2030, nhưng kế hoạch này có thể thay đổi do thu hẹp ngân sách.

Nguồn tin hải quân cho hay, Trung Quốc ý thức rất rõ về khoảng cách lớn giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Mỹ - lực lượng có tới 11 nhóm tác chiến tàu sân bay, trong đó 8 nhóm ở trong trạng thái sẵn sang chiến đấu bất cứ lúc nào./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh tàu sân bay Gerald R. Ford lớn nhất thế giới
Cận cảnh tàu sân bay Gerald R. Ford lớn nhất thế giới

VOV.VN - Tàu sân bay USS Gerald R. Ford là hàng không mẫu hạm mới nhất và lớn nhất của hải quân Mỹ. Nó cũng được coi là tàu sân bay lớn nhất thế giới.

Cận cảnh tàu sân bay Gerald R. Ford lớn nhất thế giới

Cận cảnh tàu sân bay Gerald R. Ford lớn nhất thế giới

VOV.VN - Tàu sân bay USS Gerald R. Ford là hàng không mẫu hạm mới nhất và lớn nhất của hải quân Mỹ. Nó cũng được coi là tàu sân bay lớn nhất thế giới.

Ảnh: Soi sức mạnh Chakri Naruebet-Tàu sân bay duy nhất của Đông Nam Á
Ảnh: Soi sức mạnh Chakri Naruebet-Tàu sân bay duy nhất của Đông Nam Á

VOV.VN - HTMS Chakri Naruebet là soái hạm của hải quân Thái Lan, nằm trong nhóm tàu sân bay hiện đại có kích thước nhỏ nhất hiện nay.

Ảnh: Soi sức mạnh Chakri Naruebet-Tàu sân bay duy nhất của Đông Nam Á

Ảnh: Soi sức mạnh Chakri Naruebet-Tàu sân bay duy nhất của Đông Nam Á

VOV.VN - HTMS Chakri Naruebet là soái hạm của hải quân Thái Lan, nằm trong nhóm tàu sân bay hiện đại có kích thước nhỏ nhất hiện nay.

Hình ảnh tàu sân bay duy nhất của hải quân Brazil và châu Mỹ Latin
Hình ảnh tàu sân bay duy nhất của hải quân Brazil và châu Mỹ Latin

VOV.VN - Ít nước trên thế giới đủ sức sở hữu tàu sân bay. Và Brazil là 1 trong số ít ỏi đó. Đây cũng là quốc gia Mỹ Latin duy nhất từng có hàng không mẫu hạm.

Hình ảnh tàu sân bay duy nhất của hải quân Brazil và châu Mỹ Latin

Hình ảnh tàu sân bay duy nhất của hải quân Brazil và châu Mỹ Latin

VOV.VN - Ít nước trên thế giới đủ sức sở hữu tàu sân bay. Và Brazil là 1 trong số ít ỏi đó. Đây cũng là quốc gia Mỹ Latin duy nhất từng có hàng không mẫu hạm.

Hình ảnh vũ khí và sinh hoạt trên tàu sân bay trực thăng Kaga của Nhật
Hình ảnh vũ khí và sinh hoạt trên tàu sân bay trực thăng Kaga của Nhật

VOV.VN - Loạt ảnh sau ghi lại hình cảnh các vũ khí và hoạt động thường nhật trên và trong tàu sân bay trực thăng Kaga của hải quân Nhật Bản.

Hình ảnh vũ khí và sinh hoạt trên tàu sân bay trực thăng Kaga của Nhật

Hình ảnh vũ khí và sinh hoạt trên tàu sân bay trực thăng Kaga của Nhật

VOV.VN - Loạt ảnh sau ghi lại hình cảnh các vũ khí và hoạt động thường nhật trên và trong tàu sân bay trực thăng Kaga của hải quân Nhật Bản.

Cận cảnh boong tàu sân bay Charles de Gaulle của hải quân Pháp
Cận cảnh boong tàu sân bay Charles de Gaulle của hải quân Pháp

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Pháp đã chi hơn 1 tỷ euro và dành nhiều thời gian để nâng cấp tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle. Trên tàu có nhiều máy bay Rafale.

Cận cảnh boong tàu sân bay Charles de Gaulle của hải quân Pháp

Cận cảnh boong tàu sân bay Charles de Gaulle của hải quân Pháp

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Pháp đã chi hơn 1 tỷ euro và dành nhiều thời gian để nâng cấp tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle. Trên tàu có nhiều máy bay Rafale.