Vì sao Iran can dự vào cuộc chiến chống IS ở Syria?

VOV.VN - Chuyên gia dự đoán rằng Iran lo ngại mất ảnh hưởng tại Syria nên phải gia tăng can dự vào cuộc chiến chống IS ở đây.

VOV.VN xin giới thiệu bài viết của cây bút J. Matthew McInnis:

***

Hiện các lực lượng quân sự tham chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria gồm có Không quân Nga, Quân đội Syria, Hezbollah và lực lượng dân quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) huấn luyện và lãnh đạo.

Lực lượng dân quân Basij của Iram. Ảnh: Islamic Counterterrorism.

Mục tiêu của Nga rõ ràng hơn khi họ hỗ trợ chính quyền Syria tiêu diệt các phiến quân IS, còn bản chất các hoạt động can dự của Iran “vẫn là điều bí mật” với các chuyên gia phân tích quân sự quốc tế.

Phủ nhận can thiệp quân sự trực tiếp

Iran được cho là đã gửi một lực lượng khoảng 2.000 quân gồm các binh lính của Iran và các chiến binh “dân quân do Iran hậu thuẫn” tới các mặt trận ở Syria trong các tuần gần đây. Về mặt chính thức Iran tiếp tục khẳng định các lực lượng của nước này ở Syria chỉ là các cố vấn chứ không phải là bộ binh chiến đấu. Điều này là một thực tế đối với sự can dự của Iran vào cuộc nội chiến Syria kể từ khi nó nổ ra vào năm 2011.

Những chỉ huy nhiều kinh nghiệm và đội ngũ nhân sự giàu chuyên môn từ các lực lượng đặc nhiệm, bộ binh và các nhóm “dân quân” Basij của IRGC – những chuyên gia về tác chiến ủy nhiệm, chống nổi dậy và các chiến dịch bán vũ trang – đã giúp tái thiết lực lượng an ninh của Syria thành một đội quân kết hợp giữa lực lượng chính quy và lực lượng dân quân, được hỗ trợ bởi quân Hezbollah Lebanon và các lực lượng dân quân hồi giáo dòng Shiite khác từ Afghanistan và Iraq.

Mặc dù vậy, các lực lượng của Iran hiếm khi tham chiến thực sự trên chiến trường. Cả Iran và Nga đều cần “thiết lập các bước đi mới’ để lãnh đạo và thúc đẩy bước tiến của quân đội Syria ở mặt trận Aleppo (thành phố lớn thứ hai của Syria) và các mặt trận khác. Tuy nhiên, những báo cáo gần đây của giới chuyên gia tiếp tục cho rằng các lực lượng IRGC mới cũng tham gia chiến đấu trực tiếp trên chiến trường Syria.

Những báo cáo về thiệt hại quân số gia tăng gần đây của IRGC và các thành viên Basij rõ ràng liên quan đến các đơn vị lực lượng tham gia chiến đấu trên chiến trường cho thấy “Iran ít nhất đã thẳng thắn hơn trong việc công bố số quân thương vong của mình” trên mặt trận chống IS ở Syria.

Các lãnh đạo ở Iran cũng đang “bóng gió” về sự thay đổi vai trò của Iran trong cuộc chiến ở Syria, mặc dù vẫn tiếp tục khẳng định các lực lượng của Iran chỉ tham gia với vai trò là cố vấn. Trong khi đó, các quan chức quân sự cấp cao khác đã tuyên bố rằng Iran có thể sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự ở Syria nếu nhận được yêu cầu từ chính quyền nước này hoặc từ Nga.

Tại sao can dự trực tiếp vào cuộc chiến chống IS?

Thứ nhất, điều này sẽ thể hiện sự phát triển mang tính lịch sử (có lẽ là cả một sự thay đổi) trong học thuyết quân sự. Lần đầu tiên kể từ chiến tranh Iran – Iraq vào những năm 1980, các đơn vị IRGC có thể hành động với vai trò là lực lượng viễn chinh (tham gia chiến đấu ở nước ngoài) hơn là chỉ tham gia các sứ mệnh cố vấn, huấn luyện và ủy nhiệm.

Thứ hai, điều đó cho thấy “chiều sâu các vấn đề mà Iran và Syria phải đối mặt trong việc huy động một lực lượng đáp ứng được yêu cầu bảo vệ lãnh thổ ‘có thể phòng thủ’ của Syria”. Mặc dù Iran không muốn mở rộng sự hiện diện các chiến binh IRGC ở Syria, “có thể không còn lựa chọn nào khác nữa”. Việc triển khai một lực lượng “tương đối nhỏ” IRGC có thể là bài thuốc thử cho một kịch bản “huy động lực lượng lớn hơn trong trường hợp cần thiết”.

Thứ ba, điều đó phản ánh những yêu cầu về mặt chiến dịch và chiến lược từ phía Nga.

Về mặt chiến dịch, Nga có thể trông cậy vào các lực lượng mới của Iran để đảm bảo cho một chiến thắng trên chiến trường trước khi can dự bằng lực lượng không quân. Về mặt chiến lược, Nga cũng có thể có có đối tác khác ngoài Iran... Sự tăng cường can dự của Iran tại Syria có thể là giải pháp ứng phó trước những quan ngại mất kiểm soát về mặt chiến lược vào phía Nga, đồng thời cũng là nỗ lực nhằm đảm bảo “sức nặng của Iran trên bàn đàm phán”./.

>> Xem thêm: Nước cờ hiểm của nước Nga ở Syria

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tướng Iran bị IS sát hại tại Syria
Tướng Iran bị IS sát hại tại Syria

VOV.VN - Tướng Hamadani Tư lệnh lực lượng vệ binh Iran hiện đang làm cố vấn cho chính phủ Syria đã bị nhóm phiến quân IS tự xưng sát hại.

Tướng Iran bị IS sát hại tại Syria

Tướng Iran bị IS sát hại tại Syria

VOV.VN - Tướng Hamadani Tư lệnh lực lượng vệ binh Iran hiện đang làm cố vấn cho chính phủ Syria đã bị nhóm phiến quân IS tự xưng sát hại.

Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran
Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran

VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953.

Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran

Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran

VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953.

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria
Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.

Liệu Nga có đủ sức duy trì chiến dịch quân sự ở Syria?
Liệu Nga có đủ sức duy trì chiến dịch quân sự ở Syria?

VOV.VN - Máy bay Nga gầm rú mỗi đêm đi đánh IS. Nga sẽ duy trì chiến dịch bao lâu và liệu nó có tạo được chuyển biến lớn trong cuộc chiến chống IS ở Syria?

Liệu Nga có đủ sức duy trì chiến dịch quân sự ở Syria?

Liệu Nga có đủ sức duy trì chiến dịch quân sự ở Syria?

VOV.VN - Máy bay Nga gầm rú mỗi đêm đi đánh IS. Nga sẽ duy trì chiến dịch bao lâu và liệu nó có tạo được chuyển biến lớn trong cuộc chiến chống IS ở Syria?

Nga không kích hiệu quả, “chiếu bí” Mỹ và NATO trong ván cờ Syria
Nga không kích hiệu quả, “chiếu bí” Mỹ và NATO trong ván cờ Syria

VOV.VN- Thời điểm Mỹ và NATO có thể “tự sắp đặt bàn cờ” toàn cầu đã qua sau khi Nga không kích cực kỳ hiệu quả tại Syria, đẩy Mỹ và NATO vào thế bí.

Nga không kích hiệu quả, “chiếu bí” Mỹ và NATO trong ván cờ Syria

Nga không kích hiệu quả, “chiếu bí” Mỹ và NATO trong ván cờ Syria

VOV.VN- Thời điểm Mỹ và NATO có thể “tự sắp đặt bàn cờ” toàn cầu đã qua sau khi Nga không kích cực kỳ hiệu quả tại Syria, đẩy Mỹ và NATO vào thế bí.