Vũ khí Nga khiến Mỹ đau đầu khi tìm kiếm đối tác chống Trung Quốc

VOV.VN - Các nỗ lực của Mỹ nhằm xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Ấn Độ có thể đối mặt với thử thách vào cuối năm nay khi New Dehli tiếp nhận hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Cơn đau đầu của Tổng thống Biden

Truyền thông Nga dẫn lời Đại sứ Ấn Độ tại Nga cho biết, New Dehli sẽ tiếp nhận hệ thống S-400 đầu tiên vào cuối năm 2021. Ấn Độ đã công bố ý định mua S-400 vào năm 2015 và ký hợp đồng mua 5 hệ thống này vào năm 2018.

Hệ thống S-400 mà Nga cho biết có thể tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và vũ khí siêu thanh chuẩn bị được bàn giao cho Ấn Độ trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này và Trung Quốc leo thang tại khu vực biên giới. Sau các cuộc đụng độ nghiêm trọng giữa quân đội hai nước tại khu vực biên giới trên dãy Himalaya hồi tháng 6/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã hối thúc Moscow đẩy nhanh tiến độ giao hàng.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn chưa đưa ra quan điểm công khai về việc có hay không áp đặt biện pháp trừng phạt đối với thương vụ mua vũ khí của Ấn Độ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã thảo luận về vấn đề này với người đồng cấp Ấn Độ vào tháng 3/2021 nhưng ông cho biết các biện pháp trừng phạt không được đề cập đến.

“Chúng tôi hối thúc các đồng minh và đối tác tránh xa vũ khí của Nga và tránh những thỏa thuận mua bán có thể khiến Mỹ phải áp đặt các biện pháp trừng phạt”, ông Austin cho biết trong chuyến thăm New Dehli ngày 20/3.

Ông Austin nói thêm: “Chưa có hệ thống S-400 nào được chuyển giao cho Ấn Độ vì thế vấn đề trừng phạt không được thảo luận ở đây”.

Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn chưa thực hiện bất cứ “cuộc đối thoại bổ sung nào với Ấn Độ về hợp đồng mua S-400 của nước này” kể từ chuyến thăm của ông Austin, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết. Theo nguồn tin này, hiện tại, Lầu Năm Góc đang tập trung giúp đỡ Ấn Độ đối phó với làn sóng dịch Covid-19 thứ 2.

Quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ ngày càng trở nên nồng ấm hơn trong thời gian gần đây bởi mối lo ngại chung về sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Dù 2 bên tăng cường hợp tác quân sự, nhưng Ấn Độ vẫn tìm cách duy trì quan hệ với Nga. Điều này phản ánh lập trường “tự chủ chiến lược” mà New Dehli theo đuổi từ trước đến nay.

Mặc dù các biện pháp trừng phạt đối với thương vụ mua hệ thống S-400 của Ấn Độ không được đề cập trong chuyến thăm của Bộ trưởng Austin, nhưng chúng được cho là rào cản đối với nỗ lực của Washington nhằm xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với New Dehli.

Ông Joe Felter – cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ  đặc trách khu vực Nam Á nhận xét rằng: “Chúng ta cần tránh các biện pháp trừng phạt bởi nó sẽ làm suy yếu quan hệ giữa hai nước”. Song ông nhấn mạnh: “Ấn Độ cũng cần phải hiểu rõ những lo lắng của Mỹ. Thay vì mua vũ khí của Nga, họ nên tìm mua khí tài quân sự của Mỹ bởi điều đó không chỉ giúp nước này đầu tư vào các trang thiết bị quốc phòng có chất lượng mà còn giúp củng cố quan hệ song phương”.

Nhiều nhà phân tích nhận định, Ấn Độ có thể phản đối các biện pháp trừng phạt của Mỹ, coi đó là sự can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.

Ông Nandan Unnikrishnan, thành viên của tổ chức nghiên cứu Observer Research Foundation ở New Delhi cho rằng: “Trong một vài năm tới tôi không nghĩ Ấn Độ sẽ thực hiện những nỗ lực nhằm loại bỏ mối quan hệ quốc phòng với Nga”.  

Chi tiêu quân sự của Ấn Độ có thể giảm hoặc được phân bổ cho nhiều nhà cung cấp hơn trong thời gian tới nhưng New Dheli vẫn sẽ mua một số khí tài thiết yếu của Nga vì chúng không sẵn có ở bất cứ nơi nào khác, chuyên gia Unnikrishnan nhấn mạnh.

 Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí truyền thống lớn nhất của Ấn Độ. Ứớc tính trong hệ thống phòng thủ của nước này có khoảng 60% là vũ khí Nga. Ấn Độ cũng đặt mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn với sự hợp tác từ Nga. Hai bên đã ký kết các thỏa thuận sản xuất tên lửa Brahmos, xe tăng T-90 và máy bay chiến đấu Su-30 cho mục đích thương mại.

Thông thường đối với thương vụ mua vũ khí lớn của Nga như thương vụ S-400, Ấn Độ sẽ bị Mỹ lập tức áp đặt cấm vận phạt theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua Lệnh trừng phạt (CAATSA) vốn được thông qua vào năm 2017. Tuy nhiên, Mỹ đến nay mới chỉ đưa ra một số lời đe dọa mà chưa áp dụng bất cứ biện pháp trừng phạt nào với nước này.

Trừng phạt Ấn Độ sẽ mang lại chiến thắng lớn cho Nga

Trong bài bình luận trên tạp chí Foreign Policy, Thượng nghị sĩ Todd Young, thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho rằng nếu chính quyền Biden áp đặt các biện pháp trừng phạt với Ấn Độ liên quan đến thương vụ S-400 thì điều này sẽ làm suy yếu hai mặt trận chiến lược của Mỹ vào thời điểm vô cùng quan trọng và mang lại chiến thắng địa chiến lược cho Nga.

Theo ông, các lệnh trừng phạt sẽ khiến quan hệ giữa Washington và New Dehli leo thang căng thẳng, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng của nhóm Bộ Tứ nhằm hình thành một mặt trận thống nhất đối phó Trung Quốc.

“Hành động này không có tác dụng ngăn cản việc Ấn Độ mua hệ thống S-400 của Nga. Với chính sách tự chủ chiến lược của Ấn Độ cùng quan hệ truyền thống giữa nước này với Nga, bất cứ lệnh trừng phạt nào cũng sẽ bị khuếch đại và bị các nhân vật cứng rắn tại Ấn Độ sử dụng làm cái cớ để phản đối sự gắn kết chặt chẽ hơn với phương Tây”, ông Todd Young cho biết.

“Hơn nữa, Nga có thể lợi dụng lệnh trừng phạt để đóng vai trò là một đối tác quân sự đáng tin cậy của Ấn Độ. Nghịch lý ở đây là, trừng phạt New Dehli vì thương vụ mua hệ thống phòng thủ của Nga lại tạo ra chiến thắng địa chiến lược cho Nga”.

Thượng nghị sĩ Todd Young đã hối thúc chính quyền Biden miễn trừ đạo luật CAATSA cho Ấn Độ: “Bằng cách miễn trừ CAATSA và cho phép Ấn Độ mua vũ khí của Nga, chính quyền Biden có thể gửi tín hiệu rõ ràng rằng Trung Quốc mới là mối đe dọa địa chiến lược chính đối với Mỹ. Nhà Trắng sau đó nên ưu tiên dùng lời nói và hành động để củng cố quan hệ với các quốc gia quan trọng nhằm đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Nếu làm như vậy, tất cả các thành viên trong nhóm Bộ Tứ sẽ được hưởng lợi”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ tính dùng lực lượng tàu ngầm Nhật Bản tạo gọng kìm siết chặt hải quân Trung Quốc
Mỹ tính dùng lực lượng tàu ngầm Nhật Bản tạo gọng kìm siết chặt hải quân Trung Quốc

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, việc kiểm soát các hiểm lộ trên biển có thể là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Nhật Bản cho liên minh do Mỹ dẫn đầu trong cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc. 

Mỹ tính dùng lực lượng tàu ngầm Nhật Bản tạo gọng kìm siết chặt hải quân Trung Quốc

Mỹ tính dùng lực lượng tàu ngầm Nhật Bản tạo gọng kìm siết chặt hải quân Trung Quốc

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, việc kiểm soát các hiểm lộ trên biển có thể là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Nhật Bản cho liên minh do Mỹ dẫn đầu trong cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc. 

Mỹ cải tổ lực lượng đặc nhiệm để đối phó với mối đe dọa từ Nga, Trung Quốc
Mỹ cải tổ lực lượng đặc nhiệm để đối phó với mối đe dọa từ Nga, Trung Quốc

VOV.VN - Quyết định cải tổ đã phản ánh chiến lược rộng lớn hơn của Lầu Năm Góc nhằm ưu tiến đối phó với Nga và Trung Quốc – hai quốc gia đang nhanh chóng phát triển các lực lượng quân đội và nỗ lực mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu.

Mỹ cải tổ lực lượng đặc nhiệm để đối phó với mối đe dọa từ Nga, Trung Quốc

Mỹ cải tổ lực lượng đặc nhiệm để đối phó với mối đe dọa từ Nga, Trung Quốc

VOV.VN - Quyết định cải tổ đã phản ánh chiến lược rộng lớn hơn của Lầu Năm Góc nhằm ưu tiến đối phó với Nga và Trung Quốc – hai quốc gia đang nhanh chóng phát triển các lực lượng quân đội và nỗ lực mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu.

Nga-Ấn Độ thiết lập cơ chế Đối thoại “2+2”, gửi thông điệp ngầm đến Mỹ và Trung Quốc
Nga-Ấn Độ thiết lập cơ chế Đối thoại “2+2”, gửi thông điệp ngầm đến Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Chuyên gia Kupriyanov nhấn mạnh, Đối thoại 2+2 có thể coi là một công cụ hiệu quả để Nga và Ấn Độ giải quyết những hiểu lầm và hợp tác trong các lĩnh vực mà cả hai nước cùng quan tâm.

Nga-Ấn Độ thiết lập cơ chế Đối thoại “2+2”, gửi thông điệp ngầm đến Mỹ và Trung Quốc

Nga-Ấn Độ thiết lập cơ chế Đối thoại “2+2”, gửi thông điệp ngầm đến Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Chuyên gia Kupriyanov nhấn mạnh, Đối thoại 2+2 có thể coi là một công cụ hiệu quả để Nga và Ấn Độ giải quyết những hiểu lầm và hợp tác trong các lĩnh vực mà cả hai nước cùng quan tâm.

Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự tại Bắc Cực, sẵn sàng thách đấu Nga -Trung Quốc
Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự tại Bắc Cực, sẵn sàng thách đấu Nga -Trung Quốc

VOV.VN - Trước tham vọng của Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực, quân đội Mỹ thời gian gần đây đã công bố 1 chiến lược nhằm đảm bảo ưu thế quân sự của Washington ở khu vực này.

Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự tại Bắc Cực, sẵn sàng thách đấu Nga -Trung Quốc

Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự tại Bắc Cực, sẵn sàng thách đấu Nga -Trung Quốc

VOV.VN - Trước tham vọng của Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực, quân đội Mỹ thời gian gần đây đã công bố 1 chiến lược nhằm đảm bảo ưu thế quân sự của Washington ở khu vực này.